Luận Văn Học thuyết Mác và vấn đề hoàn thiện các yếu tố của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Học thuyết Mác và vấn đề hoàn thiện các yếu tố của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay



    1. Quan niệm duy vật về lịch sử trong triết học của C.Mác được coi là bước ngoặt có tính cách mạng trong toàn bộ lịch sử triết học của nhân loại, trong đó có quan điểm về sự tồn tại và vận động của xã hội. Cùng với lập trường duy vật biện chứng lấy thế giới để giải thích sự tồn tại và phát triển của chính nó, C.Mác và người cộng sự của ông - Ph.Ăngghen còn trình bày những quan niệm duy vật về lịch sử, khẳng định xã hội là xã hội của con người, con người xuất hiện và tạo ra xã hội của họ, gắn liền với các hoạt động sản xuất vật chất. Chính sản xuất xã hội của con người với năng lực, trình độ, cơ chế hợp tác khác nhau là những yếu tố căn bản nhất đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra các chế độ xã hội khác nhau cũng như sự khác biệt giữa chúng.
    Bằng phương pháp biện chứng và lập trường duy vật về lịch sử, C.Mác, lần đầu tiện trong lịch sử triết học, đã trình bày những nhận thức khoa học về lịch sử, xã hội qua học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Theo đó, loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển cao thấp khác nhau, với những tiêu chí, tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng tiêu chuẩn cơ bản nhất để nhận biết, phân biệt các chế độ xã hội khác nhau chính là dựa vào sự khác nhau thông qua các yếu tố cấu thành trong quan hệ về hình thái kinh tế - xã hội, một xã hội cụ thể trong một giai đoạn với một phương thức sản xuất đặc trưng (với một lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp); một xã hội với cơ sở hạ tầng nhất định và kiến trúc thượng tầng phù hợp.
    Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội được C.Mác trình bày không phải là sản phẩm của óc tưởng tượng thuần tuý, nó được ông nhận thức, kế thừa, phát hiện và khái quát từ chính đời sống của xã hội. Ông đưa ra một kết luận khái quát có tính khoa học rằng, sự vận động của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Với óc khái quá hoá và trừu tượng hoá độc đáo, C.Mác vạch rõ tính quy luật và quy luật vận động, phát triển của một số hiện tượng xã hội cấu thành trong sản xuất, trong sinh hoạt xã hội và hoạt động của thể chế.
    Cùng với phát hiện có tính lịch sử về sự vận động của các hình thái kinh tế - xã hội, với phương pháp luận đi từ trừu tượng đến cụ thể, từ khái quát đến các yếu tố của sự vật và hiện tượng, C.Mác đã kế thừa các học thuyết triết học xã hội trước đó và khẳng định rằng, phương thức sản xuất ra của cải vật chất của con người là những yếu tố quan trọng và quyết định nhất, đồng thời là tiêu chí cơ bản thể hiện trình độ của tiến bộ xã hội, phân biệt các chế độ xã hội khác nhau. Với phương pháp luận này, C.Mác không dừng lại ở việc nhận thức vai trò to lớn của phương thức sản xuất đối với lịch sử, mà còn tiếp tục “giải phẫu” cấu trúc của phương thức sản xuất. Ông chỉ ra rằng, phương thức sản xuất xã hội là sự thống nhất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, các yếu tố này tác động biện chứng lẫn nhau; trong đó, lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định còn quan hệ sản xuất cũng có tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất. Sự tác động biện chứng giữa chúng là quy luật cơ bản, xuyên suốt toàn bộ lịch sử vận động và phát triển của các phương thức sản xuất cho đến ngày nay và nó vẫn hoàn toàn đúng, nếu chúng ta xem xét ở bất kỳ quốc gia nào. Với phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, bằng những sự kiện của lịch sử trong sản xuất xã hội và các quá trình xã hội khác, chúng ta có thể làm sáng tỏ thêm rằng, chính mối quan hệ, sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quyết định sự phát triển của các phương thức sản xuất và do vậy, quyết định sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử.
    Triết học tiến bộ phải có vai trò to lớn, mà như C.Mác khẳng định, đó là chức năng cải tạo thế giới. Vậy, lý luận của C.Mác về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và mối quan hệ biện chứng giữa chúng có đóng góp gì cho viêc phát triển nền sản xuất xã hội, mang lại sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội của Việt Nam ngày nay? Đây là vấn đề rộng lớn mà trong bài viết này, tác giả chỉ trình bày một số nội dung cơ bản trong sự vận dụng quan điểm của C.Mác về lực lượng sản xuất vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế và hội nhập của Việt Nam.
    2. Như đã nêu trên, vấn đề lực lượng sản xuất xã hội là một trong những nội dung trọng yếu trong triết học xã hội của C.Mác, đồng thời cũng là một trong những tiêu chí phân biệt nhận thức sự vận động xã hội của những người mácxít với các quan điểm triết học xã hội khác. Triết học Mác coi lực lượng sản xuất là yếu tố năng động nhất trong các yếu tố cấu thành phương thức sản xuất xã hội, quyết định xu hướng, tốc độ, nhịp độ vận động của các quan hệ sản xuất. Cho đến nay, quan điểm đúng đắn đó vẫn còn nguyên giá trị, đồng thời là cơ sở nhận thức và khảo cứu thực tiễn, xem xét những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng.


     
Đang tải...