Luận Văn Học thuyết Mác - LêNin.

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Học thuyết Mác - LêNin.



    Lời nói đầu
    Từ khi ra đời cho đến nay, lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Cuộc đấu tranh đó trước hết xuất phát từ việc lý giải vấn đề căn nguyên của thế giới.
    Đứng trước vô số các sự vật, hiện tương, quá trình của thế giới xung quanh, các nhà triết học đều đưa ra câu hỏi cái gì đã tạo ra chúng. Trong rất nhiều ý kiến khác nhau đó, tập trung lại có hai ý kiến đối lập nhau.
    Có loại ý kiến cho rằng, cái sinh ra là các sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng của thế giới xung quanh chúng ta là tinh thần. Quan điểm này là quan điểm duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng tư duy, ý thức của con người là xuất phát điểm, là nguyên nhân, cội nguồn của mọi sự vật, hiện tượng. Chúng chẳng qua chỉ là những phức hợp của các cảm giác, tư giác . của chúng ta mà thôi. Còn chủ nghĩa duy tâm khách quan thì luận giải rằng, có một thực thể tinh thần tồn tại trước thế giới vật chất, tư nhiên, xã hội và con người là ý niệm tuyệt đối. Đối lập với chủ nghĩa duy râm là chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật cho rằng thế giới này là vật chất, vật chất là cơ sở tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng, mọi sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ra chỉ là sự biểu hiện các dạng khác nhau của vật chất đang vận động Quan điểm duy vật. Đối với chủ nghĩa duy vật nói chung, phạm trù vật chất là phạm trù xuất phát, cơ bản, trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống triết học của mình.
    Có rất nhiều quan điểm về vật chất và ý thức khác nhau nhưng học thuyết Mác - Lênin về vật chất và ý thức là học thuyết tiên tiến nhất, toàn diện, hoàn chỉnh nhất. Đến nay, chưa có học thuyết nào khoa học và cách mạng, cũng như đi sâu vào lòng người và trở thành hiện thực sinh động trong cuộc sống của nhiều người như học thuyết Mác - LêNin. Chúng ta cùng nghiên cứu về vấn đề này.




    II. Nội dung:
    1. Học thuyết về vật chất

    a) Quan điểm về vật chất trong triết học trước Mác:
    Ở thời kỳ cổ đại, các nhà triết học duy vật cổ đại thường coi vật chất là một vật thể nào đó, cụ thể, mang lại tính trục quan cảm tính, có thể là vật thể hữu hình. Xu hướng chung của các nhà triếy học thời kỳ này là như vậy và cho rằng các vật thể đó là những đơn vị cuối cùng, tạo ra tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
    * Các quan điểm:
    - Quan điểm nhất nguyên: Là quan điểm xuất phát từ nhận thức trực quan sinh động, cảm tính, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng và quá trình của thế giới đều được bắt nguồn từ một nguyên thể đầu tiên rõ rệt.
    - Quan điểm đa nguyên thể:
    Do một số nhà triết học cho rằng, thế giới sự vật, hiện tượng do một số yếu tố vật chất đầu tiên tạo thành. Chẳng hạn: Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Empeđôclơ và trường phái triết học không chính thống Lôkayata ở Ấn Độ cổ đại cho rằng bốn yếu tố: đất, nước, lửa, không khí sinh ra mọi vật. Bốn căn nguyên đó là tồn tại vĩnh viễn, không tự sinh ra, không tự mất đi.
    Quan điểm đa nguyên thể giải thích rằng sự biến đổi của giới tự nhiên là do sự kết hợp khác nhau của những yếu tố vật chất đầu tiên. So với quan điểm nhất nguyên thể thì quan điểm đa nguyên thể là một bước tiến nhất định trong quá trình nhận thức về vật chất.

    b - Định nghĩa vật chất (theo quan điểm Lê - Nin)
    Vật chất được Lê Nin theo và viết về vật chất trong tác phẩm “VI. Lê Nin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ M. 1890”.
    Lê Nin đã bác bỏ quan điểm của các nhà triết học trước và chỉ ra rằng: không phải “vật chất tiêu tan mất”, mà chỉ có giới hạn hiểu biết của con người về vật chất là tiêu tan, nghĩa là cái mất đi không phải là vật chất, mà chỉ là giới hạn của nhận thức của con người về tổ chức, kết cấu của nó mà thôi.
    Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên và phê phán chủ nghiã duy tâm triết học, Lê Nin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện sâu sắc và khoa học về phạm trù vật chất.
    “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

     
Đang tải...