Tiểu Luận Học thuyết mác- lênin về con người và vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỠ ĐẦU



    Đất nước Việt Nam với một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá, sau ngày thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhân dân ta bước vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội với một nền nông nghiệp lạc hậu và bao nhiêu là tàn tích của chiến tranh để lại, bên cạnh đó nước ta còn phải bị sự bao vây cấm vận của các thế lực thù địch hòng chống phá để làm suy yếu công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

    Nhìn lại qúa trình cách mạng Nhân dân ta đã cống hiến không biết bao nhiêu là công sức để đổi lấy lại Độc lập Tự do cho dân tộc.

    Ngày nay từ quá độ đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội là một qúa trình dài có thể nói đầy gian nan thử thách với một nền kinh tế nhiều thành phần đang vận hành theo cơ chế thị trường và với xu thế hội nhập kinh tế thế giới có thể nói đây là thời cơ song nó cũng là nguy cơ thách thức.

    Từ những vấn đề nêu trên trong khi đất nước ta đang trong quá độ và cũng là trong qúa trình xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì thế đòi hỏi khách quan đặc ra là phải có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhà nước và sự đóng góp của Nhân dân từ mọi phương diện. Nhằm tạo thành một sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công định hướng đề ra. Vì thế trong mỗi công cuộc cách mạng thì vai trò quần chúng Nhân dân là vấn đề cực kỳ quan trọng.

    Học thuyết Mác- Lênin là thế giới quan khoa học là phương pháp luận cho con người về thế giới. Với một phương pháp biện chứng và khoa học đã chỉ rõ quần chúng Nhân dân là một lực lựơng sản xuất vật chất sáng tạo. Các giá trị văn hoá tinh thần là lực lượng cơ bản cho mỗi cuộc cách mạng xã hội. Đó là cơ sở lý luận khoa học giúp cho các Đảng giai cấp vô sản nhận thức và xây dựng một đường lối đúng đắn trong mỗi công cuộc cách mạng.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh Người sáng lập và tôi luyện Đảng ta lúc còn sống hoạt động cách mạng Người thường dạy “ Dễ trăm lần không dân cũng khó, khó vạn lần dân liệu cũng song”.

    Ngày nay trong qúa trình đổi mới. Đường lối của Đảng ta nhất quán không định Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xác định mục tiêu đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội là vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

    Chính vì những vấn đề đã như nêu trên một lần nữa Đảng ta đã khẳng định con đường và mục tiêu cao cả mà Đảng ta và Nhân dân đã chọn. Xác định rõ sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Nhân dân.

    Xuất phát từ học thuyết Mác- Lênin về con người, về vai trò quần chúng Nhân dân là một vấn đề cực kỳ quan trọng có ý nghĩa cho việc đề ra các chủ trương nghị quyết của Đảng và nhà nước. Vấn đề cơ bản là phải xuất phát từ lợi ích của Nhân dân, do dân, vì dân. Và phải Xác định rằng Nhân dân là nền tảng là động lực là lực lượng cơ bản cho mỗi qúa trình cách mạng.

    Với ý nghĩa và tầm quan trọng như đã nêu trên. Từ nhận thức của bản thân tôi chọn đề tài này viết Tiểu luận nhằm nâng cao cho bản thân về tư duy nhận thức, hiểu rõ hơn nữa những quan điểm đường lối của Đảng ta về nguồn lực con người, về sự nghiệp cách mạng của quần chúng Nhân dân và khẳng định rằng Bài học “ Lấy dân làm gốc” của Đảng ta một quan điểm toàn diện có tác động to lớn cho trước mắt và lâu dài xuyên suốt trong qúa trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

    Trên cơ sở đó bản thân sẽ ra sức phấn đấu hơn nữa góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung và nói riêng là ở địa phương cơ sở. Trong việc phát triển kinh tế xã hội xây dựng đời sống Nhân dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...