Luận Văn Học thuyết Keynes và những vấn đề kích cầu nhằm chống suy giảm kinh tế ở nước ta

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 29/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Học thuyết Keynes và những vấn đề kích cầu nhằm chống suy giảm kinh tế ở nước ta


    Tóm tắt. Học thuyết Keynes được trình bày trong cuốn sách: lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ. Trong đó, ông phê phán quan điểm của trường phái cổ điển về kinh tế thị trường tự điều tiết, theo đó, không có khủng hoảng và thất nghiệp, nhưng trên thực tế khủng hoảng và thất nghiệp luôn thường trực. Theo Keynes, sở dĩ có khủng hoảng và thất nghiệp là do thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Học thuyết Keynes nhấn mạnh tới tổng cầu của nền kinh tế vì ông cho rằng sự giảm sút của tổng cầu là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng. Vì vậy, cần phải nâng cao tổng cầu để kích thích kinh tế. Các công cụ kinh tế chủ yếu để điều tiết nhằm nâng cao tổng cầu là chính sách khuyến khích đầu tư, công cụ tài chính và chính sách tài khoá, công cụ tiền tệ và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, sự can thiệp thái quá từ phía Nhà nước cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực, ví dụ như gánh nợ tài chính, tình trạng lạm phát với những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Đó là những cảnh báo về mặt tiêu cực của việc áp dụng học thuyết Keynes. Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hoàn toàn có thể vận dụng tư tưởng của Keynes để điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô. Hiện nay, khủng hoảng tài chính đang tác động toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Để chống suy giảm kinh tế, Việt Nam cần tập trung vào những giải pháp cấp bách nhằm nâng cao tổng cầu, đó là những giải pháp về kích cầu tiêu dùng và kích cầu đầu tư.







    1. Học thuyết Keynes đề cao vai trò Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô


    John Maynard Keynes (1883 - 1946) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Ông là giáo sư

    hội Kinh tế Hoàng gia Anh. Ông cũng là người có công trong việc sáng lập ra Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
    Tác phẩm nổi tiếng của ông: Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ (The genenal theory of employment, interest and
    (1)

    Trường Đại học Cambridge và là chủ bút tờ

    money)

    được xuất bản năm 1936. Tác phẩm



    Tạp chí Kinh tế (Economic Journal). Ông là một chuyên gia về tài chính và tiền tệ trong Bộ tài chính Anh và giữ vai trò chủ chốt trong việc hình thành mọi chủ trương, chính sách của Hiệp

    này xuất hiện trong bối cảnh nền kinh tế thế
    giới vừa trải qua cuộc đại khủng hoảng trầm trọng (1929 - 1933). Cuốn sách đã làm cho ông trở nên nổi tiếng và được ví như một cuộc cách



    mạng trong lịch sử tư tưởng kinh tế ở các nước phương Tây.
    Trong tác phẩm đó, ông đã phê phán quan điểm của phái cổ điển, phái tân cổ điển về tự điều tiết của cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa
    - cho rằng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là mô hình kinh tế tự động tăng trưởng, không có khủng hoảng và thất nghiệp. Đồng thời Keynes đã nêu ra quan điểm mới về khủng hoảng, thất nghiệp và vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước.
    Keynes quan niệm: số lượng người làm việc trong mỗi xí nghiệp, mỗi ngành cũng như trong toàn bộ nền kinh tế sẽ tuỳ thuộc vào doanh số mà các nghiệp chủ dự kiến thu được từ việc bán sản lượng tương ứng với số lao động được sử dụng đó và họ sẽ cố gắng tối đa hoá lợi nhuận.
    Khi số lượng việc làm tăng lên dẫn tới tổng thu nhập thực tế của xã hội tăng lên và điều này dẫn tới tiêu dùng của xã hội tăng lên.
    Tuy nhiên, do rất nhiều yếu tố tác động, các doanh nghiệp có thể thu hẹp sản xuất, dẫn tới việc một bộ

    khớp nhất thời và do tự nguyện. Như vậy, theo họ mô hình kinh tế thị trường tự do cạnh tranh là tối ưu.
    Nhưng thực tế vận động của nền kinh tế thị trường tư bản đã bác bỏ điều đó. Các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp diễn ra, tình trạng thất nghiệp diễn ra phổ biến và tất cả những điều đó luôn thường trực đe doạ chủ nghĩa tư bản. Quan điểm của Keynes là đối lập với quan điểm của phái cổ điển, vốn cho rằng: để chống đỡ khủng hoảng và thất nghiệp đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước, thông qua đó để nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế, kích thích tiêu dùng, khuyến khích doanh nhân đầu tư và kinh doanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...