Thạc Sĩ Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    Mở đầu 5
    Chương 1 : Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội - cơ sở khoa học của sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam . 13
    1.1. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong nhận thức xã hội và xu thế chủ nghĩa xã hội của thời đại 13
    1.1.1. Giá trị và ý nghĩa thời đại của học thuyết HTKT-XH . 13
    1.1.2. Học thuyết HTKT-XH trong nhận thức xu thế CNXH của thời đại hiện nay 29
    1.2. Quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự lựa chọn hợp quy luật của Việt Nam . 48
    1.2.1. Lựa chọn CNXH là phù hợp với quy luật phát triển của các HTKT-XH 48
    1.2.2. Lựa chọn CNXH là phù hợp với đặc điểm của thời đại hiện nay 54
    1.2.3. Lựa chọn CNXH là phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam . 57
    Kết luận chương 1 . 68
    Chương 2: Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra 69
    2.1. Thực trạng nhận thức và vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 69
    2.1.1. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với nhận thức về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam . 69
    2.1.2. Thực trạng vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 84
    2.2. Một số vấn đề từ thực tế đặt ra đối với định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 98
    2.2.1. Vấn đề phát triển LLSX thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế . 99
    2.2.2. Vấn đề xây dựng QHSX mới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo đúng ĐHXHCN, tránh nguy cơ chệch hướng . 104
    2.2.3. Vấn đề giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chống nguy cơ chệch hướng trên lĩnh vực chính trị 108
    2.2.4. Vấn đề đảm bảo ĐHXHCN trên lĩnh vực văn hóa - xã hội dưới tác động của kinh tế thị trường 115
    2.2.5. Vấn đề thực hiện ĐHXHCN trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay 122
    Kết luận chương 2 . 128
    Chương 3: Nguyên tắc và giải pháp cơ bản nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 130
    3.1. Nguyên tắc vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta . 130
    3.1.1. Vận dụng sự phát triển lịch sử - tự nhiên các HTKT-XH để xác định "bỏ qua" và "sử dụng" CNTB một cách đúng đắn 131
    3.1.2. Vận dụng các quy luật của HTKT-XH để đổi mới toàn diện, phát triển đồng bộ các lĩnh vực của xã hội theo ĐHXHCN 136
    3.2. Giải pháp cơ bản nhằm vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 142
    3.2.1. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh 142
    3.2.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân vững mạnh 155
    3.2.3. Đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển mạnh mẽ LLSX, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững theo mục tiêu CNXH . 163
    3.2.4. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo ĐHXHCN, trong đó kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc 180
    3.2.5. Giải quyết những bức xúc về mặt văn hóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh . 188
    Kết luận chương 3 . 196
    Kết luận . 197
    các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án . 199
    Danh mục tài liệu tham khảo 200
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đường lối đổi mới toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang đi vào cuộc sống. Trong đường lối đó, vấn đề phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, ĐHXHCN là vấn đề được đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Chủ trương trên, được triển khai trong thực tiễn, đã thu được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, đây là một hướng đi rất mới của con đường CNXH. Con đường đó chưa có tiền lệ trong lịch sử. Do tính mới mẻ mà có những người hoài nghi vào sự thắng lợi của con đường đó, thậm chí còn cho rằng con đường đó là không thể thực hiện được, rằng thực hiện CNXH trong kinh tế thị trường là "con đường hầm" không có lối ra v.v . Do tính mới mẻ của nó, hướng đi này sẽ có những khó khăn, thách thức và cũng chứa đựng những nguy cơ, trong đó nguy cơ chệch hướng XHCN nổi lên hàng đầu. Rõ ràng vấn đề ĐHXHCN cần được xem xét và khẳng định rõ hơn trong điều kiện mới. Vì vậy, ĐHXHCN trở thành vấn đề vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn cấp bách cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ.
    ĐHXHCN ở Việt Nam được khẳng định dựa trên những cơ sở khoa học, trong đó cơ sở lý luận có tầm quan trọng đặc biệt là học thuyết Mác - Lênin về HTKT-XH. Tuy vậy từ sau khi CNXH hiện thực ở một số nước tan rã, sụp đổ thì học thuyết Mác - Lênin nói chung, HTKT-XH nói riêng đang bị xuyên tạc và công kích từ nhiều phía. Kẻ thù của CNXH đang lớn tiếng cho rằng lý luận HTKT-XH đã lạc hậu lỗi thời, cần được thay thế. Các phần tử cơ hội dưới mọi màu sắc, tìm mọi cách phủ nhận học thuyết. Có những người trong cán bộ, Đảng viên cũng tỏ ra nghi ngờ, kém tin tưởng ở sức sống của học thuyết, do dự trong việc vận dụng học thuyết vào thực tiễn . Vì vậy việc khẳng định những giá trị khoa học đích thực của học thuyết, từ đó mà có phương hướng vận dụng đúng đắn và sáng tạo vào trong thực tiễn xây dựng CNXH là vấn đề đang được đặt ra.
    Trong thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam những năm trước đây, việc vận dụng học thuyết HTKT-XH cũng còn những sai lầm, hạn chế. Những sai lầm, hạn chế đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về nhận thức. Do trình độ nhận thức về học thuyết còn hạn chế, thậm chí còn lệch lạc ở một số vấn đề cụ thể, mặt khác do sự vận dụng còn mang tính giáo điều, thiếu sáng tạo, chưa phản ánh đầy đủ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước mà đã dẫn đến những sai lầm trong thực tiễn xây dựng CNXH, ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình phát triển của đất nước. Muốn đưa đất nước tiến lên CNXH phải đổi mới nhận thức, phải vận dụng sáng tạo học thuyết vào trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và đặc điểm mới của thời đại.
    Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi chọn đề tài "Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" làm đề tài luận án của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    - Vấn đề nghiên cứu và vận dụng lý luận HTKT-XH vào công cuộc xây dựng CNXH từ lâu đã được nhiều nhà khoa học và chính trị ở Liên Xô (cũ) và các nước XHCN khác quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt từ sau khi CNXH hiện thực ở Đông Âu khủng hoảng và sụp đổ thì vấn đề trên được nhiều nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đề cập tới. Chẳng hạn tác giả Du Thúy "Mùa đông và mùa xuân Matxcơva - Sự chấm dứt một thời đại" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995) đã đề cập đến một số nguyên nhân sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô. Một
    tập thể tác giả do Mã Hồng Chủ chủ biên "Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995) đã đưa ra một số quan điểm về xây dựng CNXH trong điều kiện kinh tế thị trường. Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đăng trên các tạp chí .
    Vấn đề trên được đặc biệt chú ý ở Việt Nam. Trước đây các công trình nghiên cứu ở nước ta tập trung giải quyết vấn đề quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Tuy vậy thời gian đó, hệ thống CNXH vẫn chưa có khủng hoảng trầm trọng, chưa tan rã, nhận thức về CNXH vẫn chưa có những biến đổi bước ngoặt, cho nên vấn đề trên được đặt ra và giải quyết có những điểm khác so với hiện nay. Không thể nói những công trình nghiên cứu trước đây không còn giá trị đối với ngày nay, song, đúng là thực tiễn đang đặt ra những vấn đề mới, cần được bổ sung làm sáng tỏ.
    Gần đây, ở trong nước đã xuất hiện các công trình:
    - Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX10 "Dự thảo một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại hiện nay" (Hà Nội 1994) có một phần quan trọng đề cập đến giá trị của học thuyết HTKT-XH với tính cách là cơ sở khoa học của con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam.
    - Đề tài KX 05 - 04 "Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (1992 - 1994) của Khoa Triết học - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long làm chủ nhiệm - đã nêu những quan điểm có tính phương pháp luận trong xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn quá độ lên CNXH.
    Vấn đề nêu trên đã được đề cập tới một số khía cạnh trong các sách và bài viết của tác giả.
    - Đào Duy Tùng: "Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994) đã khái quát các giai đoạn tiến hành cách mạng XHCN ở nước ta.
    - Giáo sư Trần Xuân Trường: "Định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam một số vấn đề lý luận cấp bách" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996) có đề cập đến một số vấn đề của lý luận hình thái và sự vận dụng nó trong tình hình mới.
    - Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đức Bách, tiến sĩ Lê Văn Yên, Nhị Lê: "Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" (Nxb Lao động, Hà Nội 1998) đã xem xét những đặc thù của con đường XHCN ở Việt Nam và một số nội dung của con đường đó.
    - Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Duy Quý (chủ biên) "Những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998) đã trên cơ sở khái quát quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về CNXH làm sáng tỏ quan điểm đổi mới sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam của Đảng ta.
    - Giáo sư Hồ Văn Thông: "Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay" (Tạp chí Cộng sản số 4-1994) đã
    nêu lên sự cần thiết phải bổ sung, phát triển nhận thức về một số vấn đề của lý luận đó.
    - Phó giáo sư, tiến sĩ Tô Huy Rứa "Con đường và điều kiện đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta" (Tạp chí Cộng sản số 6-1996) đã nêu lên một số điều kiện nhằm đảm bảo ĐHXHCN.
    - Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long "Triết học Mác - Lênin với việc nhận thức xã hội trong thế giới ngày nay" (Tạp chí Cộng sản số 23-1998) đã đưa ra quan điểm khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác nói chung, lý luận hình thái nói riêng và vận dụng nó vào nhận thức xu thế xã hội hiện nay.
    - Giáo sư, tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa "Về nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" (Tạp chí Sinh hoạt lý luận số 1-1999) đã khẳng định việc thực hiện kinh tế thị trường theo ĐHXHCN là một bước ngoặt trong nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH của Đảng ta.
    - Giáo sư, tiến sĩ Phạm Ngọc Quang "Định hướng và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa - một số vấn đề lý luận" (Tạp chí Sinh hoạt lý luận số 1-1999) đã đưa ra quan điểm trong nhận thức về vấn đề định hướng và giữ vững ĐHXHCN ở nước ta.
    - Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tĩnh Gia: "Cách tiếp cận lịch sử bằng các nền văn minh" (Tạp chí Cộng sản số 1-2000) đã trên cơ sở chỉ rõ các hạn chế của cách tiếp cận bằng các nền văn minh để khẳng định giá trị của học thuyết HTKT-XH.
    - Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Văn Viên: "Sự chuyển đổi mô hình kinh tế ở nước ta hiện nay và quan niệm của Mác về con đường đi lên CNXH".
    - Tiến sĩ Nguyễn Thế Nghĩa: "Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội - cơ sở lý luận của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
    v.v .
    Ngoài các sách và bài viết, trong thời gian gần đây cũng có một số luận án tiến sĩ tập trung nghiên cứu các đề tài gần gũi với vấn đề như:
    - Nguyễn Văn Oánh: "Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: nội dung cơ bản và những điều kiện chủ yếu để thực hiện" (Luận án Phó tiến sĩ Triết học, chuyên ngành CNCSKH, mã số 5.01.03, Hà Nội 1994). Tác giả đã phân tích nội dung và các điều kiện chủ yếu để thực hiện ĐHXHCN ở nước ta.
    - Trương Hữu Hoàn: "Quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất và vấn đề nhận thức, vận dụng quy luật này ở một số nước xã hội chủ nghĩa" (Luận án Phó tiến sĩ Triết học, chuyên ngành CNDVBC và CNDVLS, mã số 5.01.02, Hà Nội 1995). Tác giả đã có khía cạnh đề cập đến sự vận dụng quy luật nói trên trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam.
    - Đoàn Quang Thọ: "Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội ở Việt Nam" (Luận án Phó tiến sĩ Triết học, chuyên ngành CNDVBC và CNDVLS, mã số 5.01.02, Hà Nội 1995). Tác giả đã trên cơ sở khẳng định giá trị của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội để luận giải tính tất yếu và một số nội dung công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
    Nhìn chung các công trình trên, đặc biệt là các công trình trong nước đều tập trung vào việc bảo vệ lý luận HTKT-XH và vận dụng nó vào việc xác định mục tiêu, thực hiện mục tiêu XHCN ở Việt Nam trong điều kiện mới. Tuy nhiên thực tiễn luôn vận động, ĐHXHCN ở nước ta đang đặt ra những vấn đề mới cần được tiếp tục lý giải và khẳng định.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    3.1 Mục đích: Dưới góc độ lý luận HTKT-XH, luận án góp phần làm sáng tỏ thực chất vấn đề ĐHXHCN và việc giữ vững định hướng đó trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam.
    3.2. Nhiệm vụ:
    1) Trên cơ sở khẳng định giá trị bền vững của lý luận HTKT-XH để luận giải tính đúng đắn của sự lựa chọn mục tiêu tiến lên CNXH của Việt Nam.
    2) Xem xét làm sáng tỏ thuật ngữ "định hướng xã hội chủ nghĩa" và chỉ ra một số vấn đề từ thực tiễn vận dụng học thuyết HTKT-XH đặt ra đối với quá trình thực hiện ĐHXHCN ở Việt Nam.
    3) Nêu lên những nguyên tắc và giải pháp cơ bản quán triệt học thuyết HTKT-XH để thực hiện ĐHXHCN trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường ở Việt Nam.
    4. Phạm vi nghiên cứu của luận án
    Luận án không đi vào xem xét một cách toàn diện các vấn đề của học thuyết HTKT-XH, cũng không xem xét toàn diện các mặt của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Luận án trên hướng tiếp cận của học thuyết HTKT-XH để đi vào luận giải một số khía cạnh của vấn đề ĐHXHCN và giữ vững ĐHXHCN hiện nay ở Việt Nam.
    - Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về HTKT-XH, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng CNXH để giải quyết những vấn đề trong đề tài.
    - Cơ sở thực tiễn: Dựa vào thực tiễn xây dựng CNXH đã và đang diễn ra ở Việt Nam, tham khảo bài học kinh nghiệm về đảm bảo mục tiêu CNXH ở một số nước khác trước đây và hiện nay để luận chứng những vấn đề trong đề tài. Đồng thời đó cũng là những cơ sở thực tiễn quan trọng để luận án đưa ra những giải pháp nhằm giữ vững ĐHXHCN trong điều kiện mới hiện nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
    Luận án vận dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải các nội dung đặt ra, trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, phương pháp khảo sát thực tế v.v .
    6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
    - Luận án góp phần làm rõ hơn vấn đề ĐHXHCN và tính đúng đắn của sự lựa chọn ĐHXHCN ở nước ta hiện nay.
    - Luận án góp phần vào việc tìm ra các nguyên tắc và giải pháp lớn nhằm giữ vững mục tiêu XHCN trong điều kiện mới của Việt Nam.
    7. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
    Với những đóng góp trên, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, nghiên cứu về học thuyết HTKT-XH và sự vận dụng học thuyết đó trong xây dựng CNXH ở các trường Đại học, trường Chính trị và những người quan tâm.
    8. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 3 chương 6 tiết và phần danh mục tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...