Đồ Án Học thuyết chính danh và ý nghĩa của nó đối với công tác tuyển chọn cán bộ ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nền văn minh Trung Quốc là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nói, văn minh Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh những phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Quốc còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới.
    Nho giáo của Khổng Tử được du nhập vào Việt Nam tư thời Bắc thuộc và ảnh hưởng của nó vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Cùng với Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo của Không tử đã tác động, chi phối nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, luân lý Không phải ngẫu nhiên mà một số nhà khoa học được giải thưởng Nobel đã cho rằng, nhân loại muốn tồn tại được trong thế kỷ XXI, cần phải tìm học triết lý của Khổng tử. Còn học giả William James Durant, trong cuốn “The story of civilisation” đã nhận xét: Càng hiểu biết về Nho giáo và người sáng lập ra Nho giáo là Khổng tử, chúng ta càng ngạc nhiên khi thấy những lời giáo huấn của ông rất ít bị lỗi thời trước những tiến bộ như vũ bão của khoa học và những biến đổi của thời thế.
    Nói đến Khổng tử, nói đến Nho giáo người ta nghĩ ngay đến học thuyết “Chính danh”. Giá trị học thuyết này là rất lớn, không những có ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân Trung Quốc qua hàng nghìn năm lịch sử mà còn bám rễ vào các nền văn hoá của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Cho đến nay nhiều tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người, đạo đức, giáo dục thể hiện trong học thuyết “Chính danh” của Khổng giáo vẫn còn giá trị và mang tính thời sự. Vì vậy, việc nghiên cứu và trao đổi về những ảnh hưởng của học thuyết này trong xã hội ta hiện nay là việc làm cần thiết, hữu ích.
    Một kho tàng kiến thức đồ sộ và rất có giá trị như thế nếu biết khai thác và vận dụng những hạt nhân hợp lý sẽ cho ta một tầm nhìn rộng, đầy đủ và sâu sắc các vấn đề xã hội trong quá trình xây dựng một xã hội mới xã hội Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trong thời đại hiện nay điều kiện về kinh tế văn hoá, xã hội đã khác đi rất nhiều, những quan điểm xã hội, những sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những học thuyết về xã hội mới ra đời mà mức độ tương thích với xã hội hiện đại rất lớn và hiệu quả trong việc định hướng phát triển xã hội ngày nay. Vậy vấn đề đặt ra là học thuyết “Chính danh” có giá trị như thế nào trong xã hội hiện nay? Chúng ta có thể vận dụng như thế nào vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong công tác tuyển chọn cán bộ công chức ở nước ta? Từ những vấn đề đặt ra đó bản thân lựa chọn nghiên cứu đề tài tiểu luận: “Học thuyết chính danh và ý nghĩa của nó đối với công tác tuyển chọn cán bộ ở nước ta hiện nay”.

    2. Tổng quan nghiên cứu đề tài:
    Vấn đề nghiên cứu Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm và đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn rất ít bài viết nghiên cứu vấn đề học thuyết “Chính danh” và ý nghĩa vận dụng những quan điểm tích cực trong học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử vào công tác tuyển chọn cán bộ trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Qua nghiên cứu đề tài giúp cho chúng ta hiểu rõ nguồn gốc hình thành và phát triển của Nho giáo, những tư tưởng cơ bản của Nho giáo, đặc biệt là những tư tưởng trong học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử. Ảnh hưởng và ý nghĩa giá trị của học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử trong việc ứng dụng, phát triển trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
    Nghiên cứu đề tài trên dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp lôgic về lịch sử, phương pháp diễn dịch và quy nạp và phương pháp so sánh đối chiếu . Đồng thời kết hợp sử dụng phương pháp tọa đàm, trao đổi ý kiến để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu.
    5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
    Về mặt lý luận và thực tiễn giúp cho chúng ta hiểu sâu về học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử, ý nghĩa trong cuộc sống xã hội ở nước ta hiện nay, từ đó có cơ sở để làm luận cứ trong việc tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ trong giai đoạn hiện nay. Góp phần bác bỏ những quan niệm, luận điệu sai trái, xuyên tạc sự thật về việc thực hiện “Chính danh” của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    6. Kết cấu của đề tài:
    Chương 1: Tư tưởng của Khổng Tử và nội dung học thuyết “chính danh”.
    1.1. Khái quát đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc cổ đại.
    1.2. Nho gia và tư tưởng của Khổng Tử.
    1.2.1. Nho gia.
    1.2.2. Tư tưởng Khổng Tử.
    1.3. Những nội dung cơ bản của học thuyết “Chính danh”.
    Chương 2: Những giá trị của học thuyết “chính danh” trong công tác tuyển chọn cán bộ ở nước ta hiện nay.
    2.1. “Chính danh” trong xã hội ta hiện nay.
    2.2. Ý nghĩa của học thuyết “Chính danh” đối với công tác tuyển chọn cán bộ ở nước ta hiện nay.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Triết học (Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học) - Tập I, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
    2. Đại cương triết học Trung Quốc - Nhà xuất bản Thanh niên, 2002.
    3. Nho giáo Trung Quốc - Nguyễn Tôn Nhan - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
    4. Giáo trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại - Trần Đình Hượu - Nhà xuất bản giáo dục.
    4. Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật, Hà Nội, số tháng 2/2003, bài “Nho giáo trong tương lai văn hoá Việt Nam”
    5. Tạp chí Triết học, số 8, tháng 11-2001 bài “Chúng ta kế thừa tư tưởng gì ở Nho giáo” - Minh Anh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...