Tiểu Luận Học thuyết chính danh và việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. Lý do chọn lựa đề tài.


    Nhìn lại dòng lịch sử, chúng ta không thể không ngưỡng mộ tinh thần yêu nước, đấu tranh với lý tưởng giải phóng dân tộc Việt khỏi ách đô hộ của đế quốc. Tinh thần, lý tưởng này mặt nào đó ảnh hưởng từ Nho Giáo về tinh thần trung quân, ái quốc. Nho Giáo có những ảnh hưởng nhất định đến con người Việt Nam. Nho Giáo là học thuyết dạy người quân tử cách thức tổ chức xã hội; thiết nghĩ, nếu cán bộ, công chức đều là những “quân tử”, thì Việt Nam “sánh vai cùng cường quốc” là điều tất yếu.

    Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định; “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [1].

    Với việc xác định xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Rõ ràng, để xây dựng thành công CNXH thì yếu tố đầu tiên chính là con người mà cán bộ nắm vai trò chủ chốt.

    V.I. Lê-nin từng phát biểu: “phải lựa chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ tốt”. Vì “nơi nào có “cán bộ tốt” thì công việc rất phát triển, nơi nào “cán bộ xoàng” thì công việc cứ luộm thuộm. Cán bộ mà lên mặt quan cách mạng thì mọi việc đều lủng củng. Cán bộ mà biết làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, thì việc gì cũng mỹ mãn" [2].

    Từ đó mới thấy việc tuyển chọn cán bộ quan trọng đến mức nào. Việt Nam phát triển hay sụp đổ cũng từ “cán bộ tốt” hay “cán bộ xoàng”.
    Khi nghiên cứu về học thuyết chính danh của nho giáo, nhìn về chính danh cán bộ, thấy rõ rằng nếu “cán bộ” chỉ là ‘làm bộ” thì Việt Nam chỉ như cái cây bị sâu đục thân, ngày nào đó sẽ sụp đổ. Quay về đến thuyết chính danh, để định nghĩa thực chất “cán bộ”, “cán bộ tốt”, “cán bộ xoàng”; từ đó có tiêu chuẩn tuyển chọn những cán bộ tốt; đại diện nhân dân lãnh đạo Việt Nam phát triển.
    Cũng từ thuyết chính danh của Nho Giáo, “cán bộ tốt” phải được ở trong một “vị trí tốt” tương xứng với trình độ học thức và đạo đức của người cán bộ. Với sự áp dụng này, tin chắc Việt Nam đang có chính sách tốt thu hút người tài đức về xây dựng đất nước. Tuy vậy, nói dễ mà làm không dễ. Việc tuyển chọn cán bộ có tài có đức chỉ khách quan khi vấn nạn “con ông cháu cha” và “chạy chức” được giải quyết. Để giải quyết cho 2 vấn nạn trên, có lẽ cần quay về với Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ và một cơ chế giám sát chặt chẽ việc tuyển dụng cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước.
    Dựa trên nền tảng về đạo đức của Nho Giáo, đạo đức cách mạng của Chủ nghĩa Mac-Lênin và Tư Tưởng Hồ Chí Minh, việc chọn đề tài “Học thuyết Chính danh và việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam hiên nay” với hi vọng đóng góp chút lý luận trong việc tuyển chọn cán bộ, công chức.
    II. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

    Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo đạo đức cán bộ, công chức như:
    · Nho giáo với văn hóa Việt Nam-Nguyễn Đăng Duy
    · Nho Giáo xưa và nay-Quang Đạm
    · Nho Giáo và đạo đức-Vũ Khiêu
    · Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam hiện nay-Trần phúc Thăng, Trần Sỹ Dương
    · Đề tài cấp bộ năm 2002-2003 của Viện Triết học, Họ viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: “Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay-thực trạng và xu hướng biến động” PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt
    · Luận án tiến sỹ: Ảnh hưởng của Nho giáo đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống”-Trần Thị Hồng Thúy
    · Luận văn thạc sỹ: Quan niệm Nho giáo về Trung-Hiếu-Lễ. Ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức con người Việt Nam hiện nay”-Phan Mạnh Toàn.
    Và rất nhiều những bài luận xung quanh Nho giáo và đạo đức cán bộ

    III. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận.

    1. Mục đích.
    Tổng hợp và phân tích thuyết Chính Danh, đưa ra chính danh cán bộ và chính danh việc tuyển chọn cán bộ. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm tuyển chọn được “cán bộ tốt”.
    2. Phạm vi nghiên cứu.

    Trong phạm vi và khôn khổ nhất định, tiểu luận chỉ đi sâu vào chính danh cán bộ và giải pháp tuyển dụng chính danh “cán bộ tốt”

    IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

    Tiểu luận nghiên cứu dựa trên nền tảng về đạo đức của Nho Giáo, đạo đức cách mạng của Chủ nghĩa Mac-Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta về cán bộ.

    Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận: logic, tổng hợp-phân tích, đối chiếu-so sánh.

    V. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận.

    Tiểu luận góp phần hiểu biết trong việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam. Tiểu luận cũng có thể là tài liệu tham khảo cho bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực này.

    VI. Kết cấu tiểu luận

    Gồm 3 phần:
    Phần I: Sơ lược học thuyết chính danh: sơ lược Nho Giáo, Khổng Tử và nội dung thuyết Chính danh
    Phần II: Tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay: tóm lược Luật cán bộ, công chức và tiếu chuẩn tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay
    Phần III: Học Thuyết Chính danh và việc tuyển chọn cán bộ, công chức: nêu lên chính danh cán bộ và giải pháp để tuyển chọn cán bộ tốt
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...