Tiểu Luận Học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tín chỉ là một phương thức đào tạo tiến bộ trên thế giới, hệ thống này lần đầu tiên, vào năm 1872 được áp dụng tại Viện Đại học Harvard - Hoa Kỳ, hệ thống này ra đời như một cách để giải quyết những vấn đề của giáo dục trung học Hoa kỳ và nó đã đem lại những thành quả to lớn trong nền kinh tế tri thức và cách đào tạo hiệu quả này đã được nhiều quốc gia học hỏi và áp dụng. Để bắt kịp với sự tiến bộ của thời đại ,đồng thời nhằm đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu chuyển đổi từ việc thực hiện chương trình đào tạo theo nhóm sinh viên được chia thành lớp theo kiểu Đông Âu (Xô viết) thành việc thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ kiểu Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm học 2008-2009 và đòi hỏi phải hoàn tất việc chuyển đổi này trước năm 2012.
    Thực hiện theo Quy chế 43 về Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Trường đại học Khoa học Huế nói chung và Khoa Lý luận Chính trị nói riêng đã triển khai phương thúc đào tạo tiên tiên này kể từ khóa tuyển sinh năm học 2008-2009. Trải qua một thời gian, đến nay phương thức đào tạo tín chỉ đã mang lại những thành quả nhất định, nhưng cùng với đó đã và đang tồn tại những vấn đề không nhỏ. Vì đây là phương thức đào tạo mới nên còn nhiều vấn đề liên quan mà cả sinh viên và giáo viên vẫn đang lúng túng, vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là cả sinh viên và giáo viên cần có sự trang bị cơ bản về phương thức đào tạo tín chỉ để quá trình giảng dạy và học tập diễn ra theo đúng tinh thần của nó, đặc biệt là với đặc thù chuyên ngành lý luận chính trị, làm sao để thích ứng với điều kiện mới.
    Tuy vậy trong điều kiện thực hiện đào tạo theo phương thức mới trong giai đoạn đầu tiên hiện nay, Nhà trường nói chung cũng như Khoa nói riêng đang cố gắng để vượt qua quá nhiều rào cản và sức ỳ trong quá trình chuyển đổi, trong quá trình chuyển đổi vẫn đang tồn tại những bất cập trong hoạt động dạy và học của giáo viên và sinh viên như: cách tính điểm, cách đăng ký học phần, cách đề nghị phúc khảo, cách cập nhật điểm, tính công bằng trong hoạt động học tập giữa các sinh viên với nhau, cách tổ chức học nhóm, thảo luận, cách đánh giá của thầy cô. Các chế tài chính sách về giáo trình, học phí, thực tập, thực tế .đang còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích để làm rõ một cách nghiêm túc thực trạng hiện nay, từ đó đề ra những giải pháp để quá trình dạy và học theo phương thức mới diễn ra một cách có hệ thống và thuận lợi hơn. Đồng thời nhằm đưa đến cho giáo viên và sinh viên những kiến thức chung về phương thức đào tạo tín chỉ, chúng tôi đã chọn đề tài "Học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ ở khoa Lý luận chính trị trường Đại học khoa học - Đại học Huế" để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của giáo viên và sinh viên trong khoa Lý luận chính trị.
    Do hạn chế về thời gian và điều kiện học tập của sinh viên, giới hạn của đề tài chỉ là tìm hiểu về học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ được thực hiện đối với sinh viên ở Khoa lý luận Chính trị.
    MỤC LỤC

    Mở đầu 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .1
    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 5
    5. Đóng góp của đề tài .5
    6. Kết cấu của đề tài 5

    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
    1.1. Phương thức đào tạo tín chỉ: lịch sử và một số khái niệm .6
    1.1.1. Lịch sử phương thức đào tạo tín chỉ .6
    1.1.2. Một số khái niệm về đào tạo tín chỉ 11
    1.2. Tổng quan về chương trình đào tạo theo phương thức tín chỉ ở Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế 14
    1.2.1. Mục tiêu đào tạo cử nhân Triết học theo phương thức tín chỉ 16
    1.2.2 Nội dung chương trình đào tạo ngành Triết học 16
    1.2.2.1. Khái quát nội dung chương trình đào tạo .16
    1.2.2.2. Khung chương trình đào tạo chi tiết .
    Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC HỌC TẬP THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUẾ
    2.1. Thực trạng của việc học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ ở Khoa Lý luận chính trị, Đại học khoa học - Đại học Huế
    2.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của Khoa Lý luận chính trị hiện nay 20
    2.1.2. Thực trạng về tổ chức lớp học phần và lớp chuyên ngành 21
    2.1.3. Thực trạng về việc học tập của sinh viên các lớp chuyên ngành .21
    2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ ở Khoa Lý luận chính trị .29
    2.2.1 Những giải pháp cơ bản trong việc học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ .29
    2.2.2. Một số kiến nghị về giải pháp .34
    Kết luận 35
    Tài liệu tham khảo .36
    Phụ lục 37
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...