Tiểu Luận học kì thương mại 2 Phân tích phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra hết sức mạnh mẽ hiện nay cũng phát sinh ngày càng nhiều tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh và hơn lúc nào hết giải quyết tranh chấp đang là một vấn đề “nổi cộm” đặt ra đối với các quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR) thì trọng tài thương mại với những ưu thế nổi bật của mình là một lựa chọn hấp dẫn đối với các nước có nền kinh tế phát triển nhưng tại Việt Nam thì trọng tài thương mại chưa phổ biến và các doanh nghiệp cũng không “mặn mà” với phương thức giải quyết tranh chấp này. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát một phần từ những bất cập trong các quy định của pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam. Luật Trọng tài thương mại 2010 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 với nhiều quy định mới về cơ bản phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế trong đó có quy định về mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia pháp lý, các nhà hoạt động thực tiễn và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, em đã chọn đề bài: “Phân tích phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”. Với thời gian nghiên cứu không dài, trong khi đề tài nghiên cứu tương đối rộng và phức tạp, em còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức, do đó, bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để bài làm này được hoàn chỉnh và khoa học hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...