Tiểu Luận Hoạt động xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Hoạt động XK Thuỷ sản của VN trong thời gian qua

    Lời mở đầu


    ​Đối với một quốc gia thì bất cứ một hàng hoá nào được xuất khẩu đều mang lại một nguồn thu cho ngân sách nhà nước . Đặc biệt là đối với Việt Nam , là một quốc gia mới thống nhất đất nước được hơn 20 năm thì việc hội nhập với quốc tế là sự cần thiết và phù hợp . Với lợi thế về thiên nhiên ưu đãi thì Việt Nam đã xuất khẩu rất nhiều loại hàng nông sản và thuỷ sản như: cà phê, hạt điều, tôm, cua, cá .sang 49 quốc gia với các thị trường lớn như : Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh kinh tế Châu Âu ( EU ) , Hoa Kỳ .đem lại cho Việt Nam một lượng ngoại tệ rất lớn mà trong đó xuất khẩu thuỷ sản là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam.
    Xuất khẩu tthuỷ sản là một trong năm mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao nhất và là một trong ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam , có tốc độ tăng trưởng trong 12 năm qua là 20%/ năm . Với các thị trường lớn mà Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang ( từ năm 98 đến nay ) chủ yếu là Hồng Kông , Nhật Bản, Đài Loan , đặc biệt là hai thị trường lớn đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao là EU và Hoa Kỳ đã chấp nhận hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam và cho phép hàng thuỷ sản Việt Nam được nhập vào.
    Việc xuất khẩu thuỷ sản đã thu về cho Nhà nước một lượng ngoại tệ rất lớn ( do vậy mà giúp cho Nhà nước giải quyết được vấn đề thiếu ngoại tệ trong việc nhập khẩu các loại máy móc thiết bị nước ngoài ) và cùng với việc thu về ngoại tệ cho Nhà nước thì việc xuất khẩu thuỷ sản cũng đã nâng cao uy tín và vị thế của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thương trường quốc tế và đưa Việt Nam lên đứng thứ 29 thế giới về xuất khẩu thuỷ sản.
    Kết luận
    ​Các Hiệp định Thương mại đa phương và song phương được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và các nước trên thế giới một mặt đã mở đường cho ngành Thuỷ sản Việt Nam nhanh chóng xâm nhập mạnh vào các thị trường khác nhau . Mặt khác , cũng đòi hỏi toàn ngành thuỷ sản phải nghiêm ngặt tuân thủ những quy định ngặt nghèo , những chuẩn mực chung trong sản xuất , chế biến , tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh , đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu , chủ động vượt qua các rào cản thương mại.
    Từ năm 2001 đến nay , tình trạng tranh chấp thương mại thuỷ sản ngày càng trở nên gay gắt và rào cản thương mại đã tác động mạnh đến chế biến . Từ EU đến Canada , Mỹ và các nước nhập khẩu thuỷ sản tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn xuất khẩu thuỷ sản của nước ta . Nhìn thấy những khó khăn trước mắt , lường trước tương lai Ngành Thuỷ sản đã và đang hoạt động mạnh hướng vào việc nâng cấp cải thiện các tiêu chuẩn chất lượng và quản lý nhằm đạt các chứng chỉ HACCP và ISO , tiếp cận sâu hơn với thị trường Âu- Mỹ.​
     
Đang tải...