Chuyên Đề Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng đối với nền kinh tế

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng đối với nền kinh tế
    LỜI NÓI ĐẦU

    ​ Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, không một quốc gia nào phát triển phồn vinh mà vẫn duy trì nền kinh tế đóng cửa. Chính vì vậy, từ năm 1986, Việt Nam đã bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế, với định hướng: Việt Nam làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hợp tác bình đẳng, hiểu biết tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp nội bộ của nhau, đôi bên cùng có lợi, vì mục tiêu hoà bình và phát triển. Và trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của đất nước ta thì thương mại quốc tế với mũi nhọn là hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đối với bất kỳ một quốc gia nào, các hoạt động xuất khẩu đều có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dụng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu mở cửa ra bên ngoài, Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, nông sản chính là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, tạo nguồn thu ban đầu cần thiết cho nền kinh tế đất nước.
    KẾT LUẬN
    Việt Nam được đánh giá là một nước có vị trí địa lý thuận lợi, đất đai mầu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, phù hợp với việc trồng các loại cây nông nghiệp. Thực tế đã chứng minh bằng việc xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới, có lượng cà phê đứng đầu trong khu vực, chè xuất khẩu đang ngày cáng khẳng định trên thị trường thế giới.
    Tuy nhiên bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của ta cũng có những điểm hạn chế chủ yếu về công nghệ lạc hậu chưa được thay thế, chất lượng sản phẩm kém chưa phù hợp với thị trường, mạng lưới thu mua cho xuất khẩu cũng như các đầu mối xuất khẩu hoạt động chưa hiệu quả, còn mang tính độc quyền đã làm hạn chế đến xuất khẩu. Thêm vào đó là thông tin vừa chậm vừa thiếu chính xác, đôi khi còn trong tình trạng thiếu thông tin làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm trong khi số lượng xuất khẩu tăng.
    Với những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế như vậy, để xuất khẩu hàng phát triển hàng nông sản hơn nữa thì giữa Nhà nước và các nhà doanh nghiệp phải có sự kết hợp chặt chẽ để tìm ra những giải pháp hợp lý, góp phần làm cho nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển.
     
Đang tải...