Luận Văn Hoạt động xuất khẩu Điều của Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạt động xuất khẩu Điều của Việt Nam
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 90%"]MỤC LỤC
    Mục lục 1
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    1. Sự cần thiết của đề tài 3
    2.Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
    4. Phương pháp nghiên cứu 4
    5. Kết cấu đề tài 4
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐẾ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐIỀU Ở NƯỚC TA 5
    1.1 Giới thiệu chung về cây điều và ngành điều ở nước ta 5
    1.1.1 Giới thiệu khái quát về cây điều 5
    1.1.2 Giới thiệu chung về ngành điều Việt Nam 6
    1.2 Các nhân tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hạt điều 9
    1.3. Vai trò và ý nghĩa của sản xuất và xuất khẩu hạt điều đối với nền kinh tế quốc dân 10
    1.3.1 Sản xuất và xuất khẩu hạt điều làm tăng vốn và phát triển khoa học công nghệ, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước 11
    1.3.2 Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái 12
    1.3.3. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống người lao động 13
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU ĐIỀU CỦA VIỆT NAM 15
    2.1. Tình hình xuất khẩu hạt điều cửa Việt Nam trong thời gian qua 15
    2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam những năm gần đây 15
    2.1.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 18
    2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam 19
    2.2 Một vài đánh giá về hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam trong thời gian qua 22
    2.2.1. Những thành công trong hoạt động xuất khẩu điều của nước ta 22
    2.2.2. Những tồn tại của hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta 23
    2.2.3. Nguyên nhân của những thành công và tồn tại trong hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta 24
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐIỀU CỦA NƯỚC TA 27
    3.1 Định hướng cho hoạt động xuất khẩu điều ở Việt Nam 27
    3.1.1 Quan điểm phát triển 27
    3.1.2. Định hướng phát triển 28
    3.2 Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta 31
    3.2.1 Nhóm giải pháp tầm vi mô 31
    3.2.2 Nhóm giải pháp tầm vĩ mô 35
    KẾT LUẬN 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu phát triển. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam đã chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, hạt điều được coi là một trong 10 nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
    Hiện nay, trên thị trường thế giới, hạt điều Việt Nam có vị trí rất quan trọng. Việt Nam chiếm vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu hạt điều, chiếm vị trí thứ nhất trên thế giới về sản lượng hạt điều. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng ngân sách nhà nước.
    Bên cạnh những thuận lợi cũng như những thời cơ nói trên, xuất khẩu hạt điều cũng gặp phải nhiều thách thức, khó khăn, thể hiện trên các mặt như: sản phẩm điều của Việt Nam còn thiếu tính đa dạng, nguồn cung ứng nguyên liệu còn hạn chế, trình độ quản lý yếu kém, Ngoài những khó khăn trong nước, ngành điều Việt Nam còn phải đối mặt với một thách thức khá lớn và ngành điều Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với những hạn chế như vậy thì nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
    Nhận thức được điều này, em đã chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
    2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm củng cố, bổ sung và vận dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết một vấn đề thực tiễn trong đời sống kinh tế - Xã hội . Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trên thị trường thế giới trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được những thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh của hạt điều xuất khẩu trong thời gian tới.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong thời gian qua.
    Đề tài nghiên cứu trong phạm vi là hoạt động sản xuất và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong thời gian gần đây, từ năm 2005 đến 2009.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong kinh tế làm phương pháp luận cơ bản. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng kết hợp gồm có quan sát thực tế, so sánh, tổng hợp số liệu, phân tích thống kê, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu kinh nghiệm điển hình, cân đối và dự báo bằng các mô hình kinh tế . trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp.
    5. Kết cấu đề tài
    Phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được chia làm 3 chương chính:
    Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu điều của nước ta
    Chương 2: Thực trạng và đánh giá về tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam
    Chương 3: Định hướng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu điều của nước ta
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo THS. Nguyễn Thị Thúy Hồng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình làm khoá luận. Tuy nhiên, do có sự hạn chế của bản thân về kiến thức, kinh nghiệm cũng như thời gian nên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...