Chuyên Đề Hoạt động xuất khẩu dẩu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - Thực trạng & Giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    ​Dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng của tất cả các nước. Nó đang chiếm khoảng 65% trong tổng các nguồn năng lượng toàn cầu. Về đặc điểm kinh tế, dầu mỏ là ngành phát triển nhanh và yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, đối với một số công đoạn trong ngành có sự rủi ro cao. Hầu hết ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển, dầu mỏ thường là ngành độc quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc một số các công ty xuyên quốc gia. Nguồn thu của ngân sách nhà nước từ ngành dầu mỏ chiếm một tỷ trọng tương đối cao (ở Việt Nam trên 10%).
    Đối với Việt Nam ngành dầu khí còn mới mẻ với 25 năm tuổi. Tuy trữ lượng dầu khí ở nước ta không lớn nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn năng lượng nguyên liệu phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.
    Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã, đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng, bao trùm tất cả các lĩnh vực từ thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác) đến hạ nguồn (hoá dầu, lọc dầu, chế biến kinh doanh các sản phẩm dầu khí). Dầu thô Việt Nam bắt đầu được khai thác vào năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ do công ty Liên doanh Việt - Xô Petrol (Việt Nam - Liên Xô cũ) khai thác, từ đó đến nay sản lượng dầu thô Việt Nam ngày càng tăng lên đáng kể. Do ngành lọc dầu ở Việt Nam chưa phát triển (trước đây chỉ mỏ Bạch Hổ thì nay đã có 6 mỏ đang được đưa vào khai thác, làm cho sản lượng dầu thô ngày càng gia tăng, nhà máy lọc dầu số một Dung Quất đang khởi công và xây dựng đến năm 2004 mới đưa vào hoạt động) nên toàn bộ sản lượng dầu thô của Tổng công ty dầu khí được xuất khẩu hàng năm giá trị xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty đã đóng góp rất lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
    Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam em đã nghiên cứu thực tiễn hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, nhằm củng cố, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Vì thế em xin trình bày đề tài:
    " Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - thực trạng và giải pháp ".
    Luận văn này được chia thành 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
    Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
    Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
    Qua luận văn này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, và các bác, cô, chú cùng các anh chị phòng kế hoạch thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

    Mục lục
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 8

    I.Thương mại quốc tế và vai trò của thương mại quốc tế trong nền kinh tế thị trường. 8
    I.1. Nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế. 8
    I.1.1. Nguồn gốc, cơ sở của thương mại quốc tế: 8
    I.1.2. Lợi ích của thương mại quốc tế: 12
    I.2. Vai trò của thương mại quốc tế: 12
    II.Hoạt động xuất khẩu và vai trò của nó đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. 14
    II.1. Khái niệm xuất khẩu. 14
    II.1.1. Khái niệm. 14
    II.1.2. Nhiệm vụ của xuất khẩu. 14
    II.2. Vai trò của xuất khẩu. 15
    II.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn chủ yếu cho nhập khẩu. 15
    II.2.2. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng ngoại. 15
    II.2.3. Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. 16
    II.2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. 17
    II.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 17
    II.3.1. Nhân tố văn hoá - địa lý: 18
    II.3.1.1. Địa lý. 18
    II.3.1.2. Văn hoá. 18
    II.3.2. Tỷ giá hối đoái. 18
    II.3.3. Cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 19
    II.3.4. Chế độ, chính sách của nhà nước (chính trị - luật pháp). 19
    II.3.5. Nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu. 20
    II.3.6. Hệ thống thông tin liên lạc - hệ thống ngân hàng tài chính quốc gia. 20
    II.4. Các hình thức xuất khẩu. 21
    II.4.1. Xuất khẩu trực tiếp. 21
    II.4.2. Xuất khẩu gián tiếp (xuất khẩu uỷ thác). 22
    II.4.3. Xuất khẩu hàng đổi hàng (buôn bán đối lưu). 22
    II.4.4. Tạm nhập tái xuất. 23
    II.4.5. Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá. 24
    II.4.6. Gia công quốc tế. 24
    III.Nội dung của hoạt động xuất khẩu. 25
    III.1. Nghiên cứu thị trường tìm đối tác giao dịch. 25
    III.1.1. Nghiên cứu thị trường. 25
    III.1.2. Nghiên cứu giá cả, xu hướng biến động giá cả. 27
    III.1.3. Lựa chọn đối tác giao dịch và mặt hàng kinh doanh. 28
    III.2. Xây dựng phương án kinh doanh 29
    III.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng. 29
    III.3.1. Đàm phán. 29
    III.3.2. Ký kết hợp đồng. 30
    III.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng. 31
    III.4.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu. 32
    III.4.2. Kiểm tra hàng 33
    III.4.3. Thuê tàu. 33
    III.4.3. Mua bảo hiểm. 33
    III.4.5. Làm thủ tục hải quan. 33
    III.4.6. Giao hàng lên tàu. 34
    III.4.7. Thủ tục thanh toán. 34
    III.4.8. Giải quyết khiếu nại. 34
    IV.đặc điểm của sản phẩm dầu khí. 34
    IV.1. Đặc điểm. 34
    IV.2. Vai trò của sản phẩm dầu khí. 36
    IV.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh dầu thô. 38
    IV.3.1. Đặc điểm hàng hoá. 38
    IV.3.2. Nhân tố khách quan. 38
    IV.3.3. Nhân tố chủ quan. 40
    V.Kinh nghiệm khai thác sản xuất dầu mỏ của các nước trên thế giới: 41
    V.1. Cơ cấu tổ chức ngành dầu mỏ của các nước trên thế giới: 41
    V.2 Thực trạng khai thác sản xuất dầu mỏ của các nước trên thế giới: 46
    CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM 51

    I- Sự ra đời và phát triển của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam 51
    I.1. Sự ra đời và phát triển của Tổng Công ty. 51
    I.2. Chức năng- nhiệm vụ - quyền hạn của Tổng Công ty. 53
    I.3. Bộ máy quản lý điều hành. 54
    I.3.1. Hội đồng quản trị. 54
    I.3.2. Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. 54
    I.3.3. Quyền - nghĩa vụ của các đơn vị thành viên và mối quan hệ với Tổng Công ty. 56
    II- Thực trạng quá trình sản xuất - kinh doanh của Tổng Công ty 58
    II.1. Thăm dò và khai thác dầu khí (thượng nguồn) 58
    II.2. Khai thác sản xuất khí thiên nhiên. 60
    II.3. Phát triển lĩnh vực hạ nguồn. 61
    II.4. Dịch vụ dầu khí. 63
    II.5. Nghiên cứu khoa học và công nghệ 64
    II.6. Nguồn nhân lực 66
    III- Phân tích hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. 67
    III.1. Đặc điểm lợi thế cạnh tranh của dầu thô Việt Nam. 67
    III.2. Nguồn hàng - thực trạng khai thác dầu của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam. 68
    III.3. Đặc điểm khách hàng - thị trường của dầu thô Việt Nam. 73
    III.4. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 75
    III.5. Các hình thức xuất khẩu. 78
    III.6. Quá trình giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng. 79
    III.6.1. Giao dịch đàm phán. 79
    III.6.2. Ký kết và thực hiện hợp đồng. 81
    III.7. Kết quả hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. 81
    IV- Đánh giá qua nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. 85
    IV.1. Các ưu thế - ưu điểm. 85
    IV.2. Khó khăn tồn tại. 86
    CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM. 89
    I.Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Tổng công ty dầu khí Việt Nam: 89
    I.1. Quan điểm phát triển: 89
    I.2. Định hướng phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2020 90
    II.Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. 91
    II.1. Nghiên cứu mở rộng thị trường và khách hàng 91
    II.2. Tăng cường công tác thăm dò khai thác: 92
    II.3 Thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu : 93
    II.4. Đào tạo nguồn nhân lực : 94
    II.5. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ : 95
    II.6. Hoàn thiện công tác cơ cấu tổ chức, quản lý kinh doanh thương mại quốc tế: 96
    II.7. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật : 98
    II.8. Tìm vốn và sử dụng vốn có hiệu quả : 98
    III. Một số kiến nghị về sự quản lý của nhà nước : 101
     
Đang tải...