Thạc Sĩ Hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hà Tây thời kỳ đổi mới (1986 - nay) Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hà Tây thời kỳ đổi mới (1986 - nay): Thực trạng và giải pháp
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Kể từ sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986), nền kinh tế nước ta bước sang một bước ngoặt mới, có ý nghĩa lịch sử, đó là chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, tình hình kinh tế xã hội ở nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, nhất là trong hoạt động thương mại quốc tế, quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng được đẩy mạnh, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng nhanh. Tỉnh Hà Tây cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của cả nước.
    Hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân.
    Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hà Tây có qui mô còn nhỏ so với nhiều tỉnh, thành trong cả nước và so với tiềm năng của địa phương; cơ cấu hàng xuất khẩu của tỉnh chuyển dịch còn chậm; sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trường vẫn còn yếu.
    Để đánh giá toàn diện về hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hà Tây trong thời kỳ đổi mới, đánh giá thuận lợi, khó khăn và đưa ra các giải pháp chủ yếu để đấy mạnh xuất khẩu của tỉnh trong thời gian tới, luận văn lấy vấn đề : “Hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hà Tây thời kỳ đổi mới (1986 - nay): Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn có đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hà Tây trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 - 2007).
    Hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hà Tây đã trải qua nhiều thời kỳ biến động với việc mở rộng và thu hẹp về địa giới cho nên việc đánh giá một cách hệ thống, toàn diện và chính xác là việc làm không đơn giản. Mặt khác, việc đổi mới chỉ thực sự đi vào cuộc sống từ sau năm 1990 nên luận văn sẽ tập trung chủ yếu phân tích trong khoảng thời gian từ năm 1991 trở lại đến năm 2007. Và ở đây, luận văn chủ yếu đề cập đến xuất khẩu hàng hoá hữu hình.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh để nghiên cứu.
    4. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
    - Hệ thống hoá một số lý thuyết về xuất khẩu
    - Khảo sát thực trạng quá trình hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hà Tây trong thời kỳ đổi mới. Phân tích những ưu nhược điểm và các vấn đề tồn tại gây cản trở cho việc mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Hà Tây. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
    - Đề xuất một số quan điểm và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Hà Tây trong thời gian tới
    5. Kết cấu, nội dung của luận văn
    Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:
    CHƯƠNG I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu và kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
    CHƯƠNG II. Thực trạng xuất khẩu của Hà Tây trong thời kỳ đổi mới kinh tế (từ 1986 - 2007).
    CHƯƠNG III. Quan điểm và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Hà Tây thời kỳ 2006-2020

    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 1
    3. Phương pháp nghiên cứu 2
    4. Những đóng góp chủ yếu của luận văn 2
    5. Kết cấu, nội dung của luận văn . 2
    CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU . 3
    1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu 3
    1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 3
    .1.2 Các lý thuyết về xuất khẩu trong thương mại quốc tế 4
    .1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế . 10
    1.1.4. Các hình thức xuất khẩu . 14
    1.1.5. Một số công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu 16
    1.1.5.1 Chính sách tỷ giá: . 16
    1.1.5.2 Chính sách thuế xuất nhập khẩu 18
    1.1.5.3 Hạn ngạch (Quota) xuất khẩu . 20
    1.1.5.4 Quản lý ngoại tệ 21
    1.1.5.5 Những công cụ mang tính hỗ trợ 21
    1.1.5.6 Một số công cụ khác . 22
    1.2. Kinh nghiệm phát triển hoạt động xuất khẩu của một số địa phương trong nước 22
    1.2.1. Kinh nghiệm của Thủ đô Hà Nội 22
    1.2.2. Kinh nghiệm của TP. Hồ Chí Minh 25
    1.2.3. Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu của TP. Hải phòng . 28
    1.2.4. Bài học kinh nghiệm về hoạt động xuất khẩu tỉnh Hà Tây từ một số địa phương trong nước. 30
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA HÀ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2007) 31
    2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà . 31
    Tây tác động đến hoạt động xuất khẩu 31
    2.1.1. Những lợi thế của Hà Tây trong công tác xuất khẩu. . 31
    2.1.2. Những khó khăn của Hà Tây trong công tác xuất khẩu 33
    2.2. Chủ trương, chính sách của Nhà nước và tỉnh Hà Tây về xuất khẩu . 34
    2.2.1. Chủ trương của Nhà nước 34
    2.2.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh . 37
    2.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Hà Tây . 39
    2.3.1. Hoạt động xuất khẩu của Hà Tây trong thời kỳ đầu đổi mới (1986-1995) 39
    2.3.2. Hoạt động xuất khẩu của Hà Tây trong thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới (1996-2007) 40
    Bảng 2.2. Sản phẩm và giá trị TTCN - Làng nghề xuất khẩu từ năm 1998-2005 43
    2.4. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Hà Tây trong thời kỳ đổi mới (1986- 2007) 50
    2.4.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân . 50
    2.4.1.1 Những thành tựu cơ bản . 51
    2.4.1.2. Những nguyên nhân của thành tựu . 52
    2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động xuất khẩu của Hà Tây 52
    2.4.2.1. Những hạn chế . 52
    2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 54
    2.5. Bài học kinh nghiệm về hoạt động xuất khẩu của Hà Tây 56
    CHƯƠNG III. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH HÀ TÂY THỜI KỲ 2006-2020 . 58
    3.1. Những thời cơ và thách thức tác động đến hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hà Tây trong thời gian tới 58
    3.1.1. Những thời cơ . 58
    3.1.2. Những thách thức . 58
    3.2. Quan điểm phát triển xuất khẩu của Hà Tây trong thời gian tới 59
    3.2.1. Phát triển thương mại, trong đó có xuất khẩu phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm đạt mức tăng trưởng cao và phát triển ổn định, bền vững 59
    3.2.2. Ưu tiên cao cho xuất khẩu . 59
    3.2.3. Quan điểm về thị trường 60
    3.2.4. Quan điểm mặt hàng 60
    3.2.5. Đa dạng hoá các chủ thế tham gia hoạt động xuất khẩu, hoàn thiện các thiết chế thị trường phục vụ phát triển xuất khẩu. 61
    3.3. Định hướng phát triển xuất khẩu của Hà Tây đến năm 2020 . 61
    3.4. Mục tiêu phát triển xuất khẩu của Hà Tây đến năm 2020 62
    3.5. Một số giải pháp phát triển xuất khẩu của Hà Tây 63
    3.5.1. Tăng cường đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, tạo nguồn hàng xuất khẩu. 63
    3.5.2. Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu 68
    3.5.3. Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 70
    3.5.4. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài 72
    3.5.5. Phát triển thị trường xuất khẩu 73
    3.5.6. Phát triển các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu, thành lập các hiệp hội ngành nghề, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường mặt hàng xuất khẩu. . 76
    3.5.7. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách đẩy mạnh xuất khẩu 79
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...