Luận Văn hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian 2007 đến nay

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC MỤC LỤC 2
    LỜI MỞ ĐẦU . 4
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ THỊ TRƯỜNG HOA KÌ. 6
    1.1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu 6
    1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu 6
    1.1.2. Các hình thức hoạt động xuất khẩu 7
    1.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 9
    1.2.1. Nghiên cứu thị trường, xác định mặt hàng xuất khẩu 9
    1.2.2. Lập phương án kinh doanh 11
    1.2.3. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng. 11
    1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 14
    1.2.5. Phân tích đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh 14
    1.3. Vai trò của xuất khẩu và xuất khẩu cà phê đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 15
    1.3.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 15
    1.3.2. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế Việt Nam . 18
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 20
    1.4.1. Các nhân tố quốc tế. 20
    1.4.2. Các nhân tố quốc gia. 20
    1.4.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 22
    1.5. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ 23
    1.5.1. Vài nét về Hiệp định thương mại Việt Mỹ. 23
    1.5.2. Các chính sách thương mại của Hoa Kỳ 24
    1.5.3. Các kênh thị trường và đầu mối buôn bán 24
    1.5.4. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ 24
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA . 27
    2.1. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt nam trong thời gian gần đây 27
    2.1.1. Sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam . 27
    2.1.2. Thị trường xuất khẩu 29
    2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam . 30
    2.1.4. Giá xuất khẩu 33
    2.1.5. Cơ cấu và chủng loại 37
    2.1.6. Thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu cà phê Việt Nam . 37
    2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 38
    2.2.1. Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ về sản phẩm cà phê. 38
    2.2.2. Thuế quan và các chính sách của Hoa Kỳ khi nhập khẩu cà phê Việt Nam 39
    2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 40
    2.2.4. Tình hình tiêu thụ cà phê ở Hoa Kỳ 43
    2.2.5. Cung cà phê trên thị trường Hoa Kỳ 44
    2.2.6. Kim ngạch và số lượng. 44
    2.2.7. Cơ cấu và chủng loại 46
    2.2.8. Chất lượng và giá cả. 47
    2.2.9. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ 50
    2.2.10. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ 51
    CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ . 54
    3.1. Dự báo về thị trường cà phê thế giới 54
    3.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 56
    3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nước. 56
    3.2.2. Hiệp hội và các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cà phê 60
    3.2.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 61
    KIẾN NGHỊ. 66
    KẾT LUẬN . 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 68
    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU . 69



    LỜI MỞ ĐẦU Đối với mỗi quốc gia, muốn có thể phát triển nhanh mạnh thì đều cần phải có một nền ngoại thương vững mạnh. Không có một quốc gia nào đóng cửa, tự mình phát triển mà lại trở nên hưng thịnh. Như vậy ngoại thương là một yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Ngày nay trong thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động thương mại đã trở thành một xu thế chung, và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các quốc gia phát triển, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với nước ngoài, mà cụ thể là xuất nhập khẩu, việc lựa chọn hàng hóa là rất quan trọng. Những hàng hóa được chọn xuất khẩu phải là những hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế hơn quốc gia nhập khẩu, nhằm thu được lợi nhuận bằng ngoại tệ. Đối với Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo. Hàng năm xuất khẩu cà phê đem về cho nền kinh tế một lượng ngoại tệ không nhỏ, đồng thời giải quyết hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay, thị trường hàng hóa nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng không ngừng được mở rộng. Trong đó phải kể đến thị trường Hoa Kì, đây là một trong những bạn hàng lớn nhất của cà phê Việt Nam. Tuy nhiên thị phần của cà phê xuất khẩu Việt Nam ở thị trường này còn rất nhỏ bé và uy tín cũng như vị thế là chưa cao. Trong khi đó Việt Nam có năng lực sản xuất cà phê rất lớn, chúng ta có khí hậu và thỗ nhưỡng rất thích hợp với cây cà phê. Mặt khác Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và thương hiệu cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Tuy đứng sau Brazil về sản lượng cà phê nói chung nhưng Việt Nam có lợi thế chính là có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất và giá thành sản xuất thấp nhất thế giới nhưng lại có một nghịch lý là giá thành xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam lại thấp hơn so với các nước khác. Đặc biệt là ở thị trường Hoa Kỳ, giá cà phê Việt Nam xuất sang Mỹ chỉ bằng 70% của Brazil, Indonesia Ngoài ra, cà phê Việt Nam chiếm chưa đến 15% số lượng và 6% tổng giá trị nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ. Có thể thấy cà phê Việt Nam vẫn chưa thật sự phát huy được thế mạnh ở ngay thị trường chính của mình. Do đó, em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ” để thấy được những khó khăn cũng như hạn chế trong quá trình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ nhằm đề ra các giải pháp giải quyết những khó khăn, khắc phục những hạn chế và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Hoa Kì. Với đề tài này, phương pháp nghiên cứu chủ yếu của em là thu thập, xử lý, đánh giá và phân tích thông tin, số liệu, bên cạnh đó dựa vào những lý luận kinh tế làm cơ sở. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam và phạm vi nghiên cứu là: hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian 2007 đến nay.
    Kết cấu của bài nghiên cứu này bao gồm những phần chính sau:
    Lời mở đầu. Nội dung chính: · Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa và tầm quan trọng của thị trường Hoa Kì đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam · Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kì trong thời gian qua · Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kì Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...