Luận Văn Hoạt động xuất bản sách nghiên cứu về văn hoá ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2004

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Giao lưu văn hoá là quy luật tất yếu của thời đại, là hoạt động phổ biến
    của xã hội loài người. Nhờ giao lưu văn hoá đúng hướng mà các nước
    chậm phát triển có cơ hội trở thành các quốc gia giàu mạnh. ý thức sâu sắc
    về vai trò của văn hoá, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc
    xây dựng các chính sách phát triển văn hoá; trong đó nghiên cứu văn hoá
    và xuất bản các công trình về văn hoá là một mục tiêu quan trọng.
    Trong thời đại ngày nay, thế giới đổi thay từng giờ, từng phút. Cùng với
    sự gia tăng rõ rệt của mức sống là sự nâng cao về trình độ dân trí, con
    người ngày càng chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, ngày càng khao
    khát khám phá thế giới và nhu cầu đối với văn hoá đọc ngày càng cao.
    Trong bối cảnh ấy, hơn mười năm trở lại đây, Nhà nước đã đầu tư kinh
    phí gấp nhiều lần thời gian trước cho hoạt động nghiên cứu văn hoá và
    xuất bản sách. Loại sách nghiên cứu về văn hoá đến tay bạn đọc ngày một
    nhiều, đa dạng, phong phú về số lượng và chủng loại. Không ít công trình
    có giá trị cao, đóng góp tích cực cho công tác hoạch định đường lối chính
    sách phát triển văn hoá - xã hội, . của Đảng, Nhà nước. Loại sách này
    đang có chiều hướng tăng cả về số lượng và chất lượng, được đông đảo bạn
    đọc quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những ấn phẩm có nội
    dung khoa học chưa cao, hoạt động xuất bản các loại sách nghiên cứu về
    văn hoá chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và chính đáng của giới
    nghiên cứu và bạn đọc.
    Hơn mười năm qua, tình hình xuất bản sách đã có nhiều tiến bộ đáng
    kể, đặc biệt là với sự ra đời của Luật Xuất bản năm 1993 và sau đó là Luật
    Xuất bản năm 2004.
    Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Hoạt động xuất bản sách
    nghiên cứu về văn hoá ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2004 cho luận án tiến
    sĩ của mình.
    2
    2. Lịch sử vấn đề
    Đề cập đến vấn đề xuất bản sách viết về văn hoá giai đoạn 1993 - 2004,
    có bài viết của Nguyễn Xuân Kính: "Công tác nghiên cứu văn hoá ở nước ta
    từ năm 1988 đến nay". Bài viết này được công bố trong tập sách của cùng
    tác giả: Con người, môi trường và văn hoá, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
    2003. Đây là một tài liệu quan trọng, giúp ích rất nhiều đối với đề tài nghiên
    cứu của nghiên cứu sinh.
    Ngoài ra còn có các luận văn thạc sĩ của các tác giả: Phạm Ngọc Hà,
    Kiều Bá Hùng, Đỗ Thị Quyên, Trần Thị Thu, Đặng Thị Toan. Những luận
    văn này đã giúp ích nghiên cứu sinh trong việc đưa ra những nhận xét cụ
    thể về công tác xuất bản.
    Bài nghiên cứu "Phác thảo quá trình hình thành và phát triển của hoạt
    động xuất bản Việt Nam thế kỷ XX" (được in trong cuốn sách Các nhà xuất
    bản Việt Nam thế kỷ XX do Đinh Xuân Dũng và Ngô Trần ái đồng chủ biên)
    đã gợi ý cho nghiên cứu sinh trong việc đánh giá tình hình xuất bản sách
    nói chung từ năm 1986 đến năm 1991, từ năm 1992 đến nay.
    Bản luận án Tiến sĩ của Trần Niệm Nhận diện một hướng nghiên cứu văn
    hoá Việt Nam là tài liệu tham khảo cần thiết để nghiên cứu sinh đánh giá
    các công trình viết về văn hoá của Trần Quốc Vượng và Phan Ngọc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...