Báo Cáo Hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI CÓ TÍN NGƯỠNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ, NHÀ TU HÀNH, CHỨC SẮC
    LỜI NÓI ĐẦU


    Hướng đúng theo tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, thoả mãn nhu cầu chính đáng về tôn giáo của bộ phận quần chúng nhân dân, đã thấy đạo đức tôn giáo có những điều phù hợp nhất định với chủ nghĩa xã hội. Điều đó được quán triệt trước sau như một, thể hiện ngày càng đầy đủ và cụ thể trong các văn kiện Đại hội Đảng, trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và trong các văn kiện khác của Đảng và Chính phủ.


    Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá 6 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII có nêu:"Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng; đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân".


    Trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 70 có ghi:"Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước". Chỉ thị số 37/BCT (1998) của Bộ chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới cũng như Nghị định số 26/1999/NDDCP ban hành ngày 19 tháng 4 năm 1999 đã cụ thể hoá tinh thần của những văn bản trên, đã được toàn dân đón nhận và mong muốn Chính phủ ban hành một pháp lệnh, tiến tới một bộ luật về tôn giáo.


    Gần đây, lần đầu tiên Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX đã ra hai Nghị quyết: 1) Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó có một đoạn viết về Đồng bào các tôn giáo; 2) Nghị quyết riêng về công tác tôn giáo. Hai nghị quyết đó nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Khẳng định chính sách đoàn kết, tôn trọng tự do tôn giáo, khẳng định gía trị của việc thờ cúng tổ tiên cũng như của các tôn giáo khác, tạo nên một không khí trong sáng trong đời sống tôn giáo, chống mê tín, hủ tục, chống việc lợi dụng tôn giáo vào mục đích chống phá Nhà nước, theo đuổi danh lợi và tiền tài.


    Những nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa nêu ra thể hiện chủ trương Nhà nước Việt Nam là một nhà nước theo thể chế thế tục. Mọi công dân được quyền tự do lựa chọn một tín ngưỡng tôn giáo nhất định mà mình tin theo hoặc không theo một tín ngưỡng tôn giáo nào. Tôn giáo tách khỏi nhà nước, nhà thờ tách rời nhà trường. Tôn giáo là công việc riêng tư. Mọi người là công dân một nước phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật do Nhà nước quy định.


    Tôn giáo là một thực thể khách quan của lịch sử loài người. Nó là một nhu cầu của bộ phận văn hoá tinh thần của từng con người, của từng cộng đồng. Tôn giáo là một yếu tố cần nghiên cứu vì qua nó mới hiểu được đầy đủ đời sống xã hội và văn hoá tinh thần của nhân loại, dân tộc của một cộng đồng hoặc một cá nhân bất kỳ. Tôn giáo vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính xã hội. Bản thân tôn giáo có cuộc sống riêng. Nó có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nó có những biểu hiện rất khác nhau giữa các cộng đồng, giữa các thành viên trong một cộng đồng, chẳng hạn các nghi thức, hiến tế, cầu xin, thờ cúng, nơi thờ tự.


    Tôn giáo là một thực thể khách quan của lịch sử, tôn giáo do con người sáng tạo ra như định nghĩa của L.Phobach trong cuốn sách "Sự ra đời của Kito giáo từ thế kỷ XVIII" : "Con người tư duy thế nào, được sắp đặt thế nào thì Chúa của họ cũng là thế. Y thức về Chúa là ý thức mà con người rút ra từ bản thân nó". Quan niệm này của Phobach được C.Mác thời trẻ rất ưa thích và ông đã làm rõ thêm bằng quan niệm: "Sự khổ ải của tôn giáo vừa là sự biểu hiện khổ ải hiện thực, lại vừa là sự phản kháng lại sự khổ ải hiện thực đó. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân".


    Như vậy trong mỗi tôn giáo, bao giờ cũng có hai yếu tố; cái trần tục và cái thiêng liêng, hay nói như Max Weber: tôn giáo là một dạng của hoạt động cộng đồng gắn với cái siêu nhiên. Với hai yếu tố này, vai trò của tôn giáo trong xã hội qua các thời kì lịch sử khác nhau có khác nhau. Thái độ đối xử của các giai cấp thống trị xã hội khác nhau với tôn giáo cũng khác nhau. Dù vậy "một thực thể cho thấy, cho dù là quan niệm, thái độ, nội dung về tôn giáo luôn thay đổi và dù có thay đổi bao nhiêu đi nữa thì nó vẫn là một thực thể khách quan của lịch sử, sinh ra cùng với xã hội loài người, do con người sáng tạo ra, rồi con người lại bị chi phối bởi nó. Tôn giáo còn tồn tại lâu dài.". Tôn giáo luôn gắn liền với đời sống chính trị, xã hội, văn hoá của một nước, là nhu cầu tinh thần của đại bộ phận nhân dân, như C. Mác đã viết: "ngay trong một nước mà giải phóng chính trị đã hoàn thành, tôn giáo không những vẫn tồn tại mà còn biểu hiện sức sống và sức mạnh, thì điều đó chứng tỏ rằng tồn tại của tôn giáo không mâu thuẫn với tính chất hoàn thiện của nhà nước". Tôn giáo do con người sáng tạo ra, sinh ra và tồn tại với xã hội loài người. Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo, bất cứ một nhà nước nào, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhằm tổ chức mối quan hẹ giữa cái trần tục và cái siêu nhiên, phục vụ cho yêu cầu của chế độ, cũng phải định ra một thái độ ứng xử đối với tôn giáo. Đó là chính sách tôn giáo.


    II Pháp lệnh. tín ngưỡng tôn giáo 2004


    Chương I. Những quy định chung
    Chương II. Hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc
    Chương III. Tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo
    Chương IV. Tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động xã hội của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc.
    Chương V. Quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo tín đồ, nhà tu hành, chức sắc.
    Chương VI. Điều khoản thi hành.


    III. Bước tiến trong pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo
    IV. Kết luận
     
Đang tải...