Tiến Sĩ Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI-XIX).

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Ký hiệu viết tắt
    Danh mục các bảng
    A. MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
    5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 11
    6. Đóng góp của đề tài 12
    7. Bố cục đề tài . 13
    B. NỘI DUNG 13
    CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA BỒ ĐÀO NHA TẠI ẤN ĐỘ
    VÀ TRUNG QUỐC (THẾ KỶ XVI - ĐẦU THẾ KỶ XIX) 14
    1.1. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX) 14
    1.1.1. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XVII) . 14
    1.1.2. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (giữa thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XIX) 32
    1.2. Thương mại Bồ Đào Nha tại Trung Quốc (nửa sau thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XIX) . 42
    1.2.1. Hoạt động bước đầu của thương nhân Bồ Đào Nha tại Trung Quốc (đầu thế kỷ
    XVI - nửa đầu thế kỷ XVII) 42
    1.2.2. Hoạt động thương mại của thương nhân Bồ Đào Nha Macao với Trung Quốc lục
    địa 49
    1.2.3. Quá trình mở rộng thương mại của Bồ Đào Nha ở Macao với các khu vực khác
    (thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XIX) . 55
    1.2.4. Sự suy tàn của thương mại Bồ Đào Nha tại Macao (cuối thế kỷ XVIII - đầu thế
    kỷ XIX) . 61
    CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC GIÁO ĐOÀN BỒ ĐÀO
    NHA Ở ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC (THẾ KỶ XVI - THẾ KỶ XIX) . 65
    2.1. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ . 65
    2.1.1. Bước đầu xác lập ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo tại Ấn Độ (thế kỷ XVI) . 65
    2.1.2. Hoạt động của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vào thế kỷ XVII. . 77
    2.1.3. Sự suy yếu của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vào thế kỷ XVIII 83

    2.2. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc 87
    2.2.1. Quá trình truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Macao 87
    2.2.2. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc lục địa 91
    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ
    TRUYỀN GIÁO CỦA BỒ ĐÀO NHA TẠI ẤN ĐỘ, TRUNG QUỐC (THẾ KỶ
    XVI - THẾ KỶ XIX) . 111
    3.1. Cơ sở xác lập hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn
    Độ, Trung Quốc 111
    3.1.1. Chính sách hướng biển của Bồ Đào Nha . 111
    3.1.2. Sự thừa nhận của Giáo hội Rome đối với các vùng đất Bồ Đào Nha xâm chiếm 114
    3.1.3. Sự tham gia của Bồ Đào Nha vào thương mại Đại Tây Dương trong thế kỷ XV 116
    3.1.4. Vai trò của thương nhân Thiên Chúa giáo mới . 117
    3.2. Đặc điểm hoạt động thương mại, truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và
    Trung Quốc . 119
    3.3. Thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ trong sự đối sánh với
    Trung Quốc . 128
    3.3.1. Vài đối sánh về hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc . 128
    3.3.2. Vài đối sánh về công cuộc truyền giáo của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Trung
    Quốc và Ấn Độ . 133
    3.4. Hệ quả quá trình hoạt động thương mại và truyền giáo của người Bồ Đào Nha
    tại Ấn Độ và Trung Quốc . 138
    3.4.1. Sự gắn kết thương mại Ấn Độ, Trung Quốc vào mạng lưới giao thương toàn cầu
    và hậu quả của chính sách độc quyền nhà nước trong thương mại biển 138
    3.4.2. Sự di cư, hình thành các tộc người mới và nạn kỳ thị chủng tộc 144
    3.4.3. Sự tiếp biến ngôn ngữ Bồ Đào Nha trong cộng đồng cư dân châu Á 146
    3.4.4. Sự tiếp biến, giao lưu văn hóa và hậu quả của chính sách cưỡng bức tôn giáo148
    3.4.5. Bồ Đào Nha đặt nền tảng cho quá trình thay đổi cơ cấu động - thực vật trên
    phạm vi toàn thế giới 153
    C. KẾT LUẬN . 156
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    KÝ HIỆU VIẾT TẮT


    Rs Rupee Tiền Ấn Độ
    EIC East India Company Công ty Đông Ấn Anh
    £ Pound Đồng bảng Anh
    VOC Vereenigde Oost-Indische
    Compagnie
    Công ty Đông Ấn Hà Lan.



























    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1
    Hàng hóa nhập khẩu vào Lisbon từ châu Á (Ấn Độ) từ 1505
    đến 1518
    23
    Bảng 1.2
    Hàng hóa nhập khẩu vào Lisbon từ châu Á (Ấn Độ) từ 1505
    đến 1518
    23
    Bảng 3.1 Sự phát triển dân số của Lisbon từ 1147 đến 1500 113
    Bảng 3.2
    Ví dụ về ảnh hưởng của ngôn ngữ Bồ Đào Nha đến tiếng
    Quảng Châu
    148









    THUẬT NGỮ

    STT Thuật ngữ Chú thích
    1 Agency House Hãng đại lý của các tư thương Bồ Đào Nha tại Ấn Độ.
    Về bản chất, đây là liên minh thương mại giữa các tư
    nhân để tăng cường khả năng cạnh tranh với Hoàng
    gia Bồ Đào Nha và các địch thủ người châu Âu khác.
    2 Arel Người đứng đầu một hải cảng tại ven biển Ấn Độ vào
    đầu thế kỷ XVI.
    3 Armada Hạm đội tàu chiến
    4 Armazem da India Thực chất là kho vũ khí được xây dựng đầu tiên tại
    cảng Lisbon. Bộ phận quản lý của Armazem bao gồm
    một giám đốc, một thủ quỹ và một vài thư ký, một số
    ít thợ thủ công, công nhân, thợ mộc Những kho chứa
    hàng của nó luôn có đại bác và số lượng lính canh gác
    thường xuyên. Ribeira Armazem sản xuất rất nhiều
    thuyền carrack lớn và các thuyền nhỏ phục vụ cho
    thương mại hàng hải đến châu Á. Văn phòng
    Armazem còn thiết lập quan hệ với thương nhân -
    những người cung ứng vũ khí, đồ sứ, rượu, bạc nén và
    những hàng hóa khác cho các chuyến hải hành đến Ấn
    Độ. Trụ sở của Armazem tại Ấn Độ là Goa.
    5 Arroba 14.4 kg
    6 Bengalis Là nhóm dân tộc thiểu số bản địa sinh sống tại Bengal
    (hiện nay về phương diện chính trị, khu vực này được
    phân chia nằm ở hai quốc gia Bangladesh và Ấn Độ).
    Về chủng tộc, họ là sự hỗn huyết giữa người Aryan và
    người Mongoloid.
    7 Cafila Các đoàn thương nhân lữ hành vận chuyển hàng hóa
    bằng đường bộ thông qua Con đường tơ lụa.
    8 Capitao- genal Chức vụ nắm quyền quản lý tối cao tại Macao với tư
    cách là Tổng trấn hoàng gia và chỉ huy quân sự của
    thành phố từ năm 1623.
    9 Capitao - mor Là chức vụ cao nhất nhằm quản lý các chuyến tàu
    được khởi hành từ Macao đến những hải cảng đã được

    chỉ định tại Nhật Bản.
    10 Casado Những người Bồ Đào Nha đã có gia đình đến định cư
    tại châu Á.
    11 Casa dos contos Phòng tài chính thuộc Estado da India.
    12 Casa da matricula Phòng hộ tịch và hỗ trợ quân sự.
    13 Carrack Loại tàu lớn có 3 hoặc 4 cánh buồm vuông, được Bồ
    Đào Nha sử dụng trong giao thương Á - Âu vào thế kỷ
    XV, XVI.
    14 Carreira da India Là những hạm đội tàu được tổ chức bởi Hoàng gia Bồ
    Đào Nha và khởi hành hàng năm từ Lisbon đến Ấn Độ
    (chủ yếu là Goa) theo tuyến thương mại qua mũi Hảo
    Vọng. Theo ước tính, trong khoảng thời gian từ 1497
    đến 1650, có khoảng 1.033 chuyến tàu khởi hành từ
    Lisbon đến Goa.
    15 Cartaz Đây là hình thức cấp phép trong thương mại đường
    biển được thực hiện bởi người Bồ Đào Nha từ đầu thế
    kỷ XVI đến nửa cuối thế kỷ XVIII. Theo đó, các tàu
    muốn đến buôn bán với các vùng đất dưới sự kiểm
    soát của người Bồ Đào Nha phải được sự cho phép
    của Estado và phải đóng thuế theo quy định. Nếu
    không sẽ bị tấn công, đánh đắm bởi lực lượng hải
    quân Bồ Đào Nha tại Ấn Độ dương.
    16 Cristãos novos Là những người gốc Do Thái sinh sống trên lãnh thổ
    Bồ Đào Nha từ xa xưa trong lịch sử. Năm 1496, để
    ngăn chặn khả năng liên minh giữa người Do Thái,
    vua Dom Manuel đã ra sắc lệnh cải đạo cưỡng bức đối
    với cộng đồng Do Thái giáo sống trên lãnh thổ Bồ
    Đào Nha. Và từ đây, nhánh Thiên Chúa giáo mới của
    người Bồ Đào Nha ra đời.
    17 Chattin Những tư thương buôn bán tại Ấn Độ dương không
    được sự cho phép của Hoàng gia Bồ Đào Nha.
    18 Chalupa Thuyền buồm.
    19 Chetty Bộ phận thương nhân hoạt động ở Nam Ấn Độ, đặc
    biệt là bang Tamil Nadu.
    20 Chulia Chỉ các thương nhân Hồi giáo Tamil định cư tại duyên

    hải Coromandel ở Nam Ấn Độ.
    21 Compagnie Royale
    des Indes Orientales
    Công ty Hoàng gia Đông Ấn của Pháp.
    22 Companhia da Índia
    Oriental
    Công ty thương mại Ấn Độ của Bồ Đào Nha được
    thành lập vào năm 1628.
    23 Concession voyage Thuật ngữ này dùng để chỉ các chuyến tàu thương mại
    dưới sự kiểm soát của hoàng gia Bồ Đào Nha được
    bán cho tư thương theo mức giá thỏa thuận. Tư thương
    sẽ là người trực tiếp thu mua hàng hóa và chở về
    Lisbon để phân phối lại trên thị trường châu Âu.
    Hoàng gia Bồ Đào Nha chỉ đóng vai trò thu lợi nhuận
    theo đúng giá cả thỏa thuận.
    24 Conselho
    Ultramarino
    Hội đồng hải ngoại.
    Được thành lập vào năm 1642 tại Lisbon, phụ trách
    các vấn đề về tài chính trong hoạt động thương mại
    giữa Hoàng gia Bồ Đào Nha với các thuộc địa (đặc
    biệt là Ấn Độ).
    25 Council of Trent Hội đồng thế giới lần thứ 19 của Giáo hội Rome (1545
    – 1563), đề ra nội dung của việc tự cải cách và làm
    sáng tỏ những học thuyết gây tranh cãi với Tin Lành
    (Protestism). Hội đồng đóng vai trò quan trọng đem
    đến sự hồi sinh cho Nhà thờ Công giáo Rome ở nhiều
    khu vực khác nhau tại châu Âu.
    26 Cruzado Là một loại tiền xu bằng vàng của người Bồ Đào Nha
    có khắc hình chữ thập chính giữa. Đồng xu vàng này
    được sử dụng bởi Afonso V (1438-1481) khi tổ chức
    cuộc viễn chinh chữ thập chống lại việc xâm chiếm
    Constantinople của người Thổ vào năm 1453. Nó có giá
    trị khoảng 400 reis. Ý nghĩa của chữ cruzado trong tiếng
    Bồ Đào Nha có nghĩa là chữ thập - thập tự giá của vị
    thánh bảo trợ cho Bồ Đào Nha, St George.
    27 Ducat Là một loại tiền đồng đúc bằng vàng hoặc bạc được sử
    dụng trong thương mại của châu Âu từ hậu kỳ trung
    đại đến thế kỷ XX. Trong đó, ducat vàng của Venice
    được xem như tiền tệ trong giao thương quốc tế, tương

    tự như dollar Mỹ hiện nay.
    28 Dom Tước hiệu dành cho nam giới thuộc đẳng cấp quý tộc
    ở Bồ Đào Nha.
    29 Estado da India Thuật ngữ Estado da India - liên bang Ấn Độ được
    dùng để chỉ tất cả các thành phố, pháo đài và các vùng
    lãnh thổ mà người Bồ Đào Nha đã kiểm soát được ở
    châu Á và Đông Phi. Tuy nhiên, đôi khi thuật ngữ
    Estado còn được sử dụng với ý nghĩa rộng hơn nhiều,
    bao gồm tất cả các vùng ven biển và các đảo thuộc
    phía Đông mũi Hảo Vọng giới hạn từ cực đông nam
    châu Phi đến vùng đất thấp ở cửa sông Dương Tử.
    Trong thực tế, cũng có một số khu vực không nằm
    trong phạm vi quản lý của cơ quan này (ví dụ như
    Macao - Trung Quốc).
    30 Foot (feet ) 1 foot = 0.3048 m
    31 Fidalgo Cấp bậc thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp quý tộc của
    vương triều Bồ Đào Nha.
    32 Fishery Coast Vùng duyên hải phía Nam Ấn Độ trải rộng dọc theo
    Coromandel từ Tuticorin đến Comorin.
    33 Foro da chao Tiền thuê đất mà người Bồ Đào Nha ở Maccao phải
    trả cho chính quyền Trung Quốc
    34 Gaunkar Thuật ngữ này có ý nghĩa lịch sử hết sức sâu sắc. Đây
    là tên gọi dành cho hậu duệ trực tiếp của những chủ sở
    hữu đất đai trong làng. Thuật ngữ này bắt nguồn từ
    một tổ chức được gọi là công xã có nghĩa là Tổ chức
    kinh tế xã hội nông thôn Ấn Độ cổ đại được thành lập
    bởi các cư dân bản địa người Ấn Độ hàng ngàn năm
    trước khi Bồ Đào Nha xâm nhập. Một công xã được
    xác định rõ ràng thông qua ranh giới đất đai giữa các
    làng, sự tương tác trong tôn giáo, xã hội và cách thức
    quản lý. Trong mỗi công xã có nhiều Gaunkar. Như
    vậy, ý nghĩa chính xác nhất của thuật ngữ này đó là
    những người đồng sở hữu đất đai và tài sản của công
    xã. Đất đai của công xã không được phép thế chấp, trả
    nợ trong bất kỳ một tình huống nào, bởi bất kỳ một cơ

    quan hay cá nhân nào.
    35 Galleon Loại thuyền buồm lớn có tải trọng trên 1.000 tấn được
    trang bị đại bác, thường được các nước châu Âu sử
    dụng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.
    36 Galiota Loại thuyền có tải trọng từ 300 đến 400 tấn
    37 Go-shuin-sen Thương mại đường biển của người Nhật Bản được sự
    cho phép của Tướng quân ở biển Nam Trung Quốc
    vào thế kỷ XVII.
    38 Guilder Là loại tiền tệ được lưu hành tại Hà Lan trước khi áp
    dụng đồng Euro. 1 guilder = 100 cent.
    39 Guangzhou co-hong Liên minh thương nhân Quảng Đông hoặc phường hội
    quản lý hoạt động thương mại với các thương nhân
    phương Tây tại Quảng Đông trước chiến tranh Thuốc
    phiện lần thứ nhất (1839 - 1842).
    40 Haijin Chính sách hải cấm của triều Minh thi hành ở Trung Quốc.
    41 Hong hoặc co-hong Phường hội hay liên minh thương nhân Trung Quốc.
    42 Hundi Một hình thức thanh toán bằng hối phiếu xuất hiện
    trong thương mại giữa Bồ Đào Nha và Ấn Độ từ thế kỷ
    XVIII. Hundi đầu tiên và cổ nhất còn được biết đến có
    từ thế kỷ XII và sau đó được nhân rộng do sự đơn giản,
    chi phí thấp và tính hiệu quả của nó. Từ hundi là một
    thuật ngữ chung có nguồn gốc từ tiếng Phạn (Sankrit)
    có nghĩ là “tập trung” .
    43 Inforos Địa tô
    44 Inter Caetera Ngày 03 và 04 tháng 5 năm 1493 Giáo hoàng
    Alexandre VI đã ký sắc lệnh Inter Caetera phân chia thế
    giới truyền giáo cho hai nước mà đường ranh là kinh
    tuyến 30 0 từ Bắc xuống Nam cực - đi ngang qua quần
    đảo Azores thuộc Bồ Đào Nha - Tây kinh tuyến từ nay
    thuộc Tây Ban Nha bảo trợ truyền giáo, phần này gồm
    cả tân thế giới (châu Mỹ). Đông kinh tuyến còn lại
    thuộc Bồ Đào Nha gồm châu Phi và châu Á. Riêng ở
    vùng Viễn Đông thì Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản
    đều thuộc lĩnh vực truyền đạo của Bồ Đào Nha.
    45 Jansenism Là phong trào Thần học Ky tô giáo được tiến hành

    đầu tiên tại Pháp. Phong trào bắt nguồn từ tác
    phẩm của nhà Thần học người Hà Lan Cornelius
    Jansen. Trung tâm của phong trào là nhà nguyện
    Port-Royal thuộc Paris.
    46 Khandi Còn có tên gọi là Candil - một đơn vị dùng để tính
    khối lượng thường được sử dụng tại phần Ấn Độ
    thuộc Anh, Afghanistan, Ba Tư và Arab cũng như đế
    quốc Mogul. 1 candil = 20 maon (1 maon dao động từ
    11 kg đến 72 1/2 kg).
    47 Kallar và Maravar Đây là nhóm người thuộc cộng đồng Mukkulathor - cư
    dân bản địa sinh sống ở Trung và Nam của bang Tamil
    Nadu, Ấn Độ. Giai đoạn phát triển đỉnh cao của cộng
    đồng này là từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII khi họ nắm
    quyền thống trị trên toàn bộ khu vực Nam Ấn.
    48 Kilwa Là một hòn đảo thuộc duyên hải Đông Phi, ngày nay
    là Tanzania. Vào thế kỷ XII, dưới thời trị vì của vương
    triều Abu'-Mawahib, Kilwa trở thành thế lực hùng
    mạnh nhất vùng ven biển Đông Phi.
    49 Mappila Nhóm thương nhân Hồi giáo buôn bán tại Malabar.
    50 Marathas Người Ấn Độ giáo cư trú tại Maharashtra thuộc trung
    tâm phía Tây Ấn Độ.
    51 Mendicant orders Là những giáo đoàn sinh sống bằng các hoạt động từ
    thiện. Về nguyên tắc những giáo đoàn này không có
    tài sản riêng hoặc chung. Dòng Dominicains và
    Franciscains cũng thuộc vào nhóm này.
    52 Metizo Những người con lai mang trong mình hai dòng máu:
    Á - Âu. Phần lớn trong số họ có bố là người Bồ Đào
    Nha và mẹ là phụ nữ bản địa.
    53 Moor Là một thuật ngữ trong tiếng Anh để gọi những người
    Hồi Giáo hiện nay đang sinh sống tại Bồ Đào Nha và
    Tây Ban Nha. Nguồn gốc của cộng đồng này là sự hỗn
    huyết giữa người Arab, Tây Ban Nha và Amazigh
    (Berber). Người Moor đã tạo nên nền văn minh Arab
    Andalusian và định cư thường xuyên ở Bắc Phi từ giữa
    thế kỷ XI đến thế kỷ XVII. Đôi khi thuật ngữ này còn

    được mở rộng để chỉ người Hồi giáo nói chung.
    54 Nayak Có nghĩa là người cai trị. Đây là thuật ngữ được sử
    dụng khi vương triều Keladi Nayaka lên cầm quyền
    trong giai đoạn 1499-1763. Vào 1565, các Nayak đã
    xác lập quyền lực trên phạm vi lãnh thổ của đế quốc
    Vijayanagar trước đây.
    55 Nayar Cộng đồng Hindu giáo sinh sống ở phía Nam Ấn Độ
    thuộc bang Kerala.
    56 Nau Thuật ngữ dùng để chỉ các tàu có kích thước lớn được
    sử dụng trong các chuyến hải hành vượt đại dương từ
    thế kỷ XIII đến thế kỷ XV.
    57 Naveta Loại tàu chở hàng hóa có tải trọng 300 tấn.
    58 Old Goa Là một thành phố có giá trị lịch sử quan trọng nằm ở
    ngoại ô phía Bắc của Goa hiện nay. Thành phố này
    được xây dựng bởi Hồi vương Bijapur vào thế kỷ XV
    và trở thành kinh đô của Estado da India từ thế kỷ XVI
    đến XVIII. Thành phố đã được UNESCO công nhận là
    di sản văn hóa thế giới.
    59 Oriya Họ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Odia,
    Odri, Utkaliya, Kalingi, trong tiếng latin là Uri. Đây là
    nhóm dân tộc ở phía đông Ấn Độ theo Hindu giáo và
    chiếm đa số trong các bang nằm ở duyên hải phía Đông
    Odisha, và chiếm số lượng nhỏ tại Andhra Pradesh, Tây
    Bengal, Karnataka, Jharkhand và Chhattisgarh.
    60 Ounce 28.35 g
    61 Outvidor Thẩm phán do tổng trấn người Bồ tại Estado da India
    bổ nhiệm đến cư trú tại Macao trong 3 năm.
    62 Pagoda Một loại tiền tệ bằng vàng hoặc một nửa vàng được sử
    dụng bởi các vương triều người Ấn (như
    Kadambas của Hangal, Kadambas của Goa, và đế
    quốc Vijaynagar) cũng như Anh, Pháp và Hà Lan sau
    này.
    63 Palaiyakkarar Là tước hiệu quý tộc của những người đứng đầu một
    phần lãnh thổ hoặc lãnh đạo chiến dịch quân sự được
    bổ nhiệm bởi người cai trị Nayaka ở Nam Ấn (thuộc

    vương quốc Vijayanagar, Madurai Nayakas và vương
    triều Kakatiya) trong suốt thế kỷ XVI-XVIII.
    64 Pancada Là những quy định về giá cả được sử dụng bởi các
    daimyo tại Nagasaki (Nhật Bản) nhằm thu mua tơ lụa
    Trung Quốc theo tỷ lệ được điều chỉnh ở mức thấp
    nhất. Hệ thống này còn được sử dụng tại Manila.
    65 Pardesi Nhóm thương nhân người nước ngoài tham gia buôn
    bán tại duyên hải Ấn Độ gồm: người Arap, Ba Tư,
    Thổ Nhĩ Kỳ, Somali, Maghreb
    66 Pataxo Loại tàu có tải trọng 300 đến 400 tấn
    67 Peso 1 peso = 0.8 tael
    = 0.8 cruzado
    = 1.07 xerafines
    68 Picol = 133 1 /2 pounds
    69 Pound = 0.45359237 kg
    70 Propaganda Vào ngày 6/1/1622, Giáo hoàng Gregory XV quyết
    định thành lập Phái bộ truyền giáo đức tin (Sacred
    Congregation for the Propagation of the Faith). Đối
    với Ấn Độ, Propaganda chính thức xuất hiện thông
    qua Matthew de Castro vào cuối năm 1633.
    71 Provedor-Mor dos
    Defuntos e Ausentes
    Đây là chức vụ mà Captain-mor nắm giữ cho đến
    1589 với ý nghĩa “Người quản lý những tài sản của
    người chết và những người vắng mặt”. Theo đó, khi
    một thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao qua đời thì
    capitao-mor có trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp
    lý và chuyển đến Estado da India ở Goa - nơi chúng
    được dàn xếp để phân chia cho những người thừa kế ở
    Bồ Đào Nha hoặc các vùng đất khác theo di chúc.
    72 Quintal 100 kg
    73 Raja Một thuật ngữ lịch sử xuất hiện trong kinh Vệ Đà
    (Rigveda) của Ấn Độ dùng để gọi người đứng đầu
    một gia tộc. Trước kia, các học giả thường gọi là
    “vua” nhưng hiện nay được dịch là “trưởng tộc”.
    74 Real Một loại tiền đồng được đúc bằng bạc của người Tây
    Ban Nha.

    75 Relação Tòa án tối cao thuộc Estado da India.
    76 Renda Renda là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc bán
    nguồn lợi của Estado da India cho người trả giá cao
    nhất. Thời hạn của một renda là khoảng 3 năm.
    Người có được renda phải có người bảo lãnh và nộp
    một số tiền đặt cọc trước khi ký hợp đồng.
    77 Ring Nhóm thương nhân đại diện cho các daimyo ở 5
    thành phố Edo, Kyoto, Osaka, Sakai và Nagasaki nắm
    độc quyền trong nhập khẩu tơ lụa vào Nhật Bản.
    78 Sarraf Thuật ngữ dùng để chỉ những chủ ngân hàng người
    Bồ Đào Nha đầu tiên tại Ấn Độ.
    79 Senado da Camara Hội đồng thành phố.
    80 Sephardim Các thế hệ sau của những người Do Thái ở Bồ Đào
    Nha và Tây Ban Nha bị trục xuất theo sắc lệnh năm
    1492.
    81 Sofala Hiện nay thuộc tỉnh Sofala ở Mozambique. Vương
    quốc Sofala được ra đời vào khoảng năm 700. Người
    Arab và Ba Tư bắt đầu đến đây giao thương vào thế kỷ
    X. Pêro da Covilhã là nhà thám hiểm Bồ Đào Nha
    đầu tiên đặt chân đến vùng đất này vào năm 1489.
    Trong chuyến viễn chinh đến Ấn Độ, Da Gama đã cho
    tàu cập bến và tìm hiểu thông tin về địa điểm này.
    82 Santa Casa da
    Misericordia
    Hội huynh đệ. Tổ chức này có trách nhiệm chăm sóc
    người nghèo, người bệnh và trẻ mồ côi.
    83 Syriac Orthodox
    Church
    Còn được gọi là Syriac Orthodox Patriarchate of
    Antioch and All the East quản lý 6 nhà thờ:
    Coptic, Ethiopia, Eritrea, Syriac, Malankara Syrian
    (Nhà thờ Chính thống giáo Ấn Độ) và Nhà thờ Tông
    đồ Armenia.
    84 Tael Đơn vị thuộc hệ thống đo lường được áp dụng chủ yếu
    ở vùng Viễn Đông thường được dịch là “lạng” hay
    “lượng” trong tiếng Việt. 1 tael ở Quảng Châu = 37.5
    grams, 1 tael Thượng Hải = 33.9 g
    1 tael = 1 cruzado
    = 1.33 xerafines

    85 Taluka Là thuật ngữ Bồ Đào Nha sử dụng để chỉ 12 đơn vị
    hành chính dưới Goa. Trong thời kỳ cai trị của Bồ Đào
    Nha, Goa được chia làm 2 khu vực: Bắc Goa và Nam
    Goa với 12 taluka: Bardez, Bicholim, Pernem, Ponda,
    Sattari, Tiswadi, Dharbandora, Canacona, Mormugao,
    Salcette, Sanguem, Quepem.
    86 Tangas = 60 reis
    87 Treaty of Amiens Được ký kết vào ngày 27/3/1802 giữa Anh, Pháp, Tây
    Ban Nha và Cộng hòa Batavia (Hà Lan), chấp nhận duy
    trì nền hòa bình tại châu Âu trong 14 tháng suốt cuộc
    chiến tranh Napoleon. Theo đó, quyền lực và lãnh thổ
    của Bồ Đào Nha phải được tôn trọng, ngoại trừ việc
    Pháp tiếp nhận Guinea thuộc Bồ Đào Nha.
    88 Tordesillas Hòa ước này được ký kết vào ngày 7/6/1494 nhằm
    giải quyết những tranh chấp giữa Bồ Đào Nha và Tây
    Ban Nha sau chuyến phát kiến địa lý của Christopher
    Columbus (1492). Theo hiệp ước này, thế giới được
    phân định bằng đường kinh tuyến tưởng tượng kéo dài
    từ Nam đến Bắc cách quần đảo Cape Verde 370 hải lý
    (1.770 km) về phía Tây. Như vậy, vương quốc Castille
    cùng quần đảo Canaries thuộc về triều đình Tây Ban
    Nha, còn các đảo Madeira, Porto Santo, quần đảo
    Azores, Cape Verde cũng như quyền chinh phục
    vương quốc Fez hoặc Fès (Maroc) và quyền đi lại
    bằng đường biển ở phía Nam đường vĩ tuyến chạy qua
    quần đảo Canaries thuộc về triều đình Bồ Đào Nha.
    Vùng đất Brazil được khám phá trước khi hiệp ước
    này được ký kết, vì thế nó thuộc chủ quyền của Bồ
    Đào Nha
    89 Xerafines Đồng bạc được sử dụng trong phần lãnh thổ Ấn Độ
    thuộc Bồ Đào Nha. 1 xerafim = 300 reis
    90 Zamorin Là tước hiệu hoàng gia của những tiểu vương Hindu
    giáo trong thời trung đại ở Calicut trên duyên hải
    Malabar (hiện nay là Kerala). Zamorin cai trị trong 6
    thế kỷ (XII -XVIII) với kinh đô tại Calicut, một trung

    tâm thương mại quan trọng phía Nam Ấn Độ.
    91 Wako Cướp biển người Nhật Bản, hoạt động tại bờ biển Trung
    Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII. Tuy
    nhiên, thành phần tham gia mạng lưới này còn có cả
    người Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Nam Á.
    92 Vedoria da fazenda Ủy ban quản lý ngân khố thuộc Estado da India.
    93 Vedor da fazenda Nhân viên quản lý ngân khố thuộc Estado da India .

































    1


    A. MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Phát kiến địa lý là một những thành tựu vĩ đại trong lịch sử nhân loại, “một cuộc
    cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức. Với tư cách là quốc gia tiên
    phong của kỷ nguyên khám phá (Discovery Age), Bồ Đào Nha đã góp phần khai mở
    những trang sử đầu tiên của chủ nghĩa thực dân phương Tây khi thiết lập hệ thống
    thương điếm trải dài từ duyên hải Tây Phi đến tận vùng Viễn Đông xa xôi 1 và kiến tạo
    đế quốc mậu dịch hàng hải đầu tiên trong thời cận đại - Estado da India. Như vậy, đây
    không chỉ là bước ngoặt trong lịch sử Bồ Đào Nha mà còn là thời kỳ chuyển mình mạnh mẽ
    dẫn đến những thay đổi bản chất trong quan hệ giữa phương Đông và phương Tây.
    Trong mạng lưới nhượng địa của Bồ Đào Nha trên toàn châu Á, các thương điếm
    ven biển Ấn Độ và Trung Quốc đóng vai trò nổi bật, không thể thay thế. Vốn xem
    thương mại là trọng tâm và hoạt động với mục đích thiết lập nền thương mại “nhân
    đôi” nên Bồ Đào Nha đã duy trì một lúc hai tuyến giao thương: ngoại tuyến và nội
    tuyến, với các mối quan hệ chồng chéo vô cùng phức tạp. Thế nhưng, những thương
    điếm như Cochin, Goa, Malacca và Macao .lại được kết nối vô cùng linh hoạt, vận
    động nhịp nhàng trong một mạng lưới thương mại mang tính quốc tế đầu tiên của thời
    kỳ cận đại. Vì thế, thông qua việc phục dựng tương đối chân xác diện mạo của giai
    đoạn lịch sử nhiều dấu ấn này, luận án đi sâu phân tích để rút ra đặc điểm của đế quốc
    Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc (trong sự đối sánh với một số đế quốc tư bản
    chủ nghĩa thời bấy giờ như Hà Lan, Anh).
    Bên cạnh đó, mặc dù có cùng cơ chế quản lý và nhiều nét tương đồng trong quá trình
    phát triển nhưng hệ thống thương điếm của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tồn
    tại ít nhiều dị biệt. Khác với thương mại tại Ấn Độ, ở Trung Quốc, Bồ Đào Nha không
    dùng vũ lực để xâm chiếm đất đai, xây dựng pháo đài, kiểm soát thương mại mà một
    phương thức mềm mỏng hơn đã được lựa chọn để xâm nhập vùng đất này: chấp nhận
    vị trí trung gian, kết nối tuyến giao thương giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Đặc trưng
    của thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao là triển khai một phương thức thương mại
    biển tương đối ôn hòa, không chịu nhiều sự chi phối của Estado da India. Sự tương
    đồng và dị biệt của hai mạng lưới thương điếm có cùng chủ sở hữu này không những
    có ý nghĩa khoa học đầy lý thú mà còn để lại nhiều bài học quý giá cho lịch sử.
    Sự song hành giữa thương mại và truyền giáo trong quá trình hoạt động của Bồ
    Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc được các học giả ví von như “đôi cánh của một con

    1 Các hải cảng của Nhật Bản được xem là điểm cuối trong chuỗi hệ thống thương điếm của đế quốc mậu dịch Bồ Đào
    Nha. 2


    chim”. Nếu trong thương mại, lách qua “khe cửa hẹp” của thể chế độc quyền, các tư
    thương đã đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các khâu của quá trình thu mua - vận
    chuyển - bán hàng hóa thì trong lĩnh vực truyền giáo, tất cả hoạt động của các giáo
    đoàn đều chịu sự chi phối của vua Bồ Đào Nha (theo những sắc chỉ được ký kết và
    ban hành bởi Giáo hoàng tại Rome). Trong gần một thế kỷ, ba giáo phận Goa,
    Malacca và Macao lần lượt ra đời đánh dấu thành tựu trong hoạt động truyền giáo của
    các giáo đoàn Bồ Đào Nha. Nếu ở Ấn Độ, quá trình truyền giáo được tiến hành khá
    thuận lợi thông qua việc sử dụng vũ lực cưỡng ép người dân bản địa phải cải đạo thì
    các linh mục Dòng Tên phải rất vất vả để xâm nhập vào Trung Quốc. Một nhà nước
    tập quyền vững mạnh với nền văn hóa chịu ảnh hưởng đậm nét của học thuyết Nho
    giáo đã buộc các linh mục Bồ Đào Nha phải thay đổi một phần cách thức truyền đạo.
    Đây là vấn đề gây tranh cãi trong thời gian dài giữa các linh mục Dòng Tên Trung
    Quốc với Giáo hội Rome. Vì vậy, tìm hiểu về hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha
    tại Ấn Độ và Trung Quốc còn cho chúng ta thấy sự thích ứng của tôn giáo đối với các
    nền văn hóa, các thể chế chính trị khác nhau như thế nào.
    Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu về đế quốc mậu dịch Bồ Đào Nha cũng như hoạt
    động thương mại và truyền giáo của nó ở Ấn Độ, Trung Quốc vẫn còn là mảng trống.
    Trong các chương trình đào tạo cử nhân Lịch sử, thạc sĩ Lịch sử thế giới, nhận thức
    của sinh viên về quá trình xác lập quyền lực thương mại biển của Bồ Đào Nha còn
    khá chung chung. Những hiểu biết về vai trò của các linh mục Bồ Đào Nha tại Trung
    Quốc và Ấn Độ cũng hết sức mờ nhạt.
    Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và
    truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)” làm đề
    tài cho luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử thế giới.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    2.1. Thực trạng nghiên cứu vấn đề trong nước
    Việc Bồ Đào Nha khai mở thành công con đường biển đến châu Á và thiết lập
    được hệ thống cứ điểm thương mại và truyền giáo tại Ấn Độ, Trung Quốc là một
    trong những bước ngoặt quan trọng của lịch sử nhân loại. Thế nhưng cho đến nay, vấn
    đề này vẫn chỉ được trình bày một cách sơ lược trong một số giáo trình cũng như
    trong những tác phẩm viết về lịch sử thế giới.
    Lịch sử các cuộc phát kiến địa lý đã được đề cập đến trong nhiều cuốn giáo trình
    Lịch sử thế giới, như: Lương Ninh, Đặng Đức An (1976), Lịch sử thế giới trung đại
    (quyển 2, tập 1, châu Âu thời hậu kỳ trung đại), NXB Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Gia
    Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn Là (2003), Lịch sử thế giới trung đại,
    NXB Giáo dục, Hà Nội; Các cuốn giáo trình này, trong khi phân tích những nguyên 3


    nhân và tiền đề thúc đẩy các quốc gia Tây Âu (trong đó có Bồ Đào Nha) tiến hành viễn
    chinh, tìm con đường hàng hải mới sang Ấn Độ, đã nhấn mạnh ưu thế đặc trưng của Bồ
    Đào Nha và Tây Ban Nha như vị trí địa lý nằm ven Đại Tây Dương, sử dụng la bàn, hải
    trình, tàu caravel và những thiết bị đo thiên văn cho các chuyến đi biển dài ngày.
    Quá trình xác lập quyền lực của Bồ Đào Nha cũng được đề cập khái quát trong
    các cuốn sách chuyên khảo về lịch sử Ấn Độ, lịch sử Trung Quốc, như: Nguyễn
    Thừa Hỷ (1986), “Ấn Độ qua các triều đại”, NXB Giáo dục; Vũ Dương Ninh (chủ
    biên, 1995), “Lịch sử Ấn Độ”, NXB Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Hiến Lê (1982),
    “Sử Trung Quốc”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh Điểm chung của các tác phẩm
    này là sự trình bày mang tính sơ lược về quá trình xác lập thương điếm của Bồ
    Đào Nha ven Ấn Độ Dương, vịnh Bengal và Trung Quốc. Hoạt động giao thương
    giữa Bồ Đào Nha với Ấn Độ và Trung Quốc gần như không được nói đến.
    Lịch sử truyền giáo của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc cũng
    gần như là một mảng trống. Chúng tôi chỉ có thể tìm hiểu các sự kiện liên quan thông qua
    những cuốn sách sau: Nguyễn Hồng (1959), “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam (quyển 1
    - Các thừa sai dòng Tên (1615 - 1665)”, NXB Chân Lý, Sài Gòn; Bùi Đức Sinh
    (1975), “Lịch sử giáo hội công giáo”, NXB Chân Lý, Sài Gòn; Phan Phát Huồn (1962),
    Việt Nam giáo sử (quyển 1, 1533 - 1933), Cứu Thế Tùng Thư, Sài Gòn Trong các tác
    phẩm tuy không đề cập đến một cách trực tiếp hoạt động truyền giáo ở Ấn Độ hay Trung
    Quốc nhưng đã phác họa nguyên nhân thúc đẩy quá trình liên kết giữa “vương quyền”
    Bồ Đào Nha với Giáo hội Rome để mở rộng quyền lực sang phương Đông. Đặc biệt,
    cuốn 'Việt Nam giáo sử” của Phan-Phát-Huồn (1962) cung cấp nguồn tư liệu đáng tin cậy
    về quá trình truyền bá Thiên Chúa giáo của người Bồ Đào Nha tại châu Á, nhất là các sắc
    chỉ của Giáo hội Rome về việc thành lập 3 giáo phận Malacca, Goa (Ấn Độ) và Macao
    (Trung Quốc). Thông qua những sự kiện quan trọng trong lịch sử truyền giáo của Giáo
    hội Rome tại phương Đông, tác giả cũng trình bày một số hoạt động của các giáo sĩ dòng
    Dominicains (Đa Minh) ở Trung Quốc. Trong Luận văn Thạc sĩ của Phạm Văn Thắng
    (2001) tại Đại học Sư phạm Huế về “Quá trình Thiên Chúa giáo du nhập vào Trung
    Quốc, Nhật Bản, Việt Nam thời cận đại”, tác giả cũng trình bày hoạt động của giáo sĩ
    Matteo Ricci (Dòng Tên) ở Trung Quốc nửa sau thế kỉ XVI.
    Trên một số tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
    Nghiên cứu Châu Âu, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Tôn giáo, tạp chí Lịch
    sử quân sự cũng chỉ có những bài viết đề cập đến hoạt động truyền giáo của các
    giáo sĩ tại châu Á: Bài “Hương liệu và linh hồn” của Trần Tam Tỉnh đăng trên tạp chí
    Lịch sử Quân sự đi sâu tìm hiểu mục đích của các chuyến viễn chinh do người Bồ 4


    Đào Nha tổ chức đến châu Á, chỉ ra mối quan hệ giữa mục đích thương mại và tôn
    giáo trong các chuyến viễn chinh này; các bài viết của Nguyễn Văn Kiệm như: “Sự du
    nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam, thực chất. hậu quả và hệ luỵ” tạp chí
    Nghiên cứu lịch sử, 9/1987; “Sự truyền bá đạo Thiên Chúa ra vùng đất ngoại từ phát
    triển địa lý đến hết thế kỉ XIX “, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 4/2001 đã phân tích
    những tác động và vai trò của công cuộc phát kiến địa lý đối với hoạt động truyền
    giáo của Giáo hội Rome từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, trong đó chú ý đến hoạt động
    truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Việt Nam. Trong bài “Sự du nhập đạo Thiên Chúa
    vào Việt Nam trong sự đối sánh với Trung Quốc và Nhật Bản “ của Nguyễn Văn Tận,
    đăng trên Nghiên cứu Nhật Bản (2.2004), tác giả chủ yếu phân tích những nét tương
    đồng và dị biệt trong công cuộc truyền giáo tại Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản.
    Như vậy, vấn đề hoạt động thương mại, truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và
    Trung Quốc vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào đề cập đến. Những cuốn
    sách, những bài báo, những đề tài ở Việt Nam liên quan đến đề tài luận án được chia
    làm hai mảng chính:
    + Những nghiên cứu chung về lịch sử Ấn Độ, Trung Quốc còn khá ít ỏi. Trong các
    công trình này, phần lớn tác giả chỉ đề cập đến quá trình tiếp xúc giữa Bồ Đào Nha với
    Ấn Độ và Trung Quốc một cách sơ lược và khái quát.
    + Vấn đề truyền giáo chỉ có những cuốn sách viết về Thiên Chúa giáo tại Việt
    Nam, gần như không có một nguồn tài liệu nào bằng tiếng Việt mà chúng tôi tiếp
    cận được trình bày trực tiếp về Thiên Chúa giáo tại Ấn Độ hoặc Trung Hoa.
    Do vậy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào trình bày toàn
    diện và có hệ thống về các nội dung liên quan đến đề tài luận án.
    2.2. Thực trạng nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
    Nếu như ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu về hoạt động thương mại
    và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc còn quá khiêm tốn thì vấn
    đề này rất được các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm.
    2.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào
    châu Á
    Đây là vấn đề mang tính khoa học lý thú, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
    Sử học được thể hiện thông qua số lượng các công trình xuất bản liên quan đến nội
    dung này. Tiêu biểu như: B.W.Diffie và G.D.Winius (1977), “Foundations of the
    Portuguese Empire, 1415-1580”, University of Minnesota, Mineapolis; M. D. D.
    Newitt (1986), “The First Portuguese Colonial Empire”, University of Exeter Press;
    A.R.Disney (2009), “A History of Portugal and the Portuguese Empire: From
    Beginnings to 1807, volume 2: The Portuguese empire”, Cambridge University 5


    Press, London; Mặc dù phần lớn các công trình trên đều trình bày một cách có hệ
    thống về quá trình xác lập quyền lực của Bồ Đào Nha từ các cứ điểm ven biển Tây
    Phi đến Ấn Độ - Đông Nam Á - Viễn Đông nhưng cách thức chọn lựa sự kiện và quan
    điểm đánh giá lại khác nhau. Cụ thể: Trong tác phẩm “Foundations of the Portuguese
    Empire, 1415-1580”, B.W.Diffie và G.D.Winius (1977) tìm hiểu về mối quan hệ giữa
    Đông - Tây trong thời cổ đại, điểm vài nét sơ lược về quá trình hình thành đất nước
    Bồ Đào Nha. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích từng giai đoạn một trong quá
    trình xác lập quyền lực của Bồ Đào Nha tại châu Á từ các chuyến viễn chinh của
    Cabral đến A.Albuquerque và các tổng trấn sau này. Ở chiều hướng khác, thông qua
    tác phẩm “A History of Portugal and the Portuguese Empire: From Beginnings to
    1807”, A.R.Disney đi sâu tìm hiểu quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Ấn Độ
    và tập trung phân tích cách thức hình thành, phát triển quyền lực thương mại của Bồ
    Đào Nha thông qua việc thiết lập Estado da India.
    Tuy nhiên, trình bày một cách toàn diện, ngắn gọn nhất về đế quốc Bồ Đào Nha là
    tác phẩm “Portuguse Empire in Asia, 1500-1700, A Political and Economic History”
    London and New York, được tái bản vào năm 2002. Công trình này là một trong
    những tư liệu tham khảo quan trọng của đề tài. Điều khác biệt của công trình không
    chỉ dừng lại ở việc phân chia các giai đoạn và trình bày hết sức rõ nét những vấn đề
    kinh tế - chính trị của đế chế mà còn phân tích những luận điểm của cả các học giả
    châu Á và châu Âu về nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của đế quốc Bồ Đào Nha. Trên
    cơ sở trình bày một cách sơ lược quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào các vùng
    đất khác nhau ở châu Á, tác giả đã đi sâu làm nổi bật những nguyên nhân đặc trưng
    khiến cho Bồ Đào Nha phải thực hiện các chuyến viễn chinh đến châu Á bằng đường
    biển, đặc biệt là quá trình đấu tranh và thắng thế của chủ nghĩa trọng thương trong
    triều đình Bồ Đào Nha. Không những thế, quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào
    Ấn Độ, Trung Quốc cũng được tác giả chú ý đề cập đến trên cả hai bình diện thương
    mại và truyền giáo.
    Trong thời gian gần đây, nhiều cuốn sách viết về “thời đại khám phá” đã được dịch và
    xuất bản bằng tiếng Việt, tiêu biểu như: Vũ Bội Tuyền (1997), “Mười nhà thám hiểm lừng
    danh thế giới”, NXB Thanh Niên; Trương Quảng Trí (ch.b, 2003), Phong Đảo dịch, “10
    nhà thám hiểm lớn thế giới”, NXB Văn hóa Thông tin; Văn Sính Nguyên, “Những câu
    chuyện về lịch sử phương Tây - phát hiện lục địa mới”, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội
    Các tác giả đã phân tích chuyến du hành của Marco Polo và tác động của cuốn sách
    “Marco Polo du ký” đối với xã hội Tây Âu thời hậu kỳ trung đại. Những chuyến viễn chinh
    của Christopher Colombus, Vasco da Gama hay chuyến đi vòng quanh thế giới của
    Ferdinand Magellan cũng được đề cập một cách chi tiết. Trong đó, chuyến đi của da Gama 6


    đến Calicut, Cochin là nguồn tư liệu quý giá để tìm hiểu về phương thức xác lập thương
    điếm trong giai đoạn đầu tiên của Estado da India.
    Mặc dù vậy, những nghiên cứu phong phú về quá trình bành trướng của Bồ Đào
    Nha từ một nhà nước nhỏ bé ven bờ Đại Tây Dương đến một đế chế hùng mạnh được
    chúng tôi sử dụng như những tư liệu lịch sử quan trọng để phục vụ cho việc thực hiện
    đề tài.
    2.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha ở
    Ấn Độ và Trung Quốc
    Trong quá trình tìm kiếm, thu thập tài liệu, chúng tôi xác định rõ ràng quan điểm
    nghiên cứu: nghiên cứu về hoạt động thương mại biển của một đế quốc dưới góc độ
    lịch sử. Vì vậy, chúng tôi không quá chú trọng vào những tác phẩm kinh tế thuần túy.
    Với mức độ rộng lớn về phạm vi kiến thức của vấn đề, đã có khá nhiều công trình
    xuất bản đề cập đến quan hệ giao thương giữa Bồ Đào Nha và Ấn Độ như:
    J.C.Boyajian (2007), “Portuguese Trade in Asia under the Habsburgs, 1580-1640”,
    JHU Press hoặc “Merchants, Companies and Trade: Europe and Asia in the Early
    Modern Era” của Chaudhury Sushil & Morineau Michel (2007); F.C.Danvers (1988),
    “The Portuguese in India: Being a History of the Rise and Decline of Their Eastern
    Empire”, London: W.H.Allen & co, limited; Pius Malekandathil (2001), “Portuguese
    Cochin and the Maritime Trade of India, 1500-1663”; “European Commercial
    Enterprise in Pre-Colonial India” của Om Prakash (2008); “Trade and Finance in
    Portuguese India: A Study of the Portuguese Country Trade, 1770-1840” của Celsa
    Pinto Thông qua những tác phẩm này, các tác giả tập trung khắc họa quá trình bành
    trướng quyền lực của Bồ Đào Nha tại vùng duyên hải Ấn Độ. Việc thiết lập độc
    quyền thương mại đối với một số mặt hàng, sự ra đời và áp dụng thể chế cartaz tại Ấn
    Độ dương.
    Thế nhưng phần lớn các tác phẩm trên đều tập trung vào giai đoạn phát triển hưng
    thịnh của đế quốc Bồ Đào Nha, sự suy tàn quyền lực thương mại chỉ được đề cập đến
    ở một số khía cạnh. Điều đó đã được bổ khuyết trong Luận án Tiến sĩ Lịch sử tại
    Đại học Goa với đề tài “History of Trade and commerce in Goa: 1878 - 1961” của
    Murelle Maria Leonildes da Costa. Mặc dù giai đoạn 1878 - 1961 mới là nội dung
    chính của luận án, tuy nhiên trong chương 2 và chương 3 của luận án, tác giả cũng
    trình bày những dữ liệu cần thiết về hoạt động của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vào cuối
    thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Tác giả đã đặt Bồ Đào Nha trong mối tương quan
    với Anh cũng như đi sâu phân tích sự thỏa hiệp giữa hai quốc gia này về việc
    chuyển nhượng các quyền lợi, các mặt hàng .Qua đó, cho thấy sự khôn khéo trong
    đường lối đối ngoại đã khiến Anh thu được rất nhiều lợi nhuận từ Bồ Đào Nha mà 7


    không cần sử dụng bạo lực. Một Bồ Đào Nha yếu kém về chính trị, già cỗi và bảo
    thủ về đường lối đã đánh mất hoàn toàn vai trò của mình trong giao thương với Ấn
    Độ vào nửa đầu thế kỷ XIX.
    Xu hướng nghiên cứu về một số thương điếm nổi bật của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ
    như Goa, Cochin được thể hiện qua các tác phẩm: “Portuguese in the Tamil
    coast: historical explorations in commerce and culture, 1507-1749)” của Jeyaseela
    Stephen; “Goa-Kanara Portuguese Relations, 1498-1763” của B.S.Shastry; “Goa
    and Portugal: History and Development” của C.J.Borges, Oscar Guilherme
    Pereira, Hannes Stubbe (2000)
    Như vậy, mặc dù không có một công trình chuyên khảo nào về thương mại Bồ
    Đào Nha tại châu Á từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, nhưng những tác phẩm vừa được
    chúng tôi đề cập đến cũng phần nào đã khái quát bức tranh thương mại của đế chế Bồ
    Đào Nha. Việc móc nối, liên kết các giai đoạn, các sự kiện lịch sử từ những công trình
    khác nhau đã xuất bản là nền tảng quan trọng để chúng tôi đi sâu tìm hiểu vào một
    khía cạnh nhỏ của vấn đề.
    Nếu so sánh với Ấn Độ thì các nghiên cứu về hoạt động giao thương của Bồ Đào
    Nha tại Trung Quốc (mà chúng tôi tiếp cận được) còn khá khiêm tốn. Ngoại trừ một
    vài tác phẩm tập trung đi sâu vào ảnh hưởng của Bồ Đào Nha tại Macao, còn lại vẫn
    là những công trình sơ khảo mang tính chất chung chung. Dựa vào các tác phẩm viết
    về lịch sử Trung Quốc, chúng tôi chọn lọc các sự kiện lịch sử liên quan đến người Bồ
    Đào Nha, như: “The Cambridge History of China: Volume 8, The Ming Dynasty
    (1368-1644)” của Denis C. Twitchett, Frederick W. Mote (1998); hay Willard J.
    Peterson (2002) với “The Cambridge History of China: Volume 9, Part 1, The Ch'ing
    Empire to 1800” .Đây là hai cuốn nằm trong bộ sách viết về lịch sử Trung Quốc từ
    thời nguyên thủy đến đương đại được Cambridge University xuất bản. Trong Volume
    8, từ trang 333 đến 353, tác giả đã trình bày quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào
    Trung Quốc từ 1514 đến 1524 cũng như thương mại giữa Macao vàs Nagasaki (1572
    - 1640).
    Vấn đề thương nhân Bồ Đào Nha đến buôn bán tại Trung Quốc được đề cập trong
    những tác phẩm: Tianze Zhang (1933), “Sino-Portuguese Trade from 1514 to 1644: A
    Synthesis of Portuguese and Chinese Sources”; G.B.Souza (2004), “The Survival of
    Empire: Portuguese Trade and Society in China and the South China sea 1630-1754”
    Nếu cuốn sách thứ nhất trình bày về thương mại giữa Bồ Đào Nha và Trung Quốc
    từ khi khởi đầu đến 1644 thì cuốn sách thứ hai là sự tiếp nối về mặt thời gian đến
    1754. Những sự kiện lịch sử trong cả hai cuốn sách đều xoay quanh quá trình xác lập
    vai trò trung gian của thương nhân Bồ Đào Nha trong tuyến thương mại đến Nhật Bản 8


    hoặc tuyến Macao - Đông Nam Á - Goa và Lisbon. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức, điều
    hành thương mại biển của người Bồ Đào Nha ở Macao cũng được dành một dung
    lượng phù hợp. Dựa vào sự nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa Estado da India
    với Macao, những đặc điểm khác biệt của thương điếm Macao trong hệ thống thương
    điếm của Bồ tại châu Á đã dần bộc lộ. Đây là một trong những điểm đặc sắc của các
    tác phẩm này.
    Tóm lại, số lượng các tác phẩm nghiên cứu về thương mại của Bồ Đào Nha ở Ấn
    Độ và Trung Quốc khá phong phú và đa dạng nhưng lại chia làm ba khuynh hướng
    nghiên cứu sau:
    Thứ nhất, tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của đế quốc
    mậu dịch biển Bồ Đào Nha ở châu Á. Trong đó, hoạt động thương mại diễn ra ở Ấn
    Độ Dương, vịnh Bengal, duyên hải Nam Trung Quốc, Macao được trình bày một cách
    khái quát với những nét chung nhất.
    Thứ hai, các công trình chuyên khảo về thương mại biển của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ.
    Chúng ta có thể thấy nổi lên hai xu hướng khá rõ nét: một số tác giả chú trọng vào
    tuyến giao thương nội Á; những tác giả còn lại đi sâu phân tích tuyến Cape và vai trò
    của các thương điếm Ấn Độ trong mạng lưới giao thương xuyên Á này.
    Thứ ba, các tác phẩm viết về thương mại biển của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc chủ
    yếu tập trung vào quan hệ giữa Macao với cứ điểm thương mại chủ yếu của Bồ Đào
    Nha ở Nhật Bản (trong thời kỳ đầu) cũng như quá trình cạnh tranh quyền lực thương
    mại giữa Bồ Đào Nha với Tây Ban Nha, Hà Lan (ở giai đoạn suy tàn của Estado da
    India).
    2.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về hoạt động truyền giáo của các giáo đoàn Bồ
    Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc
    Về việc xác lập vị thế của Giáo hội Rome tại Ấn Độ vào đầu thế kỷ XVI cũng như
    quá trình hình thành các giáo xứ, giáo phận của Bồ Đào Nha tại quốc gia này được đề
    cập trong các công trình: Stephen Neill (2002), “A History of Christianity in India,
    1707-1858”, Cambridge University Press; Stephen Neill (2004), “A History of
    Christianity in India: The Beginnings to AD 1707”, Cambridge University Press;
    J.Elisha (2004), “Francis Xavier and Portuguese Administration in India”;
    Md.S.Farid (2011), “Historical Sketch of the Christian Tradition in Bengal” Trong
    đó, hai tập sách về lịch sử Thiên Chúa giáo Ấn Độ của Stephen Neill được xem là
    công trình đầy đủ và hệ thống nhất về vấn đề này. Cuốn thứ nhất viết về Thiên Chúa
    giáo ở Ấn Độ từ khởi thủy đến 1707 được chia làm hai phần: phần 1, tác giả trình bày
    những kiến thức cơ bản nhất về quá trình tiếp xúc giữa người Ấn Độ với Thiên Chúa
    giáo. Phần 2, tác giả tập trung phân tích những hoạt động cụ thể của các giáo đoàn 9


    Franciscains, Dòng Tên .qua từng giai đoạn. Không những thế, mâu thuẫn và đấu
    tranh giữa Giáo hội phương Tây với Giáo hội chính thống Syria tại cộng đồng Ky tô
    hữu Thomas cũng được đề cập khá chi tiết. Trong cuốn thứ hai viết về lịch sử truyền
    giáo tại Ấn Độ từ 1707 đến 1858, hoạt động của các giáo sĩ Bồ Đào Nha không đóng
    vai trò quyết định như giai đoạn trước đó. Sự suy yếu về chính trị và thương mại đã
    khiến các giáo sĩ không nhận được sự hỗ trợ thích đáng từ chính quyền. Tuy nhiên, họ
    vẫn duy trì được các trung tâm truyền giáo lớn mà đứng đầu là Goa. Có lẽ đó cũng là
    một nỗ lực đáng ghi nhận của các nhà truyền giáo Bồ trong bối cảnh không có nhiều
    thuận lợi.
    Tuy nhiên, công cuộc truyền giáo của các giáo đoàn với sự bảo trợ từ vương
    quyền Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vẫn có khá nhiều thuận lợi so với việc xâm nhập vào xã
    hội Trung Quốc. Nghiên cứu về khía cạnh này các học giả đi theo hai hướng: thứ
    nhất, hoạt động của linh mục Dòng Tên tại Trung Quốc lục địa. Thứ hai, lịch sử
    truyền giáo ở Macao. Những tác phẩm theo xu hướng thứ nhất gồm: N.Standaert
    (2008), “Jesuits in China”, Cambridge University Press,169-185; I.Pina (2001), “The
    Jesuits missions in Japan and in China: two distinct realities. Cultural adaptation and
    the assimilation of natives”, Bullettin of Portuguese/Japanese Studies, ano/vol2, 59 -
    76; Anders Ljungstedt, “An historical sketch of the Portuguese settlements in China;
    and of the Roman Catholic Church and mission in China”, 1836, Boston Thông qua
    những tác phẩm này, các giai đoạn truyền bá Thiên Chúa giáo được khắc họa rõ nét
    với sự đấu tranh giữa Dòng Tên Bồ Đào Nha với dòng Franciscains, dòng
    Dominicains (Tây Ban Nha), Dòng Tên Pháp. Vai trò của các linh mục Dòng Tên Bồ
    Đào Nha không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà cả trong khoa học (Thiên văn học,
    Toán học, ) cũng được đề cập khá chi tiết.
    Macao là vùng đất chịu ảnh hưởng đậm nét nhất của Thiên Chúa giáo Bồ Đào Nha,
    nhưng những công trình nghiên cứu riêng lẻ về khía cạnh này chúng tôi vẫn chưa có điều
    kiện tiếp cận. Điều này, một phần xuất phát từ đặc điểm khu định cư Macao của Bồ Đào
    Nha. Từ khi chính thức nâng lên địa vị Giáo phận (1576), Macao đã được xây dựng với
    tư cách trung tâm đóng vai trò quản lý hoạt động truyền giáo vùng Viễn Đông, trung tâm
    đào tạo linh mục với sự ra đời của trường học Thiên Chúa giáo đầu tiên tại Đông Á. Vì
    vậy, hầu hết các cuốn sách nghiên cứu về Thiên Chúa giáo tại Macao cũng đi theo xu
    hướng trên. Trong công trình mới xuất bản “Macao History and Society” (2011) của Hao
    Zhidong, Hong Kong University Press, tác giả đã dành một mục nhỏ nói về lịch sử truyền
    giáo của Bồ Đào Nha tại Macao. Hay như cuốn sách “Christianity in Asia and
    America: After A.D. 1500” của John Francis Butler (1979), từ trang 15 tác giả đã đề cập
    đến những thành tựu quan trọng của Thiên Chúa giáo tại Macao: việc xây dựng các 10


    trường đại học, các cơ sở từ thiện và vai trò của Macao đối với quá trình truyền giáo đến
    Nhật Bản.
    Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu có hệ thống và
    chuyên sâu nào về hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ Bồ Đào Nha tại Trung Quốc,
    Macao. Dựa trên nguồn tài liệu tiếng Anh, chúng tôi chọn lọc, đối sánh và đưa ra
    những sự kiện khái quát nhất về Thiên Chúa giáo tại Trung Quốc trong giai đoạn ảnh
    hưởng của người Bồ Đào Nha.
    Tóm lại, có thể nói, trên bình diện quốc tế, hiện nay đề tài luận án của chúng tôi
    vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào trùng lặp về nội dung. Những khía cạnh
    nhỏ của từng nội dung thì đã có nhiều công trình xuất bản. Đó là thuận lợi nhưng
    cũng là bất lợi khi nguồn tư liệu bằng tiếng Anh là cơ sở duy nhất để chúng tôi hoàn
    thiện đề tài. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các công trình đi trước, chúng tôi
    muốn đi sâu tìm hiểu đề tài: “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha
    tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)”.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Tái hiện một cách chân thực về hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào
    Nha tại Trung Quốc và Ấn Độ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX; phân tích cơ sở xác lập,
    đặc điểm, so sánh sự tương đồng và khác biệt trong hoạt động trên lĩnh vực thương mại
    và tôn giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc cũng như đánh giá tác động của các
    hoạt động này đối với các chủ thể: Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Trung Quốc.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Tìm hiểu về quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Ấn Độ, Trung Quốc và sự
    xác lập hệ thống thương điếm của Bồ Đào Nha tại hai quốc gia này.
    Các phương thức hoạt động thương mại biển của Bồ tại những cứ điểm ven biển
    Ấn Độ và Trung Quốc: việc áp dụng thể chế độc quyền tại các cứ điểm duyên hải Ấn
    Độ Dương cũng như vai trò trung gian của thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao trên
    tuyến giao thương Macao - Trung Quốc - Nhật Bản.
    Những cách thức truyền giáo của những giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và
    Trung Quốc (bao gồm cả Macao). Trong đó nhấn mạnh vai trò và tầm ảnh hưởng của
    Dòng Tên trong đời sống tinh thần cư dân bản địa.
    Phân tích cơ sở, đặc điểm và hệ quả hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ
    Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX).
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu 11


    Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào
    Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian, luận án nghiên cứu ba chủ thể là: Bồ Đào Nha, Ấn Độ và Trung
    Quốc.
    Về thời gian, luận án giới hạn nghiên cứu về hoạt động thương mại và truyền giáo của
    Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Sở dĩ lấy thế kỷ XVI
    làm thời gian khởi điểm cho việc nghiên cứu, bởi vì sau khi Vasco da Gama tiến hành
    chuyến phát kiến địa lý đến Ấn Độ (1497-1499) đã mở đầu cho quá trình xâm chiếm và
    thiết lập thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Á. Thế kỷ XIX được xem là thời gian kết thúc
    công trình nghiên cứu bởi đây là thời kỳ mà vai trò thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn
    Độ, Trung Quốc gần như không còn, ngoại trừ việc buôn bán ít ỏi với Goa và Macao.
    Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu hoạt động thương mại và truyền giáo
    của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc.
    5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Nguồn tư liệu
    Để hoàn thành luận án, tác giả đã tham khảo các nguồn tài liệu sau:
    Các công trình nghiên cứu xuất bản ở nước ngoài bằng tiếng Anh về hoạt động của người
    Bồ Đào Nha tại châu Á, Ấn Độ và Trung Quốc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
    Các công trình nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc, lịch sử Ấn Độ. Các công trình
    nghiên cứu về hoạt động của các giáo đoàn Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong việc
    mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Rome ra ngoài phạm vi châu Âu, về lịch sử Giáo hội
    Thiên Chúa giáo tại Trung Quốc, Ấn Độ.
    Các công trình chuyên khảo, các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí: Nghiên cứu
    lịch sử, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Tôn giáo, Lịch sử quân sự
    Các website trên mạng Internet.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Xuất phát từ quan điểm coi hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại
    Ấn Độ, Trung Quốc là một bộ phận không thể tách rời của đế quốc Bồ Đào Nha ở châu
    Á nên phương pháp hệ thống - cấu trúc đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đề
    tài. Trong đó, thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ luôn được đặt trong mối quan hệ
    tương hỗ, biện chứng với mạng lưới giao thương nội Á và xuyên Á cũng như sự kết nối
    giữa các thương điếm Ấn Độ với Trung Quốc thông qua hệ thống cứ điểm ở Đông Nam
    Á. Nghiên cứu một cách cụ thể sự chi phối của thương mại đến truyền giáo cũng như mối
    quan hệ qua lại, song hành giữa hai hoạt động này. Từ đó, rút ra đặc điểm, so sánh những 12


    nét tương đồng và dị biệt giữa thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và
    Trung Quốc.
    Bên cạnh đó, vì đề tài thuộc về khoa học lịch sử nên việc sử dụng phương pháp lịch
    sử và phương pháp logic được xem là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu. Mặt khác,
    trong chừng mực nhất định, tác giả luận án còn sử dụng các phương pháp khoa học liên
    ngành như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê, dự báo trong từng nội
    dung cụ thể của đề tài.
    6. Đóng góp của đề tài
    6.1. Về phương diện khoa học
    Phân tích nguyên nhân thúc đẩy Bồ Đào Nha khai phá thành công con đường hàng
    hải mới đến Ấn Độ, Trung Quốc và sự thiết lập của Estado da India - mô hình nhà
    nước thuộc địa đầu tiên của các quốc gia phương Tây tại châu Á.
    Tìm hiểu sự xác lập các thể chế thương mại biển của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và
    Trung Quốc, tiêu biểu như: Carreira da India Quá trình xác lập vị trí độc quyền
    trong thương mại biển của Hoàng gia Bồ Đào Nha thông qua chính sách cưỡng bức,
    áp dụng Cartaz và nỗ lực trong việc thành lập công ty Đông Ấn Bồ vào thế kỷ XVII.
    Từ đó, đề tài rút ra cơ sở, đặc điểm, những nét dị biệt và ảnh hưởng của Bồ Đào Nha
    tại Ấn Độ và Trung Quốc nói riêng cũng như trên toàn châu Á nói chung.
    Đưa ra những đánh giá có tính hệ thống và toàn diện về hoạt động thương mại và
    truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX; trên
    cơ sở đó phân tích những đặc điểm, hệ quả và đặc biệt là sự đối sánh hoạt động của hai
    lĩnh vực này mà đế quốc Bồ Đào Nha thực thi ở Ấn Độ và Trung Quốc.
    6.2. Về phương diện thực tiễn
    Luận án đã phân tích được vai trò của Bồ Đào Nha trong việc hình thành hệ thống
    thương mại biển đầu tiên trên toàn thế giới - đó là một trong những nguồn gốc của xu
    thế toàn cầu hóa hiện nay.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án sẽ được hoàn thiện thành chuyên đề để
    giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử thế giới.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tư liệu tham khảo cần thiết cho những ai
    quan tâm đến hoạt động của Bồ Đào Nha tại châu Á trong đó chủ yếu là ở Ấn Độ và
    Trung Quốc. Và là cơ sở để mở ra hướng nghiên cứu mới về đế quốc Bồ Đào Nha tại
    châu Á.
    Thông qua quan hệ giữa Bồ Đào Nha - Ấn Độ, Bồ Đào Nha - Trung Quốc trên hai
    lĩnh vực thương mại và truyền giáo, nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đã được rút
    ra. Ví dụ như: Trong quá trình tiếp xúc giữa các quốc gia có những khác biệt về văn
    hóa, lịch sử, thương mại đã trở thành chiếc cầu kết nối và mở ra thời kỳ giao lưu rộng 13


    khắp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hoạt động thương mại lại được diễn ra tùy thuộc
    đặc điểm văn hóa, lịch sử và tính cách của từng dân tộc mà không thể có một mô hình
    chung áp dụng cho toàn bộ các quốc gia, dân tộc.
    7. Bố cục đề tài
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu
    làm 3 chương:
    Chương 1. Hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc (thế
    kỷ XVI - đầu thế kỷ XIX)
    Chương 2. Hoạt động truyền giáo của các giáo đoàn Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và
    Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)
    Chương 3. Một số nhận xét về hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào
    Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)
     
Đang tải...