Đồ Án Hoạt động thu- chi ngân sách tại Ủy ban nhân dân xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Nghiên cứu tình hình hoạt động thu chi ngân sách xã tại xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về ngân sách xã, thị trấn (nói chung là ngân sách xã).
    Tìm hiểu công tác phân bổ thu chi ngân sách: Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách và các hoạt động của ngân sách liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội của xã Trung Kênh.
    Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thu chi ngân sách của xã có hiệu quả và ổn định.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu tình hình hoạt động thu chi ngân sách ở tất cả các bước: Lập dự toán, chấp hành ngân sách, quyết toán và quản lý thu chi ngân sách của xã.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về hoạt động thu chi ngân sách xã trên địa bàn xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
    - Về nội dung: nghiên cứu hoạt động thu chi ngân sách của xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
    - Về thời gian: nghiên cứu công tác phân bổ thu chi ngân sách tại địa bàn xã Trung Kênh trong ba năm, từ năm 2007 đến năm 2009.
    - Thời gian thực hiện chuyên đề: Từ ngày 13 tháng 10 năm 2010 đến ngày 18 tháng 02 năm 2011.
    1.4 Phương pháp sử dụng trong chuyên đề
    1.4.1 Phương pháp lựa chọn địa bàn và đối tượng nghiên cứu
    Đây là phương pháp điều tra lựa chọn đối tượng sao cho mang tính đại diện
    1.4.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
    Đây là phương pháp điều tra không thường xuyên tiến hành theo một kế hoạch, phương pháp quy định riêng, phù hợp với mỗi lần điều tra và thu thập thông tin một cách đầy đủ chính xác kịp thời. Phản ánh một cách kịp khoa học dựa trên các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu xây dựng trước.
    1.4.3 Phương pháp thống kê và phân tích kinh tế
    Đây là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu kinh tế và hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến ở các lĩnh vực kinh tế xã hội. Trong chuyên đề này sử dung để thực hiện một khối lượng công việc từ thu thập số liệu, tổng hợp cho đến phân tích một phần số liệu.
    - Thu thập số liệu: Chuyên đề sử dụng số liệu thứ cấp có sẵn ở ban địa chính, ban thống kê và nhất là ban địa chính của xã.
    - Nội dung thu thập về: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, đất đai, điều kiện kinh tế- xã hội, dân số, phát triển kinh tế.
    - Thu, chi ngân sách: Tổng hợp số liệu theo từng khoản thu- chi. Số bình quân thu- chi, cơ cấu thu- chi. Tốc độ phát triển và tốc độ tăng.
    - Xử lý số liệu: Trên cơ sở số liệu đã có tiến hành tập chung chỉnh lý, hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu thu thập trong giai đoạn điều tra thống kê và tiến hành phân tích.
    1.4.4 Phương pháp đối chiếu
    Phân bổ thu- chi ngân sách xã là phân bổ nguồn tài chính của Nhà nước. Phân bổ có tính tuân thủ, tính pháp lệnh cao. Nên muốn biết phân bổ tốt hay xấu phải luôn đối chiếu các quá trình quản lý ngân sách với luật ngân sách, các văn bản dưới luật nhằm khắc phục mặt hạn chế và kích thích mặt tích cực phát triển.
    1.4.5 Phương pháp chuyên gia
    Nhằm thu thập chọn lọc ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, các nhà lãnh đạo, các cán bộ công tác trong ngành tài chính ngân sách có kinh nghiệm trong việc làm chủ tài khoản ngân sách của xã. Cán bộ chuyên môn về kế toán ngân sách trong và địa bàn nghiên cứu. Qua đó biết được thực trạng phân bổ thu- chi ngân sách của xã và có định hướng phát triển cho năm sau.
    1.4.6 Phương pháp chuyên khảo
    Nghiên cứu các tài liệu có tính chất lý luận về ngân sách Nhà nước, ngân sách xã về phân bổ thu- chi ngân sách Nhà nước ở các cấp. Tham khảo các báo cáo, dự toán, quyết toán thu- chi ngân sách ở xã để làm cho cơ sở cho các biện phá tăng cường thu- chi ngân sách của xã ngày càng có hiệu quả hơn.
    1.4.7 Phương pháp so sánh
    Lấy số liệu của năm sau so sánh với số liệu của năm trước năm trước.
     

    Các file đính kèm:

    • 15-.doc
      Kích thước:
      494.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...