Luận Văn Hoạt động thu- chi ngân sách tại Ủy ban nhân dân xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ni

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT
    MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong nền kinh tế quốc dân. Ngân sách xã còn được coi là một công cụ, phương tiện vật chất bằng tiền để chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ an ninh xã hội và đảm bảo dân chủ, công bằng ở cơ sở.
    Trong điều kiện hiện nay, việc thừa nhận sự tồn tại và hoạt động của ngân sách xã coi như là điều hiển nhiên. Chính vì vậy trong cơ cấu tổ chức của hệ thống Ngân sách nhà nước ở hầu hết các quốc gia đều có cấp ngân sách xã. Song vấn đề quan niệm về ngân sách xã lại chưa có sự đồng nhất. Ngay ở nước ta trong khuôn khổ các văn bản pháp quy về ngân sách xã cũng có sự khác nhau.
    Điều lệ Ngân sách xã ban hành tháng 4 năm 1972 đã ghi: “Ngân sách xã là kế hoạch thu- chi tài chính của chính quyền cấp xã, để đảm bảo điều kiện vật chất cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính xã làm tròn trách nhiệm, nhiệm vụ của mình. Đảm bảo việc chấp hành pháp luật, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ tài sản công dân, quản lý mọi hoạt động kinh tế- văn hóa- xã hội trong xã, động viên và giám sát các hợp tác xã, công dân thi hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với nhà nước”.
    Thông tư số: 14.TC- NSNN ngày 28 tháng 3 năm 1997 của bộ tài chính về: “Hướng dẫn quản lý thu chi ngân sách xã, phường, thị trấn” lại xác định: Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi tắt là ngân sách xã) xây dựng quản lý và Hội đồng nhân dân xã quyết định, giám sát thực hiện.
    Chính vì vậy đòi hỏi phải có khái niệm về ngân sách xã một cách chuẩn xác làm cơ sở cho việc xác định các yêu cầu, nhiệm vụ của nó sau này.
    Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trực tiếp gắn liền với người dân nên có đặc thù riêng về nội dung. Ngân sách xã là tiền đề, đồng thời cũng là hệ quả của quá trình phân bổ ngân sách phát triển kinh tế- xã hội. Từ trước đến nay ngân sách xã có đặc điểm mang tính chất “lưỡng tính” tức là một cấp tự cân đối thu- chi do thường xuyên tiếp xúc với mọi tầng lớp xã hội, tiếp xúc trực tiếp với người dân trong xã. Hơn ai hết, chính quyền Nhà nước có khả năng tạo nguồn thu tốt cho ngân sách xã và sử dụng nguồn thu đó phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình một cách tốt nhất. Nội dung Ngân sách xã không chỉ đảm nhận việc phân bổ thu- chi mà còn quản lý cả dân sinh, kinh tế- văn hóa- xã hội và trật tự trị an của xã. Điều này được thể hiện rõ trong nội dung thu- chi của ngân sách xã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI- kỳ họp thứ hai (từ ngày 12 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 2002) thông qua. Thì cơ cấu nguồn thu cho các xã, các địa phương khác nhau sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Nên cơ cấu nguồn thu ngân sách xã ở các địa phương khác nhau sẽ có sự khác nhau.
    Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến phát triển kinh tế xã hội ở các cơ sở địa phương. Chính vì vậy nhiệm vụ trước hết phải ưu tiên đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước ngay từ cấp cơ sở- Ngân sách xã có một vị trí hết sức quan trọng nó quyết định đén sự phát triển kinh tế xã hội của một xã, tạo điều kiện cho công tác quản lý và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, khai thác triệt để được các nguồn thu ngân sách tại địa phương theo nguyên tắc có lợi nhất, vừa đảm bảo chi ngân sách có hiệu quả cao nhằm phát triển giao thông, cơ sơ hạ tầng ngay tại địa phương, đồng thời giư được công bằng xã hội.
    Việc phân bổ thu chi ngân sách góp phần vào sự nghiệp phat triển kinh tế xã hội ở xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Cơ sơ hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, đời sống sinh hoạt của nhân dân ngày càng được nâng lên. Những thành quả về kinh tế xã hội của xã Trung Kênh đã đạt được trong thời gian qua có sự tác động sâu sắc từ hoạt động phân bổ thu chi ngân sách của xã, đó là nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong việc quản lý, sử dụng ngân sách một cách tiết kiệm có hiệu quả. Tuy nhiên, đối với ngân sách xã hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế. Những tồn tại trong quá trình phân bổ thu chi ngân sách cần được xem xet để đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng tình hình phát triển Kinh tế- xã hội của đất nước và ổn định của ngân sách xã. Xuất phát từ thực tiễn đó em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoạt động thu- chi ngân sách tại Ủy ban nhân dân xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
     
Đang tải...