Thạc Sĩ Hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của thanh tra Bộ tài chính

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iii
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Kết cấu luận văn . 3
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN
    ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TRA TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DNNN . 4
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 4
    1.2. Những vấn đề cơ bản về DNNN 6
    1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của DNNN . 6
    1.2.2. Phân loại DNNN . 8
    1.2.3. Vai trò của các DNNN 9
    1.3. Thanh tra tài chính và những vấn đề cơ bản về thanh tra tài chính đối với
    DNNN 12
    1.3.1. Tổng quan về thanh tra tài chính 12
    1.3.2. Nội dung, phương pháp và quy trình thanh tra tài chính đối với DNNN . 19
    1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tra tài chính của Thanh tra
    Bộ Tài chính đối với DNNN 27
    1.4. Hoạt động thanh tra tài chính của một số quốc gia trên thế giới và kinh
    nghiệm đối với Việt Nam . 30 1.4.1. Thanh tra tài chính Trung Quốc . 30
    1.4.2.Thanh tra Tài chính Pháp 31
    1.4.3. Tại Bộ Tài chính Australia . 32
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng . 34
    2.1.1. Phương pháp phân tích 34
    2.1.3. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu . 35
    2.3. Các công cụ được sử dụng, các chỉ tiêu nghiên cứu và cách thức phân tích
    số liệu . 37
    2.3.1. Các công cụ được sử dụng . 37
    2.3.2. Các bước thực hiện và thu thập số liệu . 37
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TÀI CHÍNH
    ĐỐI VỚI CÁC DNNN CỦA THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN
    2010-2014 . 39
    3.1. Khái quát về Thanh tra Bộ Tài chính . 39
    3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Tài chính 40
    3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính 42
    3.2. Thực tiễn hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra
    Bộ Tài chính giai đoạn 2010-2014 . 46
    3.2.2. Lập Kế hoạch thanh tra tài chính đối với các DNNN hàng năm 47
    3.3. Đánh giá hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài
    chính giai đoạn 2010-2014 51
    3.3.2. Những tồn tại trong hoạt động thanh tra tài chính đối với DNNN của Thanh
    tra Bộ Tài chính . 64
    3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 69 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THANH
    TRA TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DNNN CỦA THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH73
    4.1. Quan điểm, mục tiêu hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của
    Thanh tra Bộ Tài chính . 73
    4.2. Các giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra tài chính đối với DNNN
    của Thanh tra Bộ Tài chính 74
    4.2.1. Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra với các cơ
    quan có liên quan, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính 74
    4.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu DNNN và áp dụng kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro
    để xác định DNNN xây dựng Kế hoạch thanh tra hàng năm 77
    4.2.3. Xây dựng và ban hành Quy trình thanh tra tài chính đối với DNNN phù hợp
    với yêu cầu của Luật Thanh tra và việc đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với
    DNNN . 80
    4.2.4. Đổi mới nội dung, phương pháp thanh tra, tăng cường thanh tra đánh giá hiệu
    quả và thẩm định dự thảo kết luận thanh tra . 81
    4.2.5. Đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra tài chính chuyên sâu, chuyên nghiệp; áp
    dụng tiêu chí đánh giá kết quả công tác đối với cán bộ Đoàn Thanh tra . 84
    4.2.6. Hoàn thiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở vật chất trong
    thanh tra tài chính đối với các DNNN 86
    4.3. Đề xuất 87
    4.3.1. Đề xuất với Chính phủ . 87
    4.3.2. Đề xuất với Bộ Tài chính . 87
    KẾT LUẬN 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90 i

    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
    2 GTGT Giá trị gia tăng
    3 KBNN Kho bạc Nhà nước
    4 NSNN Ngân sách nhà nước
    5 TNCN Thu nhập cá nhân
    6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
    7 UBND Ủy ban nhân dân
    8 XHCN Xã hội chủ nghĩa
    ii

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    STT Bảng Nội dung Trang
    1
    Bảng
    3.1
    Bảng tổng hợp số đoàn thanh tra Thanh tra Bộ Tài
    chính thực hiện trong giai đoạn 2010-2014
    44
    2
    Bảng
    3.2
    Bảng tổng hợp số kiến nghị xử lý về tài chính qua
    công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính giai
    đoạn 2010-2014
    45
    3
    Bảng
    3.3
    Bảng tổng hợp số kiến nghị xử lý về tài chính qua
    công tác thanh tra đối với DNNN của Thanh tra Bộ
    Tài chính giai đoạn 2010-2014
    62
    4
    Bảng
    3.4
    Số cuộc thanh tra tài chính đối với DNNN của Thanh
    tra Bộ Tài chính giai đoạn 2010-2014
    65
    5
    Bảng
    3.5
    Số cuộc thanh tra tài chính đối với DNNN của Thanh
    tra Bộ Tài chính giai đoạn 2010-2014
    67
    6
    Bảng
    3.6
    Số thực hiện kiến nghị về tài chính đối với DNNN
    giai đoạn 2010-2014
    68






    iii

    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

    STT Hình Nội dung Trang
    1
    Sơ đồ
    1.1
    Quy trình thực hiện công việc cuộc thanh tra tài
    chính DNNN
    28
    2
    Biểu đồ
    3.1
    Số kiến nghị xử lý về tài chính qua công tác thanh
    tra đối với DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính giai
    đoạn 2010-2014
    44
    3
    Biểu đồ
    3.2
    Số thực hiện kiến nghị về tài chính đối với DNNN
    giai đoạn 2010-2014
    69














    1

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở nước ta chiếm tỷ trọng lớn trong
    tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất, nhập khẩu .; là lực lượng quan trọng
    trong thực hiện các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm
    nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh .
    Những năm qua, DNNN đã không ngừng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
    quả, góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
    thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, DNNN
    cũng bộc lộ khá nhiều vấn đề hạn chế như chưa tập trung vào những lĩnh vực
    then chốt; quản lý yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
    sản xuất kinh doanh; kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các
    nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước; quản lý, sử dụng vốn tại
    một số DNNN bị buông lỏng và vi phạm quy định của pháp luật . dẫn đến sự
    thất thoát, thiệt hại nghiêm trọng tài sản nhà nước, gây dư luận xấu trong xã
    hội, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Những tồn tại, hạn chế đặt ra yêu
    cầu cấp bách cần tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động
    của các DNNN, trong đó có giải pháp quan trọng là đẩy mạnh thực hiện thanh
    tra, kiểm tra, giám sát tài chính.
    Với vai trò là công cụ thiết yếu của quản lý tài chính nhà nước, hoạt
    động thanh tra tài chính đối với DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính góp phần
    quan trọng để ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm; chống thất thoát, lãng
    phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước; tăng cường kỷ cương, kỷ luật
    trong quản lý tài chính tại các DNNN. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
    hoạt động thanh tra tài chính của Thanh tra Bộ Tài chính đối với các DNNN
    đã phát sinh những hạn chế, bất cập nhất định trong công tác lập kế hoạch,
    triển khai và tổ chức thực hiện thanh tra . Do vậy, Thanh tra Bộ Tài chính 2

    đang rất cần những giải pháp nhằm làm cho hoạt động này được mạnh lên,
    đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Vì vậy, việc nghiên
    cứu đề tài “Hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà
    nước của Thanh tra Bộ Tài chính” thực sự có ý nghĩa thiết thực.
    Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: “Phải làm như thế nào để hoạt động
    thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính được hiệu
    quả hơn?”.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục đích:
    Mục đích của luận văn là phân tích được thực trạng về hoạt động thanh
    tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính, trên cơ sở đó đề
    xuất những giải pháp nhằm tiếp tục tăng cường hoạt động thanh tra tài chính
    đối với các DNNN một cách có hiệu quả.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    + Làm rõ những cơ sở lý luận về thanh tra tài chính đối với các DNNN.
    + Phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động thanh tra tài chính đối với
    các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính; chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại
    và nguyên nhân của những tồn tại.
    + Đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra tài chính
    đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính, giúp cho các DNNN thực
    hiện tốt các quy định về quản lý tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sử
    dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý tài
    chính đối với các DNNN.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh tra việc chấp hành
    chế độ quản lý tài chính của các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý
    luận cơ bản về hoạt động thanh tra tài chính đối với DNNN và thực tiễn hoạt
    động thanh tra lĩnh vực này của Thanh tra Bộ Tài chính trong giai đoạn 2010-
    2014. Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn từ 2015-2020.
    4. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn “Hoạt động thanh tra tài
    chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của Thanh tra Bộ Tài chính” được
    kết cấu gồm 4 chương:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận cơ
    bản về thanh tra tài chính đối với DNNN
    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3. Thực trạng hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN
    của Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2010-2014
    Chương 4. Một số giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra tài chính
    đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính
     
Đang tải...