Tiểu Luận Hoạt động thanh tra ở huyện Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HOẠT ĐỘNG THANH TRA Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU

    NỘI DUNG

    I. Một số khái niệm, nội dung về hoạt động thanh tra:
    1. Một số khái niệm:
    2. Mục đích của hoạt động thanh tra:
    3. Sự cần thiết của hoạt động thanh tra:
    II. Thực trạng hoạt động thanh tra ở huyện Phong Điền năm 2011, 2012:
    1. Tình hình thanh tra theo kế hoạch:
    2. Tình hình thanh tra đột xuất:
    3. Công tác tổ chức tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo (KNTC), tranh chấp của công dân:
    3. 1. Công tác tổ chức tiếp công dân:
    3. 2. Công tác giải quyết đơn thư KNTC:
    3. Công tác tuyên tuyền, tập huấn nghiệp vụ về khiếu nại, tố cáo:
    III. Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động thanh tra ở huyện Phong Điền:
    IV. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trên địa bàn huyện Phong Điền:

    KẾT LUẬN








    HOẠT ĐỘNG THANH TRA Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    MỞ ĐẦU

    Ngay từ những ngày đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú ý tới việc sử dụng, phát huy vai trò công tác thanh tra, kiểm tra. Ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt để kiểm soát bộ máy chính quyền, bảo đảm các cơ quan Nhà nước và cán bộ, nhân viên Nhà nước thực hiện đúng trách nhiệm của mình, bảo đảm sự liêm chính và phục vụ nhân dân.
    Xác định vị trí, vai trò đặc biệt của Cơ quan thanh tra, Bác nói rằng: Thanh tra là công tác quan trọng và có tính chất thường xuyên của cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước các cấp. “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới”. Chủ tịch cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này.
    Ngoài việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh tra còn đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Thanh tra là để theo dõi xem các kế hoạch, chỉ thị, chính sách, các địa phương đã chấp hành thế nào mới biết được địa phương nào làm tốt, làm vừa, làm xấu, có làm hay không làm, trên thấu dưới, dưới thấu trên nhằm tìm ra được những biện pháp hữu hiệu trong việc thực hiện mọi hoạt động quản lí nhà nước.

    NỘI DUNG

    I. Một số khái niệm, nội dung về hoạt động thanh tra:
    1. Một số khái niệm:
    - Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước, là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
    - Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...