Luận Văn Hoạt động thanh tra giỏm sỏt của ngõn hàng nhà nước và tỏc động của nú tới ổn định tài chớnh

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạt động thanh tra giỏm sỏt của ngõn hàng nhà nước và tỏc động của nú tới ổn định tài chớnh




    Thông tin chi tiết MỞ ĐẦU​ H

    iện nay thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng với sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và dịch vụ ngân hàng . Sự phát triển này ngày càng trở nên mạnh mẽ khi Việt Nam thực hiện mở cửa thị trường tài chính theo các cam kết gia nhập WTO với sự hiện diện thương mại của các tập đoàn tài chính quốc tế.
    Thị trường tài chính càng phát triển thì sự đan xen trong hoạt động giữa hệ thống ngân hàng , chứng khoán, bảo hiểm càng sâu, rộng, trong đó các ngân hàng thương mại lớn trở thành nòng cốt thông qua việc đầu tư vào các công ty chứng khoán, bảo hiểm. Để thị trường hoạt động ổn định bền vững thì phải có một hệ thống thanh tra giám sát tài chính hoạt động hiệu quả bảo đảm cho sự ổn định của thị trường tài chính .

    A – LÝ THUYẾT​
    PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ THANH TRA NGÂN HÀNG

    1.Khái niệm
    Hoạt động thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước, là một trông ba yếu tố cấu thành nên sự lãnh đạo, quản lý đó là: Ban hành quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, và thanh tra kiểm tra việc thực hiện quyết định
    Theo luật ngân hàng nhà nước Việt Nam: thanh tra ngân hàng là thanh tra nhà nước chuyên ngành về ngân hàng , được tổ chức thành hệ thống thuộc bọ máy NHNN. Mục đích của thanh tra ngân hàng là nhắm góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

    2.Nội dung của hoạt động thanh tra
    - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng , việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng .
    - Phát hiện, ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng .
    - Kiến nghị Thống đốc NHNN, Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và các cơ quan tổ chức có thẩm quyền khác thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng .
    - Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tổ chức và hoạt động ngân hàng ; tham mưu giúp Thống đốc NHNN chỉ đạo công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong ngành ngân hàng .

    3.Tổ chức thanh tra giám sát ngân hàng
    Việc tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng để thực hiện chức năng thanh tra, giám sát các TCTD đối với mỗi quốc gia có thể khác nhau. Nhưng phương pháp và nội dung thanh tra cơ bản là giống nhau, và đều nhằm vào mục đích là đảm bảo an toần cho toàn hệ thống ngân hàng , bảo vệ lợi ích chính đáng của người gửi tiền, nâng cao tính độc lập và tính hiệu quả của công tác thanh tra đối với các tổ chức tín dụng.
    Tuỳ theo điều kiện và quan điểm của từng quốc gia mà cơ quan thanh tra ngân hàng có thể được tổ chức trực thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội, trực thuộc ngân hàng trung ương, trực thuộc bộ tài chính , hoặc trực thuộc ngân hàng trung ương nhưng còn chịu sự giám sát và chỉ đạo của các cơ quan khác như Chính phủ, cơ quan thanh tra của Chính phủ hoặc bộ tài chính .
    Một công trình nghiên cứu về bộ máy tổ chức GSNH được tiến hành bởi IMF (Tuya và Zamalloa, 1994) đã chỉ ra rằng: ở hầu hết các nước châu Á, Trung Đông, các nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ, và châu Phi, thẩm quyền GSNH được trao cho NHTW; duy chỉ ở khu vực Tây bán cầu, thẩm quyền này được chia xấp xỉ ngang nhau giữa NHTW và cơ quan bên ngoài - hoặc là Bộ Tài chính, hoặc là một cơ quan tách biệt. Hầu hết các NHTW trong các nước thành viên ASEAN (trừ Brunei) đều chịu trách nhiệm GSNH. ở một số nước châu Âu như ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Hylạp, Cộng hoà Séc, Tây Ban Nha, trách nhiệm điều hành hàng ngày hoạt động GSNH trực tiếp thuộc về NHTW. ở một số nước châu Âu khác như Áo, Na Uy, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về GSNH. Tình hình dường như phức tạp hơn ở các nước như Bỉ, Pháp, Đức và Anh, nơi mà cơ quan chịu trách nhiệm GSNH là độc lập về vị thế, đôi chỗ còn có cả bộ máy nhân sự riêng. Tuy nhiên, dù có vị trí pháp lý độc lập, các cơ quan này thường được liên kết chặt chẽ với: hoặc là NHTW, hoặc là Bộ Tài chính.

     
Đang tải...