Luận Văn Hoạt động Thanh toán Quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ (L/C) tại Chi nhánh ngân hàng NHNo&P

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    99 trang

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU Trang


    CHƯƠNGI: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TTQT THEO

    PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ


    1. Hoạt động TTQT của NHTM và vai trò của TTQT 1

    1.1. Khái quát về NHTM 1

    1.2. Hoạt động TTQT của NHTM 2

    1.2.1. Sự hình thành phát triển của hoạt động TTQT tại NHTM .2

    1.2.2. Vai trò của TTQT .3

    1.3. Các phương thức TTQT chủ yếu được áp dụng trong NHTM 4

    1.3.1. Phương thức chuyển tiền 5

    1.3.2. Phương thức nhờ thu 7

    1.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ 10

    2. TTQT theo phương thức TDCT .10

    2.1. Quy trình nghiệp vụ .10

    2.2. Thư tín dụng - công cụ quan trọng của phương thức TDCT 13

    2.2.1. Khái niệm về thư tín dụng 13

    2.2.2. Những nội dung cơ bản của một thư tín dụng 14

    2.2.3. Phân loại thư tín dụng 18

    2.3. Trách nhiệm, quyền hạn của các NHTM tham gia

    thanh toán theo phương thức TDCT .22

    2.4. Những rủi ro đối với NHTM trong thanh toán

    bằng phương thức TDCT 24



    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT THEO

    PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NHNO&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI


    1. Tổng quan về NHNo&PTNT Đông Hà Nội 26

    1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo Đông Hà Nội 26

    1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNo Đông Hà Nội .27

    1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh .28

    1.4. Tình hình hoạt động chung tại NH Đông Hà Nội .30

    1.5.1. Tình hình huy động vốn .30

    1.5.2. Tình hình đầu tư vốn 31

    1.5.3. Tình hình kinh doanh ngoại tệ .31

    1.5.4. Kết quả tài chính 32

    2. Quy trình thanh toán L/C xuất nhập khẩu tại NH Đông Hà Nội .32

    2.1. Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu .32

    2.1.1. L/C nhập khẩu trả ngay 32

    2.1.2. L/C nhập khẩu trả chậm .37

    2.1.3. Phân công trách nhiệm .38

    2.2. Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu 39

    2.3. Các loại L/C thường được áp dụng tại NH Đông Hà Nội 42

    2.4. Phí dịch vụ TTQT tại NH Đông Hà Nội .44

    3. Tình hình thanh toán theo phương thức TDCT tại

    NH Đông Hà Nội trong hai năm 2003-2004 45

    3.1. Tình hình cung cấp dịch vụ TTQT .45

    3.2. Tình hình phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu .47

    3.3. Tình hình thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu .51

    3.4. Đánh giá kết quả hoạt động TTQTtheo

    phương thức TDCT tại NH Đông Hà Nội .54

    3.4.1. Những kết quả đã đạt được .54

    3.4.2. Những mặt còn hạn chế 58

    3.4.3. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan 60


    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NHNO ĐÔNG HÀ NỘI


    1. Định hướng phát triển kinh doanh đối ngoại 63

    1.1. Định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam .63

    1.2. Định hướng của NHNo&PTNT Đông Hà Nội .64

    2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo

    phương thức TDCT tại NHNo Đông Hà Nội .65

    2.1. Tạo nguồn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động thu hút

    ngoại tệ đủ để đáp ứng TTQT nói chung và theo

    phương thức TDCT nói riêng 65

    2.2. Nâng cao chất lượng, uy tín trình độ nghiệp vụ

    của các cán bộ trong TTQT nhằm thu hút khách

    hàng và tăng khả năng cạnh tranh .68

    2.3. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XNK, đa dạng hóa

    các dịch vụ hỗ trợ phương thức TDCT .69

    2.4. Xây dựng chính sách khách hàng và kế hoạch đẩy mạnh

    công tách tiếp thị 71

    2.5. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán theo

    phương thức TDCT 72

    2.6. Đa dạng hóa các loại L/C .74

    2.7. Xây dựng kế hoạch đào tạo các nghiệp vụ để nâng cao

    năng lực chuyên môn của các cán bộ .76

    3. Kiến nghị với các cơ quan chức năng .79

    3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .79


    3.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 82

    ã Kết luận

    ã Tài liệu tham khảo



























    KẾT LUẬN

    Trong các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại hiện nay thì phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều nhất, chính vì vậy trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã nghiên cứu về vấn đề này. Sau khi trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT như quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm quyền hạn của các NHTM tham gia thanh toán cũng như những rủi ro mà NHTM có thể gặp phải khi thanh toán theo phương thức này . em đã đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội. Tuy mới tham gia hoạt động này trong 2 năm, nhưng dưới sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo và các cán bộ, NHNo Đông Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, thu một lượng không nhỏ phí dịch vụ, xây dựng được quy trình nghiệp vụ thanh toán , đạt được mức tăng trưởng cao cả về số lượng và chất lượng, không có rủi ro đáng tiếc nào xảy ra khi thanh toán bằng phương thức TDCT. Bên cạnh những mặt làm được NH Đông Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục như thiếu ngoại tệ phục vụ hoạt động TTQT, ngân hàng mới thành lập nên trình độ cán bộ còn hạn chế uy tín trên thị trường chưa cao, các dịch vụ hỗ trợ phương thức này cũng như các loại L/C chưa đa dạng, đội ngũ cán bộ còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.Trong luận văn em đã đưa ra một số giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.

    Em rất hy vọng những giải pháp đã nêu có ý nghĩa thiết thực đối với hệ thống NHNo & PTNT VN nói chung và NHNo Đông Hà Nội nói riêng. Trên cơ sở đó mở rộng quy mô hoạt động, hỗ trợ các hoạt động khác, tăng cường khả năng cạnh tranh, đưa NHNo Đông Hà Nội trở thành chi nhánh lớn mạnh nhất trong hệ thống NHNo VN.

    Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của TS – cô giáo - TS. Nguyễn Thị Phương Liên và các chị trong phòng TTQT NHNo & PTNT Đông Hà Nội đã tạo điều kiện để em hoàn thiện đề tài này.




















    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    1. Giáo trình thanh toán và tín dụng quốc tế – Trường ĐH Thương Mại

    2. Tiền tệ và Ngân hàng - Trường ĐH Thương Mại

    3. Ngân hàng Thương mại – PGS.TS Lê Văn Tư

    4. Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương - ĐH Ngoại Thương

    5. Tín dụng tài trợ XNK, Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

    – PGS.TS Lê Văn Tư - Lê Tùng Vân.

    6. Thanh toán quốc tế – PTS Lê văn Tề.

    7. Tạp chí thương mại

    8. Tạp chí ngân hàng (2003 – 2004 - 2005)

    9. Tạp chí Ngân hàng Ngoại Thương (2004 - 2005)

    10. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC (UCP 500)

    11. Báo cáo thường niên 2003 – 2004 của NHNo&PTNT VN

    12. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội (2003 – 2004)

    13. Web site NHNo&PTNT VN: www.agribank.com.vn và các ngân hàng khác.



    LỜI MỞ ĐẦU


    NHTM có hoạt động gần gũi nhất với mỗi người dân và với nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ của NHTM càng đi vào tận cùng ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người, mọi công dân đều chịu tác động của ngân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, người đi vay, hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

    TTQT là chức năng ngân hàng quốc tế của NHTM nó được hình thành trên cơ sở phát triển ngoại thương của một nước và NHTM được nhà nước giao cho độc quyền làm công tác thanh toán này. Do vậy, giao dịch thanh toán trong ngoại thương đều phải thông qua ngân hàng. Đây là nghiệp vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn ứng dụng công nghệ ngân hàng tạo sự hòa nhập hệ thống ngân hàng Việt Nam và hệ thống NHTM thế giới tạo sự an toàn và hiệu quả đối với NHTM và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

    Trong các phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức Tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng phổ nhiều nhất vì nó có quy trình chặt chẽ khắc phục những hạn chế của các phương thức khác, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho các bên tham gia giao dịch XNK, đồng thời giúp NH nâng cao năng lực, uy tín, trình độ nghiệp vụ. Thực tế tại NHNo Đông Hà Nội cho thấy hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng khẳng định vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy các dịch vụ khác như tín dụng, bảo lãnh, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho NH. Trong đó thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT có đóng góp lớn nhất, vì phương thức này được sử dụng nhiều nhất, luôn chiếm trên 80%. Tuy nhiên phương thức này cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng, đòi hỏi Ngân hàng Đông Hà Nội phải không ngừng hoàn thiện và phát triển.


    Xuất phát từ những vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại phòng TTQT NHNo &PTNT Đông Hà Nội, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động Thanh toán Quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Hà Nội”.

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn tốt nghiệp được trình bầy theo 3 chương.

    Chương I: Những vấn đề cơ bản về TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ.

    Chương II: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội.

    Chương III: Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHNo Đông Hà Nội.

    Tuy nhiên đây là một đề tài phức tạp nên trong quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và chỉ dẫn của các thầy cô giáo: các chị phòng TTQT để luận văn được hoàn thiện.

    Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo – TS. Nguyễn Thị Phương Liên và các chị phòng TTQT NHNo Đông Hà Nội.

    CHƯƠNG I

    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

    I. HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA TTQT.

    1.1. KHÁI QUÁT VỀ NHTM.

    NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Mục tiêu hoạt động của NHTM khác hẳn mục tiêu của NHTƯ là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ để tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi khuôn khổ pháp luật, đây là mục tiêu cơ bản xuyên suốt quá trình hoạt động của NHTM.

    Ở nước ta, tổ chức tín dụng đầu tiên là Nhà tín dụng, được thành lập năm 1951. Đây là tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ đó đến nay hệ thống các NHTM đã không ngừng phát triển về loại hình và nghiệp vụ góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Hiện nay Việt Nam có nhiều loại hình NHTM với các hình thức sở hữu, tính chất pháp lý khác nhau (NHTM Quốc doanh hay còn gọi là NHTM nhà nước; NHTM cổ phần; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài). Trong đó, hệ thống NHTM Quốc doanh gồm: NH Công Thương Việt Nam, NH Ngoại thương Việt Nam, NH Đầu tư và phát triển Việt Nam, NH Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, NH Phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long. NHTM Quốc doanh được tổ chức theo một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương. Dưới các NHTM QD là các sở giao dịch, dưới sở giao dịch là các chi nhánh và tiếp theo là phòng giao dịch. Ngoài mạng lưới trong nước và các ngân hàng này còn mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, thiết lập quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên khắp các châu lục .

    Ngày nay hoạt động của NHTM rất đa dạng không chỉ là cho vay và làm trung gian thanh toán nó còn mở rộng ra các lĩnh vực kinh doanh mới : Tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh, đại lý, quản lý danh mục đầu tư . Đặc biệt trong Thương mại Quốc tế NHTM còn có khả năng thanh toán, NHTM cung cấp các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, tiết kiệm chi phí cho các chủ thể tham gia thanh toán và nâng cao khả năng tín dụng. Việc mở tài khoản, cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán làm cho NHTM trở thành một trung tâm thanh toán cho nền kinh tế. Thay cho việc thanh toán trực tiếp các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể nhờ NHTM thực hiện những việc này trên cơ sở những phương tiện thanh toán khác nhau, với kỹ thuật ngày càng tiên tiến và thủ tục ngày một đơn giản. Những dịch vụ thanh toán của NHTM ngày càng được ưa chuộng vì nó đem lại sự thuận tiện, mau chóng, an toàn tiết kiệm chi phí hơn cho những chủ thể trong nền kinh tế.

    1.2. HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM.

    1.2.1. TTQT và sự hình thành phát triển của hoạt động TTQTtại NHTM.

    TTQT là việc thanh toán giữa các nước với nhau về những khoản tiền nợ phát sinh từ các quan hệ giao dịch về kinh tế, chính trị, văn hóa . Chủ thể trong TTQT có thể là thể nhân hoặc chính phủ của các nước.

    TTQT đã hình thành từ rất lâu cùng với quá trình hình thành và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế. Hình thức thanh toán xuất nhập khẩu sơ đẳng nhất là hàng đổi hàng. Sự xuất hiện của tiền tệ làm cho việc mua bán trao đổi được diễn ra thuận tiện hơn. Nhưng các quốc gia khác nhau lại sử dụng các đồng tiền khác nhau, chính vì vậy mà ngân hàng xuất hiện làm trung gian chuyển hóa loại tiền này sang loại tiền khác, đại diện cho bên mua thanh toán cho bên bán.

    Khi kỹ thuật nghiệp vụ và mạng lưới hoạt động phát triển hơn, ngân hàng có thể đại diện cho bên bán yêu cầu bên mua trả tiền trị giá món hàng đã mua. Đến đây vai trò của ngân hàng còn giới hạn ở mức làm dịch vụ giúp hai đối tác và không can thiệp vào quyết định mua bán thanh toán của họ, hai bên mua bán vẫn phải hiểu rõ và tín nhiệm lẫn nhau.

    Ngoại thương phát triển tạo ra khả năng để các đối tác dù chưa hiểu nhau vẫn có thể mua bán với nhau để tạo thị trường và tăng lợi nhuận, cho dù họ cách xa nhau về mặt địa lý, hàng rào ngôn ngữ, phong tục tập quán, chưa hiểu rõ nhau để có thể làm ăn song phẳng với nhau. Ngân hàng cung cấp thêm dịch vụ mới: dịch vụ cho mượn uy tín, giúp các đối tác kinh doanh xuất nhập khẩu thanh toán mau chóng, thuận lợi và an toàn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...