Tiến Sĩ Hoạt động tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh của các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 22/11/13
    Last edited by a moderator: 15/8/14
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh là một nhiệm vụ chính trị, một nội dung quan trọng trong công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là quan điểm cơ bản - vấn đề thuộc về nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua gần 70 năm xây dựng, trưởng thành, Quân đội ta đã hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ chiến đấu, sản xuất, công tác cả trong chiến tranh giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh đã trực tiếp góp phần củng cố nền tảng chính trị - xã hội vững chắc, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa quân đội với nhân dân, tạo nên nguồn sức mạnh to lớn để Quân đội ta chiến đấu và chiến thắng. Quân đội ta luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhân dân, thực sự là lực lượng chiến đấu, lực lượng chính trị tin cậy, trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
    Tây Nguyên nằm ở phía tây nam của Trung bộ, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, QP- AN của Tổ quốc. Trong lịch sử, các thế lực thù địch xâm lược và thống trị nước ta đều tìm mọi cách tách Tây Nguyên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, chiếm giữ địa bàn chiến lược quan trọng này nhằm thực hiện mưu đồ xâm lược, thôn tính ba nước trên bán đảo Đông Dương. Hiện nay, chúng đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ để chống phá cách mạng nước ta. Địa bàn Tây Nguyên là một trong những trọng điểm chống phá của chúng. Lợi dụng những vấn đề về dân tộc, tôn giáo do lịch sử để lại, chúng kích động tư tưởng ly khai, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số chống lại chính quyền, gây mất ổn định chính trị. Chúng tìm mọi thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp, mị dân, xuyên tạc quan điểm chủ trương chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; tìm mọi cách vô hiệu hóa, tiến tới lật đổ chính quyền cơ sở. Thực tiễn các vụ bạo loạn chính trị ở một số tỉnh Tây Nguyên năm 2001, 2004 đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng củng cố CSĐP trên ĐBTN vững mạnh, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Những năm qua thực hiện thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, CSĐP trên ĐBTN có bước chuyển biến quan trọng. Nhưng nhìn chung tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, QP -AN ở CSĐP còn nhiều vấn đề bức xúc.
    Quán triệt và thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, quản lý điều hành của chính quyền, hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh của CĐVQĐ trên ĐBTN đã được đổi mới về nội dung, phương thức và đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần xây dựng CSĐP của các tỉnh trên ĐBTN vững mạnh và đúc rút được những kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả tham gia xây dựng CSĐP vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cả về nhận thức trách nhiệm, cả về lãnh đạo, chỉ đạo, cơ chế, chính sách và cách thức tổ chức thực hiện.
    Trong những năm tới, hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh của CĐVQĐ trên ĐBTN có nhiều thuận lợi, song tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn thách thức. Cùng với những khó khăn về đời sống kinh tế, VH - XH, những tác động tiêu cực từ mặt trái kinh tế thị trường là sự phá hoại của các thế lực thù địch trên ĐBTN. Thực tế đó đòi hỏi hoạt động tham gia xây dựng CSĐP của CĐVQĐ trên ĐBTN phải được tăng cường. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: Hoạt động tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh của các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn hiện nay làm đề tài luận án tiến sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có giá trị thực tiễn to lớn.
    2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
    * Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh của CĐVQĐ trên ĐBTN giai đoạn hiện nay.
    * Nhiệm vụ
    - Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh của CĐVQĐ trên ĐBTN.
    - Đánh giá đúng thực trạng; chỉ rõ nguyên nhân, khái quát những kinh nghiệm hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh của CĐVQĐ trên ĐBTN hiện nay.
    - Xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh của CĐVQĐ trên ĐBTN trong giai đoạn hiện nay.
    * Đối tượng nghiên cứu: Hoat động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh của CĐVQĐ trên ĐBTN.
    * Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh của CĐVQĐ trên ĐBTN. Phạm vi khảo sát bao gồm CĐVQĐ đóng quân trên năm tỉnh Tây Nguyên (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương,đơn vị làm kinh tế .). Các số liệu, tài liệu giới hạn từ 2001 đến nay.
    3. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
    * Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng CSĐP, về chức năng, nhiệm vụ của quân đội; về mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng, giữa quân đội với nhân dân; về công tác vận động quần chúng của Đảng; về công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    * Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh của CĐVQĐ trên ĐBTN; các tổng kết, đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, của cấp uỷ, chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên, của CĐVQĐ về hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh; số liệu, tài liệu, kết quả điều tra khảo sát nghiên cứu của tác giả luận án.
    * Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng phương pháp phân tích - tổng hợp, tổng kết thực tiễn, điều tra, thống kê, khảo sát thực tiễn, so sánh và phương pháp chuyên gia.
    4. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
    - Đưa ra quan niệm về CSĐP vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên và hoạt động của CĐVQĐ tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh trên ĐBTN.
    - Tổng kết những kinh nghiệm hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh của CĐVQĐ trên ĐBTN.
    - Đề xuất giải pháp đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh của CĐVQĐ hiện nay.
    5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động tham gia xây dựng CSĐP của quân đội nói chung và của CĐVQĐ trên ĐBTN nói riêng; cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định các giải pháp tăng cường hoạt động tham gia xây dựng CSĐP vững mạnh của CĐVQĐ trên ĐBTN giai đoạn hiện. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT trong các học viện, nhà trường quân đội.
    6. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...