Thạc Sĩ Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng Thương mại quốc doanh Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự cô lập, tách biệt với thế giới bên ngoài. Kinh tế đối ngoại là phương tiện giúp cho mỗi quốc gia khai thác, phát huy những lợi thế của mình trên con đường phát triển, hoà nhập và mở cửa.

    Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) là một trong những hình thức cơ bản nhất của kinh tế đối ngoại. Ngày nay, dưới tác động của các thành tựu khoa học - công nghệ cùng với chính sách mở cửa của nhiều quốc gia, hoạt động XNK ngày càng được mở rộng, ngày càng đa dạng, phong phú. Kèm theo đó tính phức tạp và sự cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng trở nên gay gắt.

    Ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) nằm trong hệ thống các ngân hàng thương mại có vài trò quan trọng góp phần giúp các doanh nghiệp mở rộng và phát triển XNK thông qua hai hoạt động chủ yếu là tín dụng XNK và thanh toán quốc tế (TTQT). Vì vậy, hoạt động của NHTMQD cũng phải thay đổi để bắt kịp với sự phát triển không ngừng của thương mại quốc tế.

    Trong thời gian qua, các NHTMQD đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy hoạt động XNK tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều mặt bất cập.

    Thực trạng này đặt ra sự cấp thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề các NHTMQD trong việc tài trợ hoạt dộng XNK để đưa ra những giải pháp hoàn thiện và mở rộng hoạt động của hệ thống NHTMQD, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chiến lược XNK của Việt Nam giai đoạn tới.

    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

    Trong những năm gần đây, vấn đề kinh tế đối ngoại và hoạt động ngân hàng đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu: luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ ví dụ như Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2000 “Vận dụng kinh nghiệm phát triển kinh tế đối ngoại trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước ASEAN vào Việt Nam”, Luận án tiến sĩ năm 2001 “Việt Nam gia nhập ASEAN và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp xử lý tài sản thế chấp đang tồn đọng tại Ngân hàng công thương Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2001 “Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương” vv .

    Các công trình đã nghiên cứu chủ yếu đi sâu phân tích những vấn đề liên quan đến kinh tế đối ngoại, hoặc tài chính tiền tệ ngân hàng ở tầm vĩ mô và mang tính chất chuyên sâu ở từng lĩnh vực của kinh tế đối ngoại hoặc tài chính tiền tệ ngân hàng. Tuy nhiên việc nghiên cứu về hoạt động của hệ thống NHTMQD trong lĩnh vực tài trợ XNK hầu như còn chưa được chú ý đúng mức.

    Bởi vậy, cần thiết phải có công trình nghiên cứu một cách toàn diện về NHTMQD và vai trò của nó đối với sự phát triển hoạt động XNK.

    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Mục đích nghiên cứu của luận văn: trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các NHTMQD Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ XNK, đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

    Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

    - Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản liên quan đến kinh doanh XNK trên cơ sở đó làm rõ vai trò của các NHTM đối với hoạt động XNK.

    - Phân tích thực trạng hoạt động của NHTMQD Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng và TTQT hỗ trợ XNK trong một số năm gần đây.

    - Đề xuất các giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tín dụng XNK và TTQT tại các NHTMQD Việt Nam

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động tài trợ XNK chủ yếu dưới các hình thức tín dụng và TTQT tại các NHTMQD Việt Nam

    Về thời gian : Luận văn chu yếu tập trung nghiên cứu, xem xét vấn đề trên trong thời gian từ 1995 đến nay.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật với tính cách là phương pháp tổng quát để xem xét các vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Trên nền tảng phương pháp luận chung đó, luận văn chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lựa chọn mẫu với những số liệu thực tế để luận chứng.

    6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

    - Hệ thống hoá những khía cạnh lý luận cơ bản về hoạt động XNK, về tín dụng ngân hàng (TDNH), TTQT và vai trò của chúng đối với hoạt động XNK.

    - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng XNK và TTQT tại các NHTMQD ở Việt Nam trong thời gian gần đây

    - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMQD trong lĩnh vực tín dụng và TTQT trong thời gian tới

    7. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

    Tên luận văn : “Hoạt động tài trợ XNK tại các NHTMQD Việt Nam”.

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

    Chương 1 : NHTM và vai trò của nó đối với hoạt động XNK.

    Chương 2 : Thực trạng hoạt động tín dụng XNK và TTQT tại các NHTMQD Việt Nam.

    Chương 3 : Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng XNK và TTQT của các NHTMQD Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...