Báo Cáo Hoạt động soạn thảo văn bản tại UBND ..............- Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài luận văn thư lưu trữ
    Định dạng file word

    MỤC LỤC:

    A. LỜI NÓI ĐẦU: 1
    B. NỘI DUNG : .2
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN 2
    I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ .2
    II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UBND VÀ VĂN PHÒNG UBND 2
    1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn UBND 2
    2. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND .4
    III. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC UBND 5
    IV. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI UBND .6
    1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị 7
    2. Tình hình công tác văn thư ở cơ quan .7
    CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 8
    I. CƠ SƠ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN 8
    1. Khái niệm của văn bản 8
    2. Những yêu cầu về nội dung .8
    3. Những yêu cầu về thể thức 8
    II. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN TẠI UBND 11
    1. Tình hình soạn thảo văn bản tại UBND 11
    1.1. Hoạt động soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật . 11
    1.2. Hoạt động soạn thảo văn bản hành chính thông thường và văn bản cá biệt 12
    2. Thực trạng công tác soạn thảo văn bản tại UBND 15
    III. ĐÁNH GIÁ CHUNG . 19
    1. Ưu điểm .19
    2. Khuyết điểm 20
    IV. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC SỌAN THẢO VÀ QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI UBND 20
    1. Đảm bảo về trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản .20
    2. Xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản 21
    3. Đảm bảo về nội dung của văn bản .21
    4. Thực hiện tốt công tác kiểm tra và xữ lý văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác văn thư . 22
    5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác soạn thảo và quản lý văn bản 22
    C. KẾT LUẬN: .24

    LỜI CẢM ƠN !


    Qua một thời gian thực tập tại UBND huyện tỉnh Quảng Nam. Bản thân luôn cố gắng, nỗ lực vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào công việc.
    Trong thời gian thực tập bản thân luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND và Văn phòng UBND đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân mượn tài liệu để nghiên cứu, tham khảo giúp cho bản thân hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.
    Đồng thời trong quá trình viết đề tài tốt nghiệp, bản thân được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo ( giáo viên hướng dẫn viết đề tài).
    Trong thời gian thực tập tại cơ quan và quá trình viết đề tài tốt nghiệp, do bản thân lần đầu tiếp xúc với thực tế nên còn nhiều bỡ ngỡ, kinh nghiệm thực tế chưa có, kiến thức còn mang nặng tính lý thuyết nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của quý thầy cô và lãnh đạo cơ quan để báo cáo thực tập tốt nghiệp được hoàn chỉnh tốt hơn.
    Nhân đây bản thân xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo nhà trường cùng các thầy cô giáo bộ môn văn thư trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam, đã trang bị kiến thức cho em trong 2 năm học vừa qua. Những thầy cô đã trực tiếp trang bị cho em những kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm quý báu về ngành Hành chính văn thư và xin gởi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn viết đề tài tốt nghiệp.
    Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND và Văn phòng UBND đã tạo điều kiện giúp đỡ cho bản thân hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
    Xin chân thành cảm ơn !


    A. LỜI NÓI ĐẦU

    Hiện nay trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước vấn đề soạn thảo và quản lý văn bản của cơ quan là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được quan tâm một cách đúng mức. Văn bản vừa là nguồn pháp luật cơ bản vừa là công cụ quản lý hữu hiệu phục vụ cho việc quản lý và điều hành nhà nước tại địa phương. Việc soạn thảo và ban hành văn bản sẽ đảm bảo cho hoạt động của cơ quan diễn ra một cách có hệ thống, đảm bảo hơn nữa tính pháp quy, thống nhất chứa đựng bên trong các văn bản quản lý hành chính nhà nước trong giải quyết công việc của cơ quan mình. Chính vì vậy việc quan tâm đúng mức đến công tác soạn thảo và quản lý văn bản sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu lực của quản lý hành chính nói riêng và quản lý nhà nước nói chung.
    Trên thực tế công tác soạn thảo văn bản trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay nói chung đã đạt nhiều thành tích đáng kể, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều văn bản quản lý nhà nước nói chung còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết như: văn bản có nội dung trái pháp luật, thiếu mạch lạc; văn bản ban hành trái thẩm quyền; văn bản sai về thể thức và thủ tục hành chính; văn bản không có tính khả thi những văn bản đó đã, đang và sẽ còn gây nhiều ảnh hưởng không nhỏ đối với mọi mặt của đời sống xã hội, làm giảm uy tín và hiệu quả tác động của các cơ quan hành chính nhà nước. Qua thời gian thực tập ở UBND , huyện , tỉnh Quảng Nam em đã có dịp tìm hiểu về công tác soạn thảo văn bản ở UBND xã. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian cũng như năng lực cá nhân, báo cáo chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu “Hoạt động soạn thảo văn bản tại UBND . - Thực trạng và giải pháp”. Đây cũng là một vấn đề đang được quan tâm tại Văn phòng UBND xã và có một vai trò quan trọng đối với công tác lãnh đạo, điều hành và quản lý nhà nước tại địa phương. Do đó em chọn đề tài này và cố gắng hoàn thành báo cáo thực tập với tinh thần nghiêm túc nhằm đảm bảo được yêu cầu của nhà trường và giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập ở UBND .
    Báo cáo thực tập tốt nghiệp được biên soạn trong thời gian thực tập tại UBND ; kết cấu đề tài gồm:
    A. Lời nói đầu.
    B. Nội dung.
    Chương I: Giới thiệu và nét về UBND .
    Chương II: Cơ sở lý luận của hoạt động soạn thảo văn bản thực trạng và giải pháp.
    C. Kết luận.




    B. NỘI DUNG


    CHUƠNG I: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ UBND
    I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ .
    là một trong 22 xã, thị trấn của huyện tỉnh Quảng Nam. Được hình thành từ năm 1975 sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, địa giới hành chính của xã được chia thành 7 thôn gồm: thôn , thôn , thôn , thôn 1, thôn 2, thôn và thôn .
    là một xã nông nghiệp nằm cách trung tâm huyện 9 km về phía nam; có chợ là chợ lớn thứ 2 của huyện , đây là nơi tập trung giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các xã cánh trung của huyện. Xã có diện tích tự nhiên 19,6 km[SUP]2[/SUP], dân số là 12.139 người; 75% dân số của xã sống dựa vào nông nghiệp, 25% dân số là tiểu thương và buôn bán nhỏ lẻ khác tập trung chủ yếu ở khu vực chợ . là một xã có truyền thống cách mạng anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động. Năm 1986 được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
    II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UBND VÀ VĂN PHÒNG UBND
    1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của UBND .
    - Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    + Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
    + Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
    + Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
    + Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;
    + Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
    - Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...