Chuyên Đề Hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty hàng không Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀTÀI: “HOẠTĐỘNGSẢNXUẤTKINHDOANHCỦATỔNGCÔNGTY HÀNGKHÔNGVIỆTNAM : THỰC TRẠNGVÀ GIẢI PHÁP ".

    LỜI MỞĐẦU

    Nền kinh tế Việt Nam đang từng b¬ước hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế như :¬ WTO, APEC, AFTA,đến 2008 làthành viên chính thức uỷ viên không thường trực của Liên Hợp Quốc Chúng ta ký kết nhiều hiệp định thư¬ơng mại với các nư¬ớc, mà gần đây nhất là Hiệp định thư¬ơng mại Việt – Mỹ. Điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như¬ thách thức đối với các Doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty hàng không việt nam.
    Tổng công ty hàng không Việt nam Vietnam Airlines (VNA) là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực chính là: Kinh doanh, dịch vụ và phục vụ vận tải hàng không đồng bộđối với hành khách, hàng hoáở trong nước và nước ngoài.
    Tên doanh nghiệp: Tổng công ty Hàng không Việt Nam
    Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Airlines Corporation.
    Địa chỉ : 200 - Nguyễn Sơn, Quận Long Biên, Hà Nội
    Điện thoại: (84-4) 8.732.750
    Fax : (84-4) 8.732.754
    Chính sách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, đi kèm với xu thế hội nhập quốc tếđã vàđang đem lại cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam rất nhiều cơ hội và thách thức. Với xuất phát điểm tương đối thấp, tiềm lực hạn chế, Tổng công ty hàng không Việt Nam cần phải rất nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng mọi cơ hội thuận lợi để phát triển nhanh chóng, giảm khoảng cách vàđuổi kịp các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho. Là một ngành thuộc cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nói chung và ngành hàng không nói riêng được coi như huyết mạch lưu thông của đất nước. Nóđã góp phần to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với thế giới và là một vị“Đại sứ lưu động” của đất nước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành hàng không là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Để thực hiện được yêu cầu này, ngành hàng khôngđòi hỏi có sựđầu tư rất lớn, cả về chất lượng, giá cả và dịch vụ, ngày càng hoàn thiện để hội nhập với các hàng không trong khu vực và thế giới.
    Trong những năm gần đây đất nước ta đang từng bước thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Là một ngành mang tính đặc thù, sự phát triển và lớn mạnh của ngành hàng không luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hàng không trong điều kiện kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một lượng vốn kinh doanh nhất định, nguồn lao động có trình độvàkinh nghiệm, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và có chính sách cũng như chiến lược kinh doanh cụ thể, nó như một tiền đề bắt buộc, nếu không có vốn, nguồn lao động, cũng như cơ sở vật chất thì sẽ không có cơ sởđể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.Để có thểđáp ứng với những nhu cầu và thách thức trên thị trường quốc tế và khu vực.
    Hơn thế nữa, ngành hàng không, không những là ngành kinh tế có khả năng đem lại lợi nhuận lớn mà còn nó còn cóý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị, ngoại giao cũng như quốc phòng đối với bất kỳ quốc gia nào và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Nằm ở vị tríđịa lý khá thuận lợi, là trung tâm của một khu vực kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng trung bình tương đối cao, hàng không Việt Nam có lợi thếđể phát triển. Với đội máy bay đang được hiện đại hoá và tăng dần về số lượng và chất lượng , dịch vụ không ngừng hoàn thiện, mạng đường bay quốc tế cũng như nội địa ngày càng được mở rộng sẽ làm tăng nhu cầu vốn, kỹ thuật vàlao động có năng lực trình độ. Mặt khác, phương tiện kinh doanh của ngành hàng không làđòi hỏi phải có những chiếc máy bay hiện đại có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên việc đầu tư, mua sắm các loại máy bay đòi hỏi phải có vốn, lực lượng lao động có trình độđể có thểđáp ứng nhu cầu cho đội bay ngay càng hiện đại.
    Với những đặc điểm trên, là doanh nghiệp nhà nước đại diện cho ngành hàng không, Tổng công ty Hàng không Việt Namđóng vai trò quan trọng trong công tác hoạt động sản xuất kinh của nền kinh tế. Đểđạt được như vậyđòi hỏi Vietnam Airlines phải xây dựng cho mình hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, nguồn lao động có trình độ nghiệp vụ cao và lượng vốn lớn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Hàng không Việt Nam cần có các giải pháp để có thể huy động vốn, thu hút nguồn lao động có năng lực. Nhận thức được vấn đề này, là một cán bộđang làm việc tại Tổng công ty Hàng không, với sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Quang Huy và sự giúp đỡ của các anh, chị tại phòng Tài chính-đầu tư, Ban Tài chính-kế toán, sau một thời gian tìm hiểu thực tế, em xin được chọn đề tài: “ Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam : Thực trạng và giải pháp ” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆUTỔNG QUAN VỀTỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM .

    CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠTĐỘNGSẢNXUẤTKINHDOANHCỦA TỔNGCÔNGTYHÀNGKHÔNG VIỆT NAM -VIETNAM AIRLINES TRONGTHỜIGIANQUA

    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNGVÀGIẢIPHÁPTHÚCĐẨYHOẠTĐỘNGSẢNXUẤTKINHDOANH CỦA TCTHÀNGKHÔNGVIỆTNAMTRONGTHỜIGIANTỚI .

    Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Nguyễn Quang Huy, cùng các thầy cô trong khoa Thương Mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Do còn hạn chế về trình độ nên trong đồán không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bèđểchuyên đềđược hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...