Chuyên Đề Hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Hải Phòng

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    Lý luận chung về cảng biển và hoạt động khai thác cảng biển
    1.1. Tổng quan về cảng biển và hệ thống cảng biển Việt Nam
    1.1. 1.Tổng quan về cảng biển
    1.1.1.1. Khái niệm
    Port Working Group of the Commission of the European Communities (tạm dịch:
    nhóm làm việc về cảng của ủy ban cộng đồng Châu Âu) năm 1975 đã đưa ra một khái
    niệm khá cân bằng về thuật ngữ “cảng biển”: “Một cảng biển, với mục đích nghiên cứu
    hiện nay, có thể được hiểu là khu vực đất và nước tạo nên các công trình và thiết bị cải
    tiến về cơ bản cho phép tiếp nhận tàu thuyền, bốc dỡ hàng, lưu trữ hàng hóa, nhận và
    gửi hàng hóa bằng giao thông đất liền và còn có thể bao gồm các hoạt động kinh doanh
    có liên kết với vận tải đường biển.” Năm 1991, Winkelmans cho rằng tại thời điểm đó,
    việc tìm ra một khái niệm về cảng biển là khá khó khăn bởi nội dung của thế giới phụ
    thuộc nhiều vào độ đa dạng của trang thiết bị cảng hiện tại và mức độ cắt nhau với vận
    tải và chuỗi sản xuất. Những yếu tố như quy mô hàng hóa được vận chuyển (hay độ đa
    dạng trong giao thông), bề ngoài của chúng (đóng gói vận chuyển và lưu trữ), những
    trang thiết bị được yêu cầu (cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng) và sau đó là khả
    năng bốc dỡ, tiện nghi kho chứa hàng một phần quyết định số lượng. Đến năm 2000,
    Notterboom đề cập đến vai trò của cảng biển trong môi quan hệ với hệ thống
    Logistics. Ông cho rằng một cảng biển là sự tập trung của các phần giao nhau của các
    chuỗi sản xuất khác nhau, là kết quả của điều đó, nó có chức năng như một điểm cốt lõi
    hay mặt chung trong chuỗi logistics. Notterboom kết hợp các đặc tính đó và tạo thành
    một khái niệm mới về cảng biển: một cảng biển là một trung tâm Logistics và công
    nghiệp hàng hải tự nhiên, đóng vai trò tích cực trong hệ thống vận tải thế giới và điều
    đó được tạo thành bởi không gian và chức năng phân nhóm của các hoạt động trực tiếp




    2
    hay và gián tiếp liên quan tới vận tải và quá trình thông tin “không biên giới” trong
    chuỗi sản xuất.
    Theo mục 1 điều 59 bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005, cảng biển được định
    nghĩa như sau: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được
    xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc
    dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Vùng đất cảng là vùng
    đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ
    thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt
    trang thiết bị. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước
    trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng
    đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình
    phụ trợ khác.Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu
    cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống
    giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ
    khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu,
    bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
    1.1.1.2.Ý nghĩa và vai trò của cảng biển
    Hiện nay có khá nhiều tranh luận về tính chất của cảng biển có nên được coi là một
    hàng hóa công cộng không do cảng biển cung cấp cả hàng hóa công cộng và tư nhân.
    Cảng biển tạo ra các lợi ích kinh tế trực tiếp (hàng hóa cá nhân) thông qua hoạt động
    của mình cũng như các lợi ích gián tiếp khác (hàng hóa công cộng) theo hình thức tăng
    cường thương mại, tăng khối lượng sản xuất và tài sản thế chấp trong các dịch vụ liên
    quan đến thương mại. Những hiệu quả kinh tế nhân được nhiều cảng sử dụng để sắp
    xếp đầu tư trực tiếp vào khu vực công cộng. Bối cảnh sự phức tạp của việc sản xuất
    kép cả hàng hóa công cộng và tư nhân đang dần nảy sinh khiến việc xác định vai trò và
    ranh giới giữa khu vực công cộng và tư nhân trở thành một thách thức trong ngành




    3
    công nghiệp cảng, đặc biệt trong trường hợp các ngành hàng hải, bảo vệ cảng, an toàn
    cảng, và bảo vệ môi trường hàng hải. Ví dụ về ảnh hưởng kinh tế nhân của cảng có thể
    xem tại bảng 1.1.
    Theo Cf.Meersman, Steenssens và Van de Voorde năm1997, các cảng được kết nối
    với nhau trong chuỗi Logistics và chúng có thể hoặc không tác động tích cực đến sự
    thành công của các cảng liên quan. Điều này tạo nên một động lực không đổi khiến các
    cảng cải thiện sản phẩm của mình. Goss từng xác nhận rằng: “từng sự cải thiện trong
    tính hiệu quả về kinh tế của một cảng biển sẽ làm tăng phúc lợi bằng cách tăng thặng
    dư sản xuất cho bên nguồn của sản phẩm được xuất khẩu và thặng dư của người tiêu
    dùng cho người tiêu thụ cuối cùng của hàng hóa được nhập khẩu” (Goss, 1990a, trang
    211). Thông qua cả chính sách phát triển và sự tăng trưởng ngoài kế hoạch của các
    ngành công nghiệp có liên kết, nhiều cảng trở thành địa điểm của các cụm công nghiệp.
    Các cảng lớn cung cấp địa điểm hấp dẫn cho nhiều ngành công nghiệp hạt giống và các
    doanh nghiệp chuyên phân phối. Một vài cảng - cụm trung tâm công nghiệp được phát
    triển trong 50 năm qua có thể kể đến như Marseilles, Dubai, Colon, Norfolk,
    Rotterdam, Yokohama, Ví dụ như các cảng lớn ở châu Âu xác định mục tiêu sắp xếp
    vị trí và phát triển đồng thời các ngành công nghiệp dược phẩm và tinh luyện được
    đánh giá là khá thành công. Như cụm công nghiệp lớn gồm năm công ty tinh luyện và
    nhiều công ty dược được đặt tại cảng Rotterdams là kết quả của mối liên hệ nội địa với
    khí đốt cùng với dầu được tìm thấy tại Biển Bắc. Một ví dụ khác là phát triển cụm công
    nghiệp tại cảng Colombo, cụm công nghiệp hàng hóa thời trang may mặc được phát
    triển quanh Colombo, tập trung vào dịch vụ container vận chuyển ngắn để phục vụ các
    đơn mua hàng yêu cầu đúng giờ. Sự phát triển này hoàn toàn được tạo nên do định
    hướng thương mại và không phải là kết quả trực tiếp của chính sách công cộng.
    Ngoài ra cũng không thể không đề cập tới ý nghĩa và vai trò của cảng biển tới thành
    phố của chúng. Cảng và thành phố chưa cảng tương tác với nhau qua nhiều mặt: kinh
    tế, xã hội, môi trường và văn hóa. Vận tải hội nhập - sự chuyển giao hàng hóa và thiết
    bị từ đất liền tới hệ thống đường thủy - là một chức năng thuộc về bản chất của cảng,




    4
    nhưng nó không diễn ra một cách cô lập. Một nút cảng biển trong hệ thống vận tải đa
    chức nằng thường đi liền với sự phát triển của một trung tâm đô thị và tạo ra số lượng
    đáng kể các việc làm, hoạt động công nghiệp, phát triển quốc gia và khu vực. Lợi ích
    của cảng biển mở rộng ra ngoài giao thông và vận tải khu vực do kết nối nội địa, về cả
    phương diện quốc gia cũng như quốc tế, dựa vào liên kết giữa đường bộ, đường sắt và
    đường thủy.
    1.1.1.3. Chức năng của cảng biển
    Tổng quan các chức năng của cảng biển được chỉ ra qua điều 61 luật hàng hải Việt
    Nam 2005. Điều 61. “Chức năng của cảng biển
    1. Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động.
    2. Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá
    và đón trả hành khách.
    3. Cung cấp dịch vụ vận chuyển,bốc dỡ, lưu kho bãi, bảo quản hàng hoá trong cảng.
    4. Để tàu biển và các phương tiện thuỷ khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực
    hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
    5. Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hoá.”
    Cảng biển khắp thế giới là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng kinh tế thế giới
    hiện đại. Trong hệ thông cảng biển, một hay một vài tổ chức thực hiện các vai trò sau:
    - Cho các tổ chức tư nhân thuê địa điểm cung cấp dịch vụ
    - Điều chỉnh hoạt động kinh tế và xã hội
    - Điều tiết an toàn hàng hải, an ninh và kiểm soát môi trường
    - Lên kế hoạch cho các hoạt động và đầu tư vốn trong tương lai
    - Điều hành các dịch vụ và phương tiện hàng hải
    - Tiếp thị và quảng bá các dịch vụ và phát triển kinh tế cảng
    - Xử lý và lưu trữ hàng hóa
    - Cung cấp các hoạt động phụ trợ




    5
    Theo quan điểm về tầm quan trọng chiến lược của đất, quyền sở hữu của cảng hiếm
    khi được bán cho các tổ chức tư nhân do điều đó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
    đến khu vực và thường là cả kinh tế quôc gia cũng như phúc lợi công cộng. Do vậy, vai
    trò quan trọng của nhiều nhà quản lý cảng là chịu trách nhiệm quản lý bất động sản
    trong phạm vi cảng. Việc quản lý bao gồm khai thác kinh tế, phát triển dài hạn và bảo
    trì các cơ sở hạ tầng cơ bản như luồng, bến cảng, đường vào, kênh
    Cảng vụ thường có quyền hạn rộng quy liên quan đến cả hai hoạt động cảng và vận
    chuyển, có trách nhiệm áp dụng các quy ước, luật pháp, quy tắc, và quy định, như
    là một cơ quan có trách nhiệm thực hiện quy ước và pháp luật liên quan đến an ninh,
    môi trường, định hướng và chăm sóc sức khỏe. Cảng vụ cũng đưa ra các quy định
    trong cảng, bao gồm nhiều quy tắc và quy định đối với hành vi của các tàu thuyền
    tại cảng, sử dụng các khu vực cảng, và các vấn đề khác. Thông thường, quyền hạn của
    cảnh sát mở rộng cũng được giao cho phía cảng biển. Chức năng quy hoạch của cơ
    quan cảng phối hợp với đô thị là một công việc phức tạp, đặc biệt là các cảng nằm
    trong khu vực thành phố lớn.
    Giám sát hoạt động hàng hải là một trong những nhiệm vụ của Cảng vụ và thường
    được nhắc tới là chức năng của quản lý cảng, thường bao gồm tất cả các nhiệm vụ pháp
    lý và hoạt động liên quan tới độ an toàn và hiệu quả quản lý tàu trong ranh giới khu
    vực cảng. Văn phòng quản lý cảng bố trí nơi neo đậu và phối hợp các dịch vụ cần thiết
    để con tàu có thể neo đậu và rời đi . Những dịch vụ này bao gồm hoa tiêu, lai dắt, buộc
    tàu và tháo buộc tàu, và các dịch vụ giao thông tàu (VTS). Thông thường, quản lý cảng
    cũng tính phí cho hoạt động quản lý vận chuyển và xử lý các cuộc khủng hoảng liên
    quan đến cảng ( va chạm, nổ, thiên tai, xả các chất gây ô nhiễm).
    Chức năng xử lý và lưu trữ hàng hóa bao gồm tất cả các hoạt động liên quan
    đến bốc dỡ tàu biển, bao gồm kho bãi và vận tải nội địa. Có hai loại công ty xử lý hàng
    hóa và các điều hành thiết bị cảng. Loại phổ biến hơn là là một công ty sở hữu và duy
    trì tất cả các cấu trúc thượng tầng tại bãi (đường đi, văn phòng, nhà kho, thiết bị). Loại
    thứ hai chỉ sử dụng còn thiết bị đó là thuộc sở hữu của cảng. Các công ty như
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...