Luận Văn Hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Hải Phòng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TOÀN BỘ LUẬN VĂN NẰM ĐẦY RỬ FILE WORD
    luận văn gồm 3 chuơng
    Chương 1 Lý luận chung về cảng biển và hoạt động khai thác cảng biển
    Chương 2: Thực trạng hoạt động khai thác cảng Hải Phòng giai đoạn 2005 - 06/2011
    Chương 3: Kiến nghị nhằm phát triển hoạt động khai thác cảng Hải Phòng


    Chương 1 Lý luận chung về cảng biển và hoạt động khai thác cảng biển


    1.1. Tổng quan về cảng biển và hệ thống cảng biển Việt Nam


    1.1. 1.Tổng quan về cảng biển


    1.1.1.1. Khái niệm


    Port Working Group of the Commission of the European Communities (tạm dịch: nhóm làm việc về cảng của ủy ban cộng đồng Châu Âu) năm 1975 đã đưa ra một khái niệm khá cân bằng về thuật ngữ “cảng biển”: “Một cảng biển, với mục đích nghiên cứu hiện nay, có thể được hiểu là khu vực đất và nước tạo nên các công trình và thiết bị cải tiến về cơ bản cho phép tiếp nhận tàu thuyền, bốc dỡ hàng, lưu trữ hàng hóa, nhận và gửi hàng hóa bằng giao thông đất liền và còn có thể bao gồm các hoạt động kinh doanh có liên kết với vận tải đường biển.” Năm 1991, Winkelmans cho rằng tại thời điểm đó, việc tìm ra một khái niệm về cảng biển là khá khó khăn bởi nội dung của thế giới phụ thuộc nhiều vào độ đa dạng của trang thiết bị cảng hiện tại và mức độ cắt nhau với vận tải và chuỗi sản xuất. Những yếu tố như quy mô hàng hóa được vận chuyển (hay độ đa dạng trong giao thông), bề ngoài của chúng (đóng gói vận chuyển và lưu trữ), những trang thiết bị được yêu cầu (cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng) và sau đó là khả năng bốc dỡ, tiện nghi kho chứa hàng một phần quyết định số lượng. Đến năm 2000, Notterboom đề cập đến vai trò của cảng biển trong môi quan hệ với hệ thống Logistics. Ông cho rằng một cảng biển là sự tập trung của các phần giao nhau của các chuỗi sản xuất khác nhau, là kết quả của điều đó, nó có chức năng như một điểm cốt lõi hay mặt chung trong chuỗi logistics. Notterboom kết hợp các đặc tính đó và tạo thành một khái niệm mới về cảng biển: một cảng biển là một trung tâm Logistics và công nghiệp hàng hải tự nhiên, đóng vai trò tích cực trong hệ thống vận tải thế giới và điều đó được tạo thành bởi không gian và chức năng phân nhóm của các hoạt động trực tiếp hay và gián tiếp liên quan tới vận tải và quá trình thông tin “không biên giới” trong chuỗi sản xuất.
    Theo mục 1 điều 59 bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005, cảng biển được định nghĩa như sau: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
     

    Các file đính kèm:

    • 5.doc
      Kích thước:
      2.2 MB
      Xem:
      0
    • 5.pdf
      Kích thước:
      922.3 KB
      Xem:
      0
Đang tải...