Luận Văn Hoạt động quảng cáo trên truyền hình tại việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ngoại Thương
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU . - 1
    - CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH - 4
    - I. QUẢNG CÁO VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢNG CÁO . - 4 -
    1. Khái niệm quảng cáo - 4 -
    2. Sự ra đời và phát triển của quảng cáo . - 6 -
    3. Vai trò của quảng cáo . - 8 -
    3.1. Là kênh thông tin - 8 -
    3.2. Thúc đẩy kinh tế phát triển - 9 -
    4. Phân loại quảng cáo . - 11 -
    4.1. Theo khách hàng mục tiêu . - 12
    - nông nghiệp. - 12 -
    4.2. Theo khu vực địa lý - 13 -
    4.3. Theo phương tiện quảng cáo - 13 -
    4.4. Theo mục đích quảng cáo - 13 -
    5. Các phương tiện quảng cáo - 14 -
    5.1. Nhóm phương tiện nghe nhìn . - 14 -
    5.2. Nhóm phương tiện in ấn . - 15 -
    5.3. Nhóm phương tiện quảng cáo ngoài trời . - 15 -
    5.4. Nhóm phương tiện quảng cáo di động . - 16 -
    5.5. Các phương tiện quảng cáo khác - 16 -
    II. QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH (TELEVISION ADVERTISING) - 17
    -1. Khái niệm và đặc điểm . - 17 -
    1.1. Khái niệm . - 17 -
    1.2. Đặc điểm - 18 -
    2. Các thành phần tham gia vào một thông điệp quảng cáo - 19 -
    2.1. Đài truyền hình (Television Network) - 19 -
    2.2. Hãng quảng cáo (The Advertising Agency) . - 21 -
    2.3. Người thuê quảng cáo (The Advertiser, The Sponsor) - 22 -
    3. Các hình thức quảng cáo trên truyền hình . - 22 -
    3.1. Quảng cáo bằng thông điệp độc lập với chương trình (Spot Commercial)
    . - 23 -
    3.2. Quảng cáo bằng chương trình, tiết mục truyền hình (Time Commercial- 23
    4. So sánh quảng cáo trên truyền hình với các hình thức quảng cáo khác - 24 -
    4.1. So sánh với phát thanh . - 24 -
    4.2. So sánh với phương tiện in ấn - 25 -
    4.3. So sánh với phương tiện Internet . - 25
    - CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM - 26 -
    I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN
    TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM - 26 -
    1. Thời kỳ trước đổi mới . - 26 -
    2. Thời kỳ đổi mới . - 26
    - II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM . - 27 -
    1. Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng . - 27 -
    2. Vấn đề cạnh tranh không lành mạnh - 29 -
    3. Vấn đề bảo vệ văn hoá, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội - 30 -
    4. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - 31
    - III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM - 33 -
    1. Về đài truyền hình . - 33 -
    1.1. Truyền hình tương tự (Analog Television) . - 33 -
    1.2. Truyền hình số (DTV- Digital Television) . - 38 -
    2. Về hãng quảng cáo . - 40 -
    2.1. Hãng quảng cáo nước ngoài - 40 -
    2.2. Hãng quảng cáo trong nước - 42 -
    3. Về người thuê quảng cáo - 44 -
    4. Chi phí quảng cáo truyền hình . - 46 -
    4.1. Chi phí thực hiện thông điệp quảng cáo - 46 -
    4.2. Chi phí phát sóng . - 47 -
    5. Chất lượng quảng cáo truyền hình . - 49 -
    5.1. Chất lượng âm thanh, hình ảnh . - 49 -
    5.2. Chất lượng nội dung - 50 -
    6. Thái độ của công chúng với quảng cáo truyền hình - 51 -
    6.1. Mục đích xem quảng cáo trên truyền hình . - 52 -
    6.2. Hành động khi chương trình quảng cáo xuất hiện trên truyền hình . - 54 -
    6.3. Mức độ quan tâm đến mẫu quảng cáo . - 55 -
    6.4. Yếu tố gây ấn tượng trong quảng cáo truyền hình - 56 -
    6.5. Ảnh hưởng của quảng cáo truyền hình - 57 -
    6.6. Một số mẫu quảng cáo ấn tượng - 60 -
    7. Những thành tựu và hạn chế . - 61 -
    7.1. Thành tựu . - 61 -
    7.2. Hạn chế - 62 -
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI . - 64 -
    I. ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC . - 64 -
    1. Hoàn thiện khung pháp lý . - 65 -
    2. Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước - 68 -
    II. ĐỐI VỚI ĐÀI TRUYỀN HÌNH . - 70 -
    1. Thu hút quảng cáo - 71 -
    2. Kiểm tra chất lượng chương trình quảng cáo - 72 -
    III. ĐỐI VỚI HÃNG QUẢNG CÁO . - 73 -
    1. Hãng quảng cáo nước ngoài - 73 -
    2. Hãng quảng cáo trong nước . - 74 -
    IV. ĐỐI VỚI NGƯỜI THUÊ QUẢNG CÁO . - 77 -
    1. Nhận thức rõ quy trình của một chiến dịch quảng cáo truyền hình . - 77 -
    2. Đảm bảo tính hợp pháp của mẫu quảng cáo - 78 -
    3. Đảm bảo chi phí quảng cáo hợp lý . - 79
    - KẾT LUẬN . - 82
    - TÀI LIỆU THAM KHẢO . - 84 -

    MỞ ĐẦU

    I. Tính cấp thiết của đề tài

    Khi nói đến Marketing chúng ta không thể không nhắc tới quảng cáo, bởi quảng cáo là một trong những công cụ nhằm xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh đơn giản, được sử dụng phổ biến nhất. Hàng năm, trên thế giới các công ty đã chi ra một khoản tiền không nhỏ để thực hiện các chương trình quảng cáo. Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật, có rất nhiều loại hình quảng cáo mới ra đời. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng hiện nay, hình thức quảng cáo được các doanh nghiệp ưa chuộng nhất là quảng cáo qua phương tiện truyền hình, bởi nó là cách thu hút người tiêu dùng đến với các doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
    Ở nước ta, ngành quảng cáo trên truyền hình mới chỉ thực sự phát triển sau khi đất nước chính thức bước vào công cuộc đổi mới. Việc chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền tự do sản xuất và kinh doanh đã nảy sinh sự cạnh tranh giữa những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng tương tự nhau. Ngoài việc chú trọng đến chất lượng, giá cả, doanh nghiệp còn coi quảng cáo như là một vũ khí chiến lược để loại bỏ đối thủ và tồn tại trên thị trường. Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu quảng cáo trên truyền hình của các doanh nghiệp càng tăng cao. Do vậy, thị trường quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam tuy còn mới mẻ, mới trải qua lịch sử phát triển hơn 20 năm, nhưng đây là một thị trường rất tiềm năng, rất cần được phát triển trong tương lai.
    Nhận thức được vai trò quan trọng của quảng cáo cùng ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nó, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình ở nước ta hiện nay, nên chúng em đã quyết định chọn vấn đề “Hoạt động quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
    II. Tình hình nghiên cứu

    Có khá nhiều tác giả đã đề cập đến đề tài quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam trong các nghiên cứu của mình, sau đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:
    - Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường: Phân tích và đánh giá

    (TELEVISION ADVERTISING IN MARKET ECONOMY-ANALYSIS AND EVALUATION) của Giáo sư Đào Hữu Dũng- Viện Đại học Quốc tế Josai (J.I.U)- Tokyo. Cuốn sách có phạm vi nghiên cứu rộng và được coi là cuốn cẩm nang cho các nhà kinh doanh lẫn các nhà chuyên môn về quảng cáo. Tác phẩm đã trình bày một cách chính xác các lý luận căn bản và giải thích rất tỉ mỉ về lịch sử, chức năng và nội dung của các hoạt động quảng cáo, nhất là quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam.
    - Nghiên cứu tác động của quảng cáo và khuyến mãi đối với người tiêu dùng của tập thể giáo viên trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, công trình đã đưa ra những đánh giá về hoạt động quảng cáo và khuyến mãi thông qua điều tra trực tiếp thái độ của người tiêu dùng.
    - Hoạt động quảng cáo của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh, sinh viên lớp CN 12C trường Đại học Ngoại Thương, đề tài có phạm vi rộng, đánh giá về thực trạng hoạt động quảng cáo nói chung và đưa ra một số giải pháp để phát triển hoạt động quảng cáo trong thời gian
    tới.

    - Pháp luật về quảng cáo của Việt Nam: Một số bất cập và giải pháp, khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thanh Hương, sinh viên K41 trường Đại học Ngoại thương, đề tài chủ yếu nghiên cứu về hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động quảng cáo tại Việt Nam.
    - Sự phát triển của quảng cáo thương mại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Lan Yến, sinh viên K42 trường Đại học Ngoại thương, đề tài nghiên cứu về quảng cáo thương mại tại Trung Quốc, từ đó liên hệ đến tình hình phát triển tại Việt Nam và đưa ra những bài học để phát triển hoạt động quảng cáo tại Việt Nam.
    III. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là:

    Thứ nhất, tìm hiểu những nét cơ bản mang tính khái luận chung về hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo trên truyền hình nói riêng.
    Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam trong thời gian qua.
    Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở nước ta trong thời gian tới.
    IV. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam trong những năm gần đây.
    V. Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình phát triển của quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây.
    VI. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài kết hợp giữa hai phương pháp chủ yếu là: điều tra trực tiếp và thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp.
    VII. Kết cấu của công trình nghiên cứu:

    Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài gồm ba chương:

    Chương I: Tổng quan về quảng cáo trên truyền hình

    Chương II: Thực trạng hoạt động quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam

    Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam trong thời gian tới
     

    Các file đính kèm:

    • 19.doc
      Kích thước:
      3.8 MB
      Xem:
      0
    • 19.pdf
      Kích thước:
      1.5 MB
      Xem:
      0
Đang tải...