Tiểu Luận Hoạt động quản lý và kinh doanh ngoại hối của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm ngân hàng
    Đề tài: Hoạt động quản lý và kinh doanh ngoại hối của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU. 4
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 5
    I. MỤC ĐÍCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 5
    1. Khái niệm 5
    2. Mục đích quản lý ngoại hối 5
    2.1. Điều tiết tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 5
    2.2. Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước. 6
    2.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. 6
    II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 6
    1. Cơ chế tự do ngoại hối 6
    2. Cơ chế quản lý. 6
    2.1. Cơ chế nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn. 7
    2.2. Cơ chế quản lý có điều tiết 7
    III. HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI CỦA NHTW . 7
    1. Hoạt động mua bán ngoại hối 7
    1.1. Mua bán trên thị trường trong nước. 7
    1.2. Mua bán trên thị trường quốc tế. 8
    2. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHTW . 8
    Nội dung cơ bản của quy chế quản lý ngoại hối 8
    CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NHNN VIỆT NAM TỪ 2009 ĐẾN NAY 10
    2.1. Thực trạng hoạt động quản lý và kinh doanh ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 2009-2011 10
    2.2. Nguyên nhân gây sụt giảm dự trữ ngoại hối 12
    2.3. Những tác động của việc sụt giảm quy mô dự trữ ngoại hối tới nền kinh tế giai đoạn 2009-2011 16
    2.3.2: Những mặt hạn chế: 23
    Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 32
    1.1. Định hướng về quản lý dự trữ ngoại hối của Việt nam trong thời gian tới 32
    1.2. Các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối. 34
    1.2.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dự trữ ngoại hối 34
    1.2.2. Nhóm giải về pháp gia tăng quy mô dự trữ. 39
    1.2.3. Nhóm giải pháp tăng hiệu quả sử dụng và an toàn ngoại hối dự trữ: 45
    KẾT LUẬN 48


    LỜI NÓI ĐẦU
    Quản lý ngoại hối là một nhiệm vụ quan trọng của NHNN trong việc hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ. chính sách quản lý ngoại hối hiệu quả sẽ góp phần đáng kể trong cân bằng cán cân thanh toán, kiểm soát sức mua của đồng tiền,kiềm chế lạm phát, tận dụng nguồn vốn trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện ổn định và phát triển nền kinh tế
    Cùng với sự biến động của nền kinh tế , chính sách quản lý ngoại hối đã được đổi mới triệt để về tư duy lẫn điều hành. Chính sách nới lỏng quản lý ngoại hối đã dần dần thay thế chính sách độc quyền kiểm soát và kinh doanh ngoại hối nhà nước. Cơ chế điều hành tỷ giá cũng được thay đổi căn bản từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát. các công cụ quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối có hiệu quả. Bên cạnh những thành quả đạt được, trong những năm vừa qua, chính sách quản lý ngoại hối vẫn còn những tồn tại nhất định. Đó là, tỷ giá chưa thật sự phản ánh đúng cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách quản lý vĩ mô đã có nhưng chưa hài hòa.
    Để có thể hiểu thêm về hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam trong thời gian qua, trong quá trình học cũng như trong quá trình nghiên cứu viết tiểu luận môn học “Ngân hàng trung ương” em lựa chọn đề tài : “Hoạt động quản lý và kinh doanh ngoại hối của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam”

    Mặc dù đã được trang bị những kiến thức cơ bản trong môn học “Ngân hàng trung ương”, nhưng với trình độ có hạn cũng như còn nhiều hạn chế trong quá trình nghiên cứu tài liệu chắc chắn bài viết không tránh khỏi thiếu
    sót. Nhóm em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMI. MỤC ĐÍCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI1. Khái niệmNgoại hối là phương tiện thiết yếu trong quan hệ kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia. Ngoại hối là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.
    Ngoại hối trong đó đặc biệt là ngoại tệ có vai trò quan trọng, nó là phương tiện dự trữ của cải, phương tiện để mua, phương tiện thanh toán và hạch toán quốc tế, được các nước chấp nhận là đồng tiền quốc tế, ví dụ: đôla Mỹ, bảng Anh, Frăng pháp.
    Đối với những nước mà đồng tiền được tự do chuyển đổi, dự trữ ngoại hối là công cụ can thiệp, điều chỉnh nhằm thiết lập thế cân bằng giữa các đồng tiền trong trật tự tiền tệ quốc tế, phục vụ chính sách kinh tế.
    Đối với những đồng tiền không được tự do chuyển đổi, dự trữ ngoại hối là lực lượng để can thiệp thị trường nhằm duy trì sự ổn định tỉ giá hối đoái của đồng bản tệ.
    Với tư cách là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ phát hành tiền, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế, NHTW đã được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước và kiểm soát ngoại hối trên
    thị trường là phù hợp. ở việt nam vấn đề cập trong Pháp lệnh ngân hàng nhà
    nước năm 1990(điều 30), luật NHNN năm 1997(điều 38)quy định: Nhà nước giao cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam quản lý ngoại hối.
    Quản lý ngoại hối là việc nhà nước áp dụng các chính sách, biện pháp tác động vào quá trình nhập, xuất ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) và việc sử dụng ngoại hốitheo những mục tiêu đã định.
    2. Mục đích quản lý ngoại hối2.1. Điều tiết tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ quốc giaNHTW thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy tập trung các nguồn ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ ) vào tay mình, để thông qua đó nhà nước sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế và hoạt động đối ngoại. đồng thời sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực thực hiện chính sách tiền tệ, thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, tác động vào lượng tiền cung ứng.
    2.2. Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối nhà nướcNHTW không chỉ bảo quản và quản lý quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước mà còn biết sử dụng phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế.
    2.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tếTrong cả hai trường hợp cán cân thanh toán bội thu hoặc bội chi, nếu không có sự can thiệp của NHTW, tỷ giá sẽ tăng giảm theo nhu cầu ngoại hối trên thị trường. Tuy nhiên ở nhiều nước, NHTW đóng vai trò điều tiết tỷ giá để thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế. Nếu NHTW muốn xác lập một tỷ giá ổn định nghĩa là giữ cho tỷ giá không tăng, không giảm, thì NHTW hoặc là mua vào số ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào trong nước làm cho quỹ dự trữ ngoại hối sẽ tăng lên tương ứng, hoặc NHTW sẽ bán ngoại tệ ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường khi có luồng ngoại tệ chảy ra
    nước ngoài, quỹ dự trữ ngoại hối giảm xuống tương ứng.
    II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI1. Cơ chế tự do ngoại hốiTheo cơ chế này, ngoại hối được tự do lưu thông trên thị trường, cân bằng ngoại hối do thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của nhà nước.
    2. Cơ chế quản lýHiện nay, hầu hết các nước đều áp dụng cơ chế có sự quản lý của nhà nước, song mức độ quản lý và can thiệp có khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...