Luận Văn Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm về ma tuý của lực lượng công an cấp huyện

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nhân loại đã bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ
    của nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, nhiều vấn đề mang tính toàn cầu
    vẫn diễn ra hết sức gay gắt chưa được giải quyết, đặc biệt là tệ nạn ma
    tuý. ở Việt Nam, tệ nạn nghiện ma tuý và tội phạm về ma tuý
    (TPVMT) tăng nhanh và trở thành quốc nạn. Trong giai đoạn 1993 -
    2005, lực lượng phòng chống ma tuý cả nước đã phát hiện bắt giữ
    110.203 vụ gồm 157.829 đối tượng phạm tội về ma túy. Thu giữ
    1.081,38kg hêrôin; 10.428,64kg thuốc phiện; 8.898,6kg cần sa;
    370.100 viên, 5890 ống thuốc tân dược và 0,04kg ma túy tổng hợp;
    nhiều súng, đạn; tiền Việt Nam và ngoại tệ cùng nhiều tài sản khác trị
    giá hàng nghìn tỷ đồng. Trong các lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng,
    chống TPVMT, thì Công an cấp huyện giữ một vai trò quan trọng, bởi
    vì Công an cấp huyện có những đặc thù riêng biệt. Công tác phòng
    ngừa và điều tra TPVMT tuy đã đạt được kết quả bước đầu nhưng vẫn
    còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Một trong những nguyên nhân quan trọng
    là hệ thống lý luận đấu tranh phòng, chống TPVMT chưa được nghiên
    cứu và tổng kết một cách khoa học làm cơ sở cho hoạt động của các cơ
    quan chức năng, nhất là ở cấp huyện trong đấu tranh chống TPVMT
    còn hạn chế. Điều đó nói lên sự đòi hỏi bức xúc cả về phương diện lý
    luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài luận án.
    2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận án
    Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ hơn vị trí, vai trò
    của lực lượng Công an cấp huyện hoạt trong động phòng ngừa, điều tra
    TPVMT; thực tiễn hoạt động phòng ngừa và điều tra TPVMT của lực
    lượng Công an cấp huyện; tìm ra những sơ hở thiếu sót, những vấn đề
    bất cập để có các kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước, cũng như với
    2
    ngành Công an thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
    động phòng ngừa, điều tra TPVMT của lực lượng Công an cấp huyện.
    Luận án có nhiệm vụ làm rõ những vấn đề lý luận chung của
    TPVMT, pháp luật hình sự Việt Nam quy định TPVMT, tìm ra
    những đặc thù trong hoạt động phòng ngừa, điều tra TPVMT của
    Công an cấp huyện, đồng thời làm rõ thực trạng hoạt động phòng
    ngừa, điều tra TPVMT của lực lượng Công an cấp huyện. Trên cơ sở
    lý luận và thực tiễn đó, tác giả rút ra những nguyên nhân tồn tại,
    thiếu sót và đề ra phương hướng chung, các kiến nghị nhằm nâng
    cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm này thuộc
    chức năng của Công an cấp huyện.
    Đối tượng nghiên cứu của Luận án là thực tiễn hoạt động
    phòng ngừa, điều tra TPVMT của lưc lượng Công an cấp huyện; hồ sơ
    báo cáo kết quả hoạt động phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử TPVMT
    của cấp huyện. Ngoài ra, Luận án còn đi sâu nghiên cứu những quy
    định của pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống ma tuý; những
    quy định về nghiệp vụ, về tổ chức và cán bộ điều tra TPVMT của lực
    lượng Công an cấp huyện. Luận án nghiên cứu dưới góc độ tội phạm
    học và điều tra tội phạm về hoạt động phòng ngừa và điều tra TPVMT
    của lực lượng Công an cấp huyện.
    3. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên
    cứu của Luận án
    Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương
    pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
    những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta
    trong công tác đấu tranh phòng, chống TPVMT, đặc biệt là đấu
    tranh phòng, chống ma túy ở cơ sở.
    Tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
    phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, khoa học hình sự, điều tra xã
    hội học, hội thảo, chuyên gia, nghiên cứu tâm lý .
    3
    4. Những đóng góp về khoa học
    1. Đưa ra các khái niệm theo quan điểm riêng của tác giả về
    TPVMT; phòng ngừa TPVMT; điều tra TPVMT; thẩm quyền điều tra.
    2. Khái quát rút ra những điểm đặc thù của hoạt động phòng
    ngừa và điều tra TPVMT của lực lượng Công an cấp huyện.
    3. Phân tích, đưa ra những khó khăn nảy sinh trong quá trình
    thực hiện quy định của BLTTHS năm 2003 về phân cấp điều tra cho
    cấp huyện và mô hình tổ chức mới theo Pháp lệnh Tổ chức điều tra
    hình sự năm 2004 của Cơ quan điều tra cấp huyện.
    4. Đánh giá thực trạng hoạt động phòng ngừa và điều tra
    TPVMT của lực lượng Công an cấp huyện, từ đó tiếp cận sâu hơn về
    hoạt động này ở cấp cơ sở, rút ra những hạn chế, thiếu sót và nguyên
    nhân của nó để tăng cường chỉ đạo và đầu tư cho hoạt động này.
    5. Dự báo tình hình TPVMT ở Việt Nam đến năm 2015 và yêu
    cầu đấu tranh phòng, chống TPVMT của lực lượng Công an cấp huyện.
    6. Đưa ra những giải pháp chung, những kiến nghị đối với
    Đảng và Nhà nước, những giải pháp cụ thể xây dựng lực lượng Công an
    cấp huyện nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, điều tra
    TPVMT theo quy định của BLTTHS năm 2003 và Pháp lệnh Tổ chức
    điều tra hình sự năm 2004 cũng như quá trình hội nhập quốc tế của
    Việt Nam.
    5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
    Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo giảng dạy
    và học tập trong các trường Công an nhân dân (CAND) . Những
    kinh nghiệm thực tiễn được khảo sát, tổng kết, những đóng góp về
    lý luận được xây dựng trong Luận án có thể dùng làm tài liệu tham
    khảo, áp dụng trong thực tiễn cho cán bộ trực tiếp tham gia đấu
    tranh phòng, chống TPVMT, đặc biệt là lực lượng điều tra TPVMT
    của Công an cấp huyện.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
    phụ lục, Luận án có cấu trúc 4 chương, 10 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...