Luận Văn Hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người của lực lượng cảnh sát nhân dân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Dưới chế độ ta, phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức
    khoẻ (XPTMSK) con người chính là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ
    của mỗi người dân. Đây là lợi ích nhân thân có ý nghĩa quan trọng
    nhất trong các quyền cơ bản của công dân. Vấn đề này luôn được
    Đảng và Nhà nước ta quan tâm và coi phòng ngừa tội phạm này là
    nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước ta. Tại Điều 71, Hiến
    pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, có quy
    định: “Công dân Việt Nam có quyền bất khả xâm phạm về thân
    thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và
    nhân phẩm.” [46, tr.36]. Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính
    phủ về Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đã chỉ rõ
    phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, trước hết phải: “Tập trung phòng
    chống các tội tham nhũng, buôn lậu, tội phạm hoạt động có tổ
    chức, lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn, tội phạm có sử
    dụng bạo lực” [25, tr.1]. Tội phạm XPTMSK con người là loại tội
    phạm có tính chất mức độ nguy hiểm cao cho con người và xã hội.
    Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát nhân dân (CSND) - Bộ
    Công an, từ năm 1999 đến 2005, trên địa bàn cả nước đã phát hiện
    44.576 vụ án XPTMSK con người, chiếm tỷ lệ 11,95% trong tổng
    số các tội phạm xâm phạm Trật tự xã hội (TTXH) 44.576/372.927
    và bắt giữ 92.916 đối tượng XPTMSK con người. So với tổng số vụ
    án hình sự xảy ra, số vụ phạm tội XPTMSK con người có thống kê
    chiếm tỷ lệ 11.95%, tính chất và hậu quả nhiều vụ án rất nghiêm
    trọng, chẳng những nó gây ra sự mất mát về tính mạng và sức khoẻ
    của con người mà còn gây ra hậu quả to lớn về tinh thần trong dư
    luận quần chúng nhân dân.
    3
    Từ năm 1999 đến nay Nhà nước, các ngành các cấp cùng với toàn
    xã hội trong đó có các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng CSND
    đã tiến hành nhiều biện pháp để phòng ngừa tội phạm XPTMSK con
    người nhưng vẫn chưa chặn đứng, đẩy lùi được chúng. Một trong
    những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động phòng ngừa
    loại tội phạm này là lực lượng CSND chưa phát huy hết vai trò của
    mình, hiệu quả phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ của lực
    lượng CSND chưa cao; nhiều cán bộ CSND được giao nhiệm vụ đấu
    tranh phòng, chống loại tội phạm này nhưng vẫn chủ yếu chạy theo
    các vụ án đã xảy ra, thiếu tập trung tiến hành công tác phòng ngừa.
    Vấn đề lí luận về phòng ngừa tội phạm XPTMSK con người ở Việt
    Nam tuy đã được một số nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhưng
    mới chỉ đề cập đến trên một số khía cạnh nhất định, phần nhiều là
    nghiên cứu dưới góc độ khoa học Điều tra các tội phạm cụ thể, chưa
    có công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống dưới góc độ Tội
    phạm học đối với loại tội phạm này.
    Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, làm giảm đến mức thấp
    nhất các tội phạm XPTMSK con người ở nước ta là yêu cầu cấp thiết.
    Đây là một vấn đề đã trở thành yêu cầu cấp bách trong hoạt động thực
    tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này và là đòi hỏi bức xúc
    trong nghiên cứu của những người làm công tác lí luận.
    Từ những cơ sở thực tiễn và lí luận nêu trên và được sự đồng ý
    của cơ quan quản lí, NCS chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động phòng
    ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người của lực
    lượng Cảnh sát nhân dân” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Mục đích nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu rút ra những kết
    luận về lí luận và thực tiễn đối với tội phạm xâm phạm tính mạng, sức
    4
    khoẻ con người và phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức
    khoẻ con người của lực lượng CSND thời gian qua;
    Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội
    phạm XPTMSK con người của lực lượng CSND ở Việt Nam trong
    thời gian tới.
    Nhiệm vụ trong quá trình nghiên cứu luận án
    Để đạt mục đích nêu trên, trong quá trình nghiên cứu luận án cần
    phải giải quyết được những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
    Nghiên cứu những vấn đề lí luận từ đó làm rõ khái niệm, dấu
    hiệu pháp lí, quá trình hình thành các quy phạm pháp luật về loại
    tội phạm XPTMSK con người ở Việt Nam. Phân tích làm rõ cơ sở
    lí luận của hoạt động phòng ngừa nói chung và phòng ngừa tội
    phạm XPTMSK con người của lực lượng CSND ở Việt Nam.
    Nghiên cứu làm rõ thực trạng tội phạm XPTMSK con người từ đó
    tìm hiểu nguyên nhân tồn tại và gia tăng của loại tội phạm này.
    Khảo sát thực tế về quá trình sử dụng các biện pháp phòng ngừa xã
    hội, phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng CSND đối với tội phạm
    XPTMSK con người ở Việt Nam thời gian qua; từ đó, làm rõ những ưu
    điểm, thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động phòng ngừa.
    Dự báo có căn cứ khoa học về tình trạng tội phạm XPTMSK
    con người ở Việt Nam đến năm 2010 và thời gian tiếp theo.
    Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng
    ngừa các tội phạm XPTMSK con người của lực lượng CSND trong
    thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...