Luận Văn Hoạt động phòng chống rửa tiền ở mỹ và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN 3
    1.1. Rửa tiền 3
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động rửa tiền 3
    1.1.1.1. Khái niệm 3
    1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động rửa tiền 8
    1.1.2. Hậu quả của nạn rửa tiền 16
    1.1.2.1. Làm tổn thương các thị trường mới nổi 17
    1.1.2.2. Làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân 18
    1.1.2.3. Làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính 19
    1.1.2.4. Làm mất sự kiểm soát của các chính sách kinh tế 19
    1.1.2.5. Làm sai lệch và mất ổn định về mặt kinh tế 20
    1.1.2.6. Gây tổn hại đến ngân sách quốc gia 20
    1.1.2.7. Gây rủi ro cho những nỗ lực tư nhân hóa 21
    1.1.2.8. Gây nguy cơ tổn hại về mặt danh tiếng 21
    1.1.2.9. Gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội 22
    1.2. Phòng chống rửa tiền 22
    1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động phòng chống rửa tiền 22
    1.2.2. Văn bản pháp lý cơ bản về phòng chống rửa tiền 23
    1.2.2.1. Nhóm khuyến nghị về hệ thống pháp lý (từ khuyến nghị 1 đến khuyến nghị 3) 26
    1.2.2.2. Nhóm khuyến nghị về các biện pháp được các định chế tài chính và phi tài chính thực hiện để ngăn ngừa rửa tiền và tài trợ cho khủng bố (từ khuyến nghị 4 đến 25) 26
    1.2.2.3. Nhóm khuyến nghị liên quan đến việc tổ chức và những biện pháp cần thiết khác để chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố (từ khuyến nghị 26 đến 34) 27
    1.2.2.4. Nhóm khuyến nghị về hợp tác quốc tế (từ khuyến nghị 35 đến 40) 27
    1.2.2.5. Nhóm 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ cho khủng bố 27
    Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN Ở MỸ VÀ VIỆT NAM 29
    2.1. Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền ở Mỹ 29
    2.1.1. Khái quát chung về tình hình rửa tiền ở Mỹ 29
    2.1.2. Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ 35
    2.1.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý then chốt 35
    2.1.2.2. Điều tra từ các giao dịch đáng ngờ 37
    2.1.2.3. Phối hợp trong công cuộc phòng chống rửa tiền trên phạm vi toàn cầu 39
    2.1.3. Những thành tựu đạt được 40
    2.1.3.1. Chiến dịch Casablanca 40
    2.1.3.2. Vụ việc liên quan đến chuyển đổi đồng Peso chợ đen 40
    2.1.3.3. Các chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm El Dorado 41
    2.1.3.4. Chiến dịch Polar Cap 42
    2.1.3.5. Một số cuộc điều tra khác 42
    2.1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 43
    2.2. Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. 44
    2.2.1. Khái quát chung về tình hình rửa tiền ở Việt Nam 44
    2.2.1.1 Rửa tiền qua các giao dịch tiền mặt 45
    2.2.1.2. Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 46
    2.2.1.3. Rửa tiền qua mạng 48
    2.2.1.4. Rửa tiền qua tín dụng đen 51
    2.2.2. Thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam 53
    2.2.2.1. Cơ sở pháp lý cho công cuộc phòng chống rửa tiền của Việt Nam 53
    2.2.2.2. Thành tựu trong công cuộc phòng chống rửa tiền của Việt Nam 55
    2.2.2.3. Những hạn chế trong công cuộc phòng chống rửa tiền ở Việt Nam và nguyên nhân 57
    Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG CUỘC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TẠI VIỆT NAM 59
    3.1. Những định hướng chung trong việc phòng chống rửa tiền 59
    3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam 60
    3.2.1. Thuận lợi 60
    3.2.2. Những khó khăn 60
    3.3. Một số kiến nghị đối với Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả trong công cuộc phòng chống rửa tiền 62
    3.3.1. Củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền 62
    3.3.2. Phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt 64
    3.3.3. Tăng cường các biện pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 67
    3.3.4. Một số kiến nghị khác 72
    KẾT LUẬN 75
    PHỤ LỤC
    PHỤ LỤC I: 40 KHUYẾN NGHỊ CỦA FATF VỀ CHỐNG RỬA TIỀN
    PHỤ LỤC II: 9 KHUYẾN NGHỊ ĐẶC BIỆT CỦA FATF VỀ CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay thuật ngữ “rửa tiền” xuất hiện khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, khi nghe nói đến thuật ngữ này không phải ai cũng biết cụ thể vấn đề như thế nào. Trong quá trình tìm hiểu đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp, tác giả đã tìm thấy một số thông tin về hoạt động rửa tiền, thấy được một số ảnh hưởng nó gây ra về mặt kinh tế cũng như xã hội. Hoạt động rửa tiền là hoạt động của giới tội phạm nhằm làm xóa đi nguồn gốc bất hợp pháp của đồng tiền. Hoạt động rửa tiền thường gắn liền với nhiều hoạt động tội phạm khác như tham ô, buôn lậu, khủng bố và có thể nói tội phạm rửa tiền hỗ trợ cho các loại tội phạm trên phát triển. Hiện nay tội phạm rửa tiền đã xuất hiện trên phạm vi toàn thế giới và mặt trận phòng chống rửa tiền là một mặt trận chung của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong công cuộc phòng chống tội phạm rửa tiền, Mỹ là một trong những nước có nhiều thành công nhất. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của nghiên cứu là đem đến cho độc giả một cái nhìn khái quát về hoạt động rửa tiền, diễn biến, xu hướng của loại tội phạm này cũng như những gì các quốc gia đã và đang làm để phòng chống rửa tiền. Đồng thời, tác giả muốn rút ra bài học kinh nghiệm mà Việt Nam đã học hỏi được từ Mỹ và một số khuyến nghị cho Việt Nam trong công cuộc phòng chống rửa tiền.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng của nghiên cứu là hoạt động rửa tiền và hoạt động phòng chống rửa tiền.
    Phạm vi của nghiên cứu được xác định là tại Mỹ và tại Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp: nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm của Mỹ, sưu tập các nghiên cứu liên quan của các tác giả trước đó sau đó phân tích, tổng hợp, đánh giá lại vấn đề. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị đối với công cuộc phòng chống rửa tiền ở Việt Nam.
    5. Kết cấu của khóa luận
    Với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, tác giả sẽ giải quyết vấn đề trong 3 chương như sau
    Chương 1: Những vấn đề chung về rửa tiền và phòng chống rửa tiền
    Chương 2: Thực trạng hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền ở Mỹ và Việt Nam
    Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc phòng chống rửa tiền
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...