Luận Văn Hoạt động nhượng quyền thương mại phở 24 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC Trang

    CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ FRANCHISE
    Lời mở đầu 5
    Chương I 10
    A – KHÁI QUÁT VỀ FRANCHISE 10


    1. Franchise là gì? 10
    2. Các chủ thể trong franchise 12

    v Bên nhượng quyền (franchiser)
    v Bên nhận nhượng quyền (franchisee)


    3. Các hình thức nhượng quyền thương mại 13

    v Tiêu chí lãnh thổ
    v Tiêu chí hoạt động kinh doanh
    v Tiêu chí phát triển hoạt động


    4. Các ngành nghề có thể nhượng quyền 17


    B – PHÁP LUẬT TRONG FRANCHISE 17
    1. Hình thức và nguyên tắc chuyển nhượng 17
    1.1 Ở thế giới
    1.2. Ở ViệtNam
    2. Những lưu ý về mặt pháp lý đối với
    các bên trong quan hệ nhượng quyền
    thương mại ở Việt Nam24

    C- ĐẶC TÍNH CỦA FRANCHISE 25


    Thương hiệu 25
    2. Tính đồng bộ, hệ thống và tính địa phương 27

    D – Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH 28
    NHƯỢNG QUYỀN Ở VIỆT NAM
    1. Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
    2. Đối với nền kinh tế nói chung

    Kết luận chương I 30
    III- Chương 2 TỔNG QUAN VỀ FRANCHISE 31
    A – TỔNG QUAN FRACHISE THẾ GIỚI 31
    1. Thực trạng 31
    a. Thành tựu
    b. Hạn chế
    2. Nhận xét 32
    B- TỔNG QUAN FRACHISE Ở VIỆT NAM 32
    1. Thực trạng ở Việt Nam 32
    – Thành tựu
    – Hạn chế
    2. Một số thương hiệu tiêu biểu 34
    - Thương hiệu nước ngoài chuyển nhượng vào Việt Nam
    - Thương hiệu chuyển nhượng trong nước
    Kết luận chương 2 34
    IV – CHƯƠNG 335
    TỔNG QUAN FRANCHISE TRONG NGÀNH THỰC PHẨM
    A – ĐẶC ĐIỂM TRONG KINH DOANH NHƯỢNG 35
    QUYỀN NGÀNH THỰC PHẨM
    1. Thực phẩm là một ngành đầy tiềm năng trong franchise 35
    2. Các đặc trưng riêng của franchise ngành thực phẩm 36

    B- THỰC TRẠNG FRANCHISE NGÀNH 36
    THỰC PHẨM TRÊN THẾ GIỚI
    1. Thực trạng franchise ngành thực phẩm 36
    a. Những thành tựu

    b. Những hạn chế
    2. Một số franchise ngành thực phẩm của các nước 37
    và các tập đoàn trên thế giới
    a. Phân tích 2 thương hiệu nổi tiếng trên thế giới nhượng quyền thành công trong ngành thực phẩm
    b. Kinh nghiệm thành công của họ
    3. Rút ra nhận xét 38
    C. THỰC TRẠNG FRANCHISE NGÀNH THỰC 38
    PHẨM Ở VIỆT NAM
    1. Thực trạng 38
    2. Rút ra nhận xét39
    D. THỰC TRẠNG FRANCHISE NGÀNH THỰC 40
    PHẨM Ở TPHCM
    1. Tổng quan về thực trạng franchise ở TP HCM 40
    - Những thành tựu
    - Những hạn chế
    - Cơ hội và thách thức
    2. Một số thương hiệu thành công 41
    a. Các thương hiệu nước ngoài chuyển nhượng vào TP HCM
    b. Các thương hiệu ViệtNamnhượng quyền
    3. Rút ra nhận xét 42
    Kết luận chương 3 42

    IV – CHƯƠNG 4 43
    BỨC TRANH FRANCHISE THƯƠNG HIỆU PHỞ 24
    A- SƠ LƯỢC DOANH NGHIỆP PHỞ 24 43


    1. Tập đoàn An Nam
    2. Các cột mốc ra đời
    3. Triết lí kinh doanh
    4. Chiến lược, tầm nhìn, nhiệm vụ

    B – HOẠT ĐỘNG FRANCHISE PHỞ 24 48
    1. Trong nước
    2. Quốc tế
    3. Hỗ trợ từ phở 24
    C- THỰC TRẠNG FRANCHISE PHỞ 24 51
    1. Quá trình phát triển frachise phở 24 ở TP HCM 52
    2. Những thành tựu trong hoạt động 53
    nhượng quyền thương mại phở 24
    3. Những hạn chế trong hoạt động nhượng 53
    quyền thương mại phở 24
    3.1 Không đảm bảo tính đồng bộ 53
    3.2 Thương hiệu: 76
    3.3 USP (Unique selling point) : 83
    Điểm nhấn trong kinh doanh
    4. Thách thức dài hạn của thương hiệu Phở 24 88
    4.1 Cạnh tranh với các thương hiệu 90
    cùng sản phẩm trong nước và quốc tế
    4.2 Mục tiêu củaLí Quí Trung muốn biến 93
    phở 24 thành một fastfood nhưng trên
    thực tế người tiêu dùng không muốn
    phở 24 thành một fastfood
    4.3 Pháp Lý 96
    Kết luận chơng 4 101
    V- CHƯƠNG 5
    GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH FRANCHISE PHỞ 24 101
    1. GIẢI PHÁP NGẮN HẠN 101
    1.1 Tính đồng bộ
    1.2 Thương hiệu
    1.3 USP
    1.4 Hệ thống kiểm định
    2. GIẢI PHÁP DÀI HẠN 109
    Kết luận chương 5113
    KẾT LUẬN114
    TÀI LIÊU THAM KHẢO 115
    PHỤ LỤC 117
    BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 124
    LỜI MỞ ĐẦU​
    I ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong xu thế hội nhập hiện nay, franchise là hình thức kinh doanh hiện đại được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Theo số liệu thống kê năm 2004, Mỹ dẫn đầu với 3000 hệ thống franchise phân phối trên 760 nghìn cửa hàng, đem lại 1,53 nghìn tỷ doanh thu và tạo ra 3000 việc làm/ năm. Ở Trung Quốc, nước đứng thứ 2 trên thế giới về hoạt động kinh doanh nhượng quyền, 2000 hệ thống với 120 nghìn cửa hàng đã đem 1,8 triệu việc làm cho người lao động. Đứng thứ 3 là Nhật với 1100 hệ thống franchise, thu về 150 tỷ/ năm.
    ViệtNamtừ những năm 90, đã bắt đầu xuất hiện mô hình kinh doanh nhượng quyền. Theo thống kê, năm 2006, nước ta đã có 70 hệ thống kinh doanh với 530 nhãn hiệu được nhượng quyền. Các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài đã xâm nhập vào thị trường ViệtNamvà đã đạt được những kết quả khả quan: Lotteria với 56 cửa hàng và đang dự định mở rộng hệ thống lên 80, KFC cũng đang có kế hoạch nâng số cửa hàng lên khoảng 80. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu nhập cuộc như cà phê Trung Nguyên, giày T&T, Kinh Đô, Foci
    Là thương hiệu đi đầu trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, phở 24 với nỗ lực mang hương vị Việt ra thế giới, đã xây dựng một hệ thống 50 cửa hàng trên toàn quốc và sau đó mở rộng ra các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Úc, Singapore, Campuchia Phở 24 cũng đã đạt được các giải thưởng cao qu‎y “Sự tin cậy nhiều nhất Việt Nam”, được chọn là một trong 20 thương hiệu thành công nhất miền Nam, lọt vào vòng chung kết các thương hiệu có giá trị nhất thế giới Phở 24 đã chọn cho mình một thị trường tiềm năng. Tuy nhiên là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này, phở 24 cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót như chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường, chưa đánh giá toàn diện được những rủi ro tiềm ẩn, chưa có biện pháp cứng rắn để bảo vệ hình ảnh thương hiệu khi nhượng quyền. Đặc biệt khi phở lại là một món ăn truyền thống của dân tộc. Việc mất hình ảnh thương hiệu phở 24 sẽ vô tình làm mất đi đặc trưng hình ảnh, hương vị phở Việt trong mắt bạn bè quốc tế và chính người dân Việt. Điều này cũng l‎y giải vì sao phở 24 đã vấp phải một số thất bại trong mở rộng kinh doanh tại thị trườngIndonesia.
    Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kinh doanh nhượng quyển phở 24 rất thiết yếu và có ‎y nghĩa quan trọng cả về mặt l‎‎y luận và thực tiễn.

    II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

    Trên cơ sở nghiên cứu l‎y luận và thực tiễn, đề tài hướng tới hoàn thiện mô hình kinh doanh nhượng quyền phở 24.

    III – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    - Khảo sát thực trạng kinh doanh nhượng quyền phở 24 bao gồm những vấn đề về chất lượng thương hiệu và đảm bảo pháp l‎‎y.

    - So sánh thực trạng và l‎y thuyết để phát hiện và phân tích vấn đề còn tồn đọng.
    - Đề ra giải pháp để giải quyết.

    IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng:
    + Thực trạng kinh doanh nhượng quyền phở 24.
    + Giải pháp hoàn thiện mô hình kinh doanh và bảo vệ thương hiệu phở 24.
    V – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Từ nhiệm vụ và mục đích của đề tài nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã lựa chọn các phương pháp nghiên cứu khoa học cần thiết: kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn:
    · Về phần nghiên cứu lý thuyết, từ các nguồn thông tin như internet, báo chí, các bài luận văn về cùng đề tài nghiên cứu khao học của nhóm ., chúng tôi chọn phương pháp giả thuyết: sau khi nghiên cứu và tổng hợp các thông tin có được, chúng tôi đưa ra các giả thuyết về thực trạng phở 24 ở địa bàn thành phố HCM( cả ưu điểm và nhược điểm), từ đó dự đoán nguyên nhân, đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiện.
    · Về phần nghiên cứu thực tiễn, sau khi đưa ra các giả thuyết, chúng tôi đã đi khảo sát tình hình thực tế, sử dụng các phương pháp như quan sát( đến một số cửa hàng của phở 24 tại địa bàn Tp HCM), điều tra (vừa thông qua phỏng vấn sâu, vừa sử dụng bảng hỏi), phân tích và tổng kết kinh nghiệm từ các kết quả thu được . Do điều kiện khách quan, chúng tôi đã chọn 2 cửa hàng ở trung tâm thành phố để tiến hành điều tra( do 2 địa điểm này ở vị trí thuận lợi, cũng như có nhiều đối tượng khách hàng –đặc biệt là khách nước ngoài):


    Cửa hàng phở 24 ở đường Phan Chu Trinh, quận
    Cửa hàng phở 24 ở đường lí Tự Trọng, quận 1

    Chúng tôi đã phát 150 bảng hỏi và làm 2 bảng kiểm ở 2 cửa hàng trên( khảo sát trên 10 khách hàng), kết quả thu về được 100 bảng hợp lệ. Ngoài ra, chúng tôi đã kết hợp phỏng vấn sâu đối tượng khách hàng: Ông John Dross- giảng viên Trung Tâm Anh Ngữ CleverLearn- ngừơi có nhiều năm sinh sống và làm việc tại HCM, đã từng thử qua mùi vị của cả phở truyền thống và phở 24.
    Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tóan học. Từ những kết quả thực tế khảo sát thu đựơc, nhóm chúng tôi đã tiến hành phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu thu được từ phương pháp thực tiễn, tiến hành vẽ biểu đồ và rút ra kết quả, sau đó so sánh với giả thuyết đã đưa ra từ phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Kết quả cho thấy giả thuyết nhóm chúng tôi đã đưa ra gần như chính xác với thực trạng hiện nay của phở 24 tại tp HCM, đúng với mục đích nghiên cứu ban đầu.
    VI- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Không gian: hệ thống các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền phở 24 ở TP HCM.
    - Thời gian: từ năm 2005, khi phở 24 bắt đầu kinh doanh nhượng quyền cho đến thời điểm hiện nay.
    VI – KẾT CẤU ĐỀ TÀI
    ü Lời nói đầu
    ü Chương 1: Những khái quát, lí luận cơ bản về franchise – Mô hình kinh doanh nhượng quyền, bao gồm khái niệm cụ thể về franchise, các chủ thể trong franchise (bên nhận quyền và bên nhượng quyền), các hình thức nhượng quyền thương mại (Tiêu chí lãnh thổ, hoạt động kinh doanh, phát triển hoạt động) cùng các ngành nghề có thể nhượng quyền. Bên cạnh đó là khía cạnh pháp luật trong franchise trên thế giới và ViệtNam, đặc tính và ý nghĩa của mô hình kinh doanh này.
    ü Chương 2: Chương 2 đem lại một cái nhìn tổng quan về tình hình Franchise trong nước và trên thế giới. Nghiên cứu những thành tựu cũng như tìm ra hạn chế của mô hình này qua một vài thương hiệu tiêu biểu. Từ đó rút ra kết luận về vai trò của mô hình kinh doanh này.
    ü Chương 3: Chương 3 đi sâu hơn vào nghiên cứu khía cạnh Franchise trong ngành thực phẩm, từ đó nhận ra đây là một ngành đầy tiềm năng và có những đặc trưng riêng. Đi sâu phân tích những thành tựu, hạn chế của tình hình franchise ngành thực phẩm trong nước (đặc biệt là thành phố HCM) và quốc tế. Phân tích những thương hiệu thành công từ đó rút ra kinh nghiệm của họ.
    ü Chương 4: Bức tranh franchise thương hiệu Phở 24: Sơ lược doanh nghiệp, hoạt động franchise và thực trạng của mô hình kinh doanh này, những thành tựu cũng như hạn chế và thách thức trong quá trình kinh doanh nhượng quyền.
    ü Chương 5: Đề ra giải pháp ngắn hạn và dài hạn
    cho sự phát triển doanh nghiệp.
    ü Chương 6: Kết luận
    ü Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...