Luận Văn Hoạt động nhập khẩu ô tô cũ và tác động của nó tới ngành sản xuất ô tô của Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    Trước cách mạng tháng 8, ô tô vẫn là một khái niệm rất xa lạ với người Việt Nam, nhưng cho đến nay nó đã dần quen thuộc và có xu hướng trở thành phương tiện đi lại thông dụng của người Việt. Có nhiều nguồn cung cho nhu cầu ô tô trong nước bao gồm: nguồn cung từ hoạt động nhập khẩu và nguồn cung từ các nhà sản xuất trong nước. Giai đoạn trước năm 1991, hoạt động nhập khẩu ô tô mà chủ yếu là ô tô cũ là nguồn cung duy nhất, góp phần giải quyết nhu cầu về loại phương tiện này của người dân. Cho đến khi ngành sản xuất ô tô của Việt Nam được chính thức ra đời, thị trường ô tô trở nên phong phú hơn với những sản phẩm mang thương hiệu Việt. Công nghiệp ô tô được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn, cần được ưu tiên phát triển. Vì thế, để bảo hộ cho “đứa con cưng” của mình, Chính phủ đã áp dụng những biện pháp hạn chế đối với hoạt động nhập khẩu ô tô nói chung và ô tô cũ nói riêng. Chỉ được nhập khẩu những loại ô tô mà các nhà sản xuất trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất nhưng chưa có hiệu quả. Hoạt động nhập khẩu ô tô cũ đã không xâm phạm đến những lĩnh vực sản xuất chính của ngành công nghiệp non trẻ này. Những tưởng là sự bảo hộ ấy sẽ đem lại kết quả nhưng sau hơn 10 năm tồn tại, công nghiệp ô tô Việt Nam cho đến nay vẫn chỉ là công nghệ lắp ráp giản đơn. Người dân của một nước đang phát triển, có thu nhập bình quân đầu người thuộc vào hàng thấp nhất trên thế giới lại phải mua ô tô với giá cao nhất. Những vấn đề về thuế, về giá, về chính sách quản lý đối với mặt hàng ô tô gây bức xúc với người dân đã từ nhiều năm nay.

    Đến khi yêu cầu hội nhập được đặt ra, khi Việt Nam buộc phải cam kết dần mở cửa thị trường ô tô để trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, một trong những động thái tích cực (trên lý thuyết) đó là việc Nhà nước cho phép nhập khẩu ô tô dưới 16 chỗ đã qua sử dụng (mặt hàng mà trước đó đã bị cấm nhập). Từ đây, tưởng rằng các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước có thêm một đối thủ cạnh tranh nặng ký, người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn cho mình với kỳ vọng về giá cả và chất lượng nhất là khi so sánh với các loại xe do doanh nghiệp trong nước sản xuất, lắp ráp. Nhưng kết quả cho thấy một thực tế đáng thất vọng. Những vấn đề về thuế hay kiểm định chất lượng đã gây nên những xáo trộn lớn. Chính sách mới này của Nhà nước đã hoàn toàn thất bại, nó không đã đạt được mục đích đề ra là tạo cạnh tranh, thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển và giá cả vẫn là vấn đề nhức nhối, người tiêu dùng vẫn là những người chịu gánh nặng về thuế và tài chính.

    Trước những vấn đề đặt ra đối với hoạt động nhập khẩu ô tô cũ cũng như ngành sản xuất ô tô Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Hoạt động nhập khẩu ô tô cũ và tác động của nó tới ngành sản xuất ô tô của Việt Nam”. Với tư cách là một sinh viên, em chỉ xin được đưa ra những điều đáng lưu tâm nhất và một vài đề xuất của cá nhân em, hi vọng có thể góp một tiếng nói nhỏ phản ánh phần nào thực trạng vấn đề, còn giải pháp khắc phục cụ thể thì xin chờ các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách
     
Đang tải...