Chuyên Đề Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung, thực trạng và giải pháp
    mở đầu

    Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến nay, vấn đề hội nhập đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu của quan hệ kinh tế hiện đại với sự tham gia của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, xuất phát từ nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp và đang trong qúa trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, Việt Nam đã gặp phải không ít những vấn đề khó khăn, thách thức.
    Một trong những biện pháp để cải thiện những khó khăn này là chúng ta phải không ngừng phát triển Thương Mại Quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu. Nhập khẩu sẽ giúp cho một quốc gia tận dụng được khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại của các nước có nền công nghiệp phát triển và khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của nước mình, đồng thời nhập khẩu cho phép bổ sung những sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chúng không hiệu quả.
    Việt Nam là một nước đang phát triển ở trình độ thấp do đó nền thương mại nước ta hiện nay, về cơ bản là nền thương mại nhỏ và tương ứng với nó là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ở trình độ thấp, hơn nữa Đảng và Nhà nước đã đặt ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại. Vậy trước hết chúng ta phải phát triển các ngành công nghiệp nhẹ mà đặc điểm của ngành công nghiệp này là cần nhiều các phụ liệu trong đó có hoá chất. Trong khi đó ngành công nghiệp này ở nước ta hầu như chưa phát triển.Vì vậy để đáp ứng nhu cầu này không còn cách nào khác là chúng ta phải nhập khẩu từ nước ngoài.
    Nhận thức được cơ hội quan trọng này, ngày15 tháng7 năm 2002 Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung được thành lâp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là mua bán, xuất nhập khẩu hoá chất, đại lý mua bán ký gửi hàng hoá. Trong gần hai năm hoạt động, Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung đã đạt được những thành quả nhất định, khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực hoá chất. Nhưng đứng trước thực tế hiện nay. Trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, cả trong nước và quốc tế. Hơn nữa cộng với sự thiếu kinh nghiệm do mới thành lập và hạn chế về vốn kinh doanh. Để đứng vững trên thị trường đòi hỏi hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty phải không ngừng được đổi mới và hoàn thiện hơn nữa.
    Từ những vấn đề nêu trên cộng với sự tìm tòi thực tiễn kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung và những kiến thức Thương Mại Quốc tế mà em được học, với sự hướng dẫn của cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Liên Hương và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty, em chọn đề tài: “Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung, thực trạng và giải pháp”. Mục đích của đề tài là nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động nhập khẩu của công ty, từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm trong công ty.
    Bố cục của chuyên đề được trình bày như sau:
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung được chia thành 3 chương.
    Chương I: Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
    Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung.
    Chương III: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung.
    Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Thị Liên Hương và ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Công ty TNHH Thương Mại & SX Việt Trung đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.






    101
    Mục lục

    Mục lục Trang
    Mở đầu 1
    CHƯƠNG I Lý thuyết chung về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. 3

    I Khái quát chung về thương mại quốc tế. 3
    1 Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. 3
    1.1 Khái niệm thương mại quốc tế. 3
    1.2 Nguồn gốc của thương mại quốc tế. 3
    1.3 Thương mại quốc tế ở Việt Nam. 6
    2 Đặc điểm, vai trò của thương mại quốc tế. 8
    2.1 Đặc điểm của thương mại quốc tế. 8
    2.2 Vai trò của thương mại quốc tế. 9
    2.2.1 Đối với doanh nghiệp. 9
    2.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân. 10
    II Hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. 11
    1 Sự cần thiết của hoạt động nhập khẩu. 11
    1.1 Khái niệm về nhập khẩu. 11
    1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu. 11
    1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân. 11
    1.2.2 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu. 13
    2 Các loại hình nhập khẩu. 14
    2.1 Nhập khẩu trực tiếp. 14
    2.2 Nhập khẩu uỷ thác. 15
    2.3 Nhập khẩu đối lưu. 15
    2.4 Tạm nhập, tái suất. 15
    2.5 Nhập khẩu liên doanh. 16
    3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu. 16
    3.1 Nhân tố chủ quan. 16
    3.2 Nhân tố khách quan. 18
    III Nội dung của hoạt động nhập khẩu. 19
    1 Nghiên cứu thị trường. 19
    1.1 Nội dung nghiên cứu thị trường. 19
    1.2 Phương pháp nghiên cứu thị trường. 21
    2 Lựa chọn đối tác giao dịch. 22
    3 Lập phương án kinh doanh. 23
    4 Đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu. 23
    4.1 Các phương thức giao dịch mua bán. 23
    4.2 Đàm phán trong kinh doanh. 25
    4.3 Ký kết hợp đồng nhập khẩu. 25
    5 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 26
    6 Đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. 30
    IV Tình hình nhập khẩu của Việt Nam. 31
    1 Khái quát. 31
    1.1 Thành tựu và nguyên nhân. 32
    1.1.1 Thành tựu. 32
    1.1.2 Nguyên nhân. 32
    1.2 Hạn chế và nguyên nhân. 33
    1.2.1 Hạn chế. 33
    1.2.2 Nguyên nhân. 33
    2 Chính sách quản lý của Nhà nước. 34
    2.1 Về phương diện quản lý điều hành hoạt động nhập khẩu. 34
    2.1.1 Giấy phép nhập khẩu. 34
    2.1.2 Quản lý ngoại tệ. 36
    2.1.3 Qui định của Hải Quan. 36
    2.2 Về phương diện điều tiết hoạt động nhập khẩu. 36
    2.2.1 Thuế nhập khẩu. 36
    2.2.2 Hạn ngạch nhập khẩu. 38
    2.2.3 Biện pháp mang tính kỹ thuật. 39
    Chương II Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung. 40
    I Khái quát chung về công ty. 40
    1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 40
    1.1 Quá trình hình thành. 40
    1.2 Quá trình phát triển. 40
    1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 41
    1.3.1 Chức năng. 41
    1.3.2 Nhiệm vụ. 41
    2 Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc. 42
    2.1 Đặc điểm hệ thống tổ chức của công ty. 42
    2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận và phong ban trong công ty. 42
    2.3 Nguồn lực của doanh nghiệp. 44
    3 Tình hình thực trạng kinh doanh của công ty. 45
    3.1 Khái quát chung. 45
    3.1.1 Mặt hàng kinh doanh. 45
    3.1.2 Thị trường kinh doanh. 46
    3.1.3 Quan hệ với các đối tác. 49
    3.1.4 Hoạt động marketing của công ty. 49
    3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 50
    3.2.1 Hoạt động mua hàng. 50
    3.2.2 Hoạt động bán hàng. 51
    3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chung . 51
    II Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty. 56
    1 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với hoạt động kinh doanh của công ty. 56
    2 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu của công ty. 59
    3 Kết quả hoạt động nhập khẩu cảu công ty. 61
    3.1 Thị trường nhập khẩu của công ty. 61
    3.2 Về mặt hàng nhập khẩu của công ty. 64
    3.3 Kết quả chung hoạt động nhập khẩu của công ty qua các năm. 65
    3.4 Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của công ty qua các năm. 67
    4 Phương thức nhập khẩu của công ty. 68
    5 Quy trình nhập khẩu của công ty. 69
    5.1 Đặc điểm của quy trình nhập khẩu của công ty. 69
    5.2 Quy trình nhập khẩu của công ty. 69
    III Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. 73
    1 Những thành tựu đã đạt được. 73
    2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân. 74
    2.1 Những mặt tồn tại. 74
    2.2 Những nguyên nhân. 76
    CHƯƠNG III Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung. 78
    I Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty. 78
    1 Kế hoạch và phương hướng thực hiện trong năm 2004. 78
    2 Định hướng phát triển nguồn hàng . 79
    3 Định hướng phát triển khách hàng. 80
    4 Phương hướng kiện toàn bộ máy quản lý. 81
    II Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của công. 81
    1 Xây dựng chiến lược nhập khẩu của công ty. 82
    2 Xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp. 83
    3 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường . 84
    4 Mở rộng thị trường nhập khẩu. 85
    5 Đào tạo đội ngũ nhân viên. 87
    6 Mở rộng hình thức liên kết kinh tế. 88
    7 Trong tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 88
    8 Giảm chi phi hoạt động nhập khẩu. 90
    9 Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu. 91
    III Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước. 91
    1 Về chính sách tỷ giá. 91
    2 Về thuế. 91
    3 Về thủ tục hải quan. 92
    4 Chiến lược nhập khẩu của Nhà nước. 93
    5 Một số kiến nghị khác. 93
    Kết luận. 95
     
Đang tải...