Luận Văn Hoạt động nghiên cứu khoa hoc xã hội, khoa học tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội VÙNG TÂY

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạt động nghiên cứu khoa hoc xã hội, khoa học tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội VÙNG TÂY NAM BỘ
    (Giai đoạn 2006 - 2010)
    Do có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội và đặc thù văn hoá - dân tộc của vùng Tây Nam Bộ, từ nhiều năm qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã có sự quan tâm lớn đến vùng Tây Nam Bộ trong hoạt động khoa học và công nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học tự nhiên trong thời gian vừa qua (giai đoạn 2006 - 2010) tiếp tục tập trung vào việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể phục vụ cho phát kinh tế - xã hội của địa phương.


    1. Khoa học xã hội và nhân văn:
    Với mục tiêu làm sáng tỏ quá trình khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ đến nửa cuối thế kỷ IX, trên cơ sở đó cung cấp thêm cứ liệu khoa học cho cuộc đấu tranh ngoại giao nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phản bác các luận điệu xuyên tạc về lịch sử Nam Bộ; tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử trong nhân dân, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và các cơ quan khoa học có liên quan khác (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội .) tổ chức 02 hội thảo khoa học:
    - Văn hoá Óc Eo và Vương quốc Phù Nam (tháng 12/2004),
    - Lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX (tháng 4/2006).
    Các nghiên cứu khoa học được trình bày tại 2 hội thảo trên đã bổ sung thêm luận cứ khoa học để xuất bản sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam“ năm 2006 phục vụ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng đất Nam Bộ Việt Nam.
    Trên cơ sở xem xét những kết quả nghiên cứu đã đạt được, tầm quan trọng của việc phải làm rõ quá trình lịch sử và văn hoá vùng đất Nam Bộ, sự thống nhất về quan điểm tiếp cận nghiên cứu được kiến nghị tại 02 hội thảo nêu trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt Đề án nghiên cứu “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ“, giao cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chủ trì thực hiện năm 2007 - 2010 với 03 mục tiêu chủ yếu sau đây :
    - Làm sáng tỏ những đặc điểm chủ yếu của quá trình lịch sử cùng điều kiện địa lý tự nhiên, cư dân, văn hoá, kinh tế - xã hội vùng Nam Bộ và sự tác động của chúng đối với việc thực hiện các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, đối ngoại và phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    - Tổng hợp, hệ thống hoá và xã hội hoá (in ấn, xuất bản, công bố ) các kết quả nghiên cứu vùng Nam Bộ nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân, khắc phục tình trạng nhận thức mơ hồ do thiếu thông tin khoa học của giới học giả nước ngoài, đồng thời góp phần làm thất bại mọi luận điệu xuyên tạc có ý đồ xấu.
    - Khuyến nghị giải pháp đưa kết quả nghiên cứu cơ bản về vùng Nam Bộ phục vụ việc hoạch định các chủ trương, chính sách đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững vùng Nam Bộ.
    Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở tất cả các tỉnh đều có những đóng góp rất tích cực trên các lĩnh vực: xây dựng các luận cứ khoa học cho việc tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, lịch sử của địa phương (Sóc Trăng, Vĩnh Long); nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đổi mới, hoàn thiện nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa (Bến Tre, Long An, Trà Vinh); các chủ trương chính sách trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục, .


    2. Khoa học tự nhiên :
    Giai đoạn 2006 - 2010 đã tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý lũ vùng ven biên giới nhằm giảm thiểu tác hại của lũ xuyên biên giới Việt Nam - Campuchia, giải pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước tương thích các kịch bản phát triển công trình ở thượng lưu để phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất, đánh giá khả năng chịu tải các hệ sinh thái để làm cơ sở cho quy hoạch phát triển, bảo vệ môi trường lưu vực sông Vàm Cỏ.
    * Đề tài Nghiên cứu giải pháp quản lý lũ vùng ven biên giới Việt Nam - Campuchia phục vụ ổn định an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội dải biên giới Đồng bằng sông Cửu Long (Cơ quan chủ trì: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, Bộ NN & PTNT; Chủ nhiệm đề tài: TS. Tô Văn Trường)
    Mục tiêu của đề tài
    - Xác định cơ sở khoa học cho giải pháp quản lý lũ ven biên giới;
    - Đề xuất giải pháp quản lý lũ để phát triển bền vững vùng ven biên giới Việt Nam -Campuchia và giảm nhẹ thiên tai vùng ĐBSCL;
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các ngành và địa phương liên quan xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch (đặc biệt là quy hoạch kiểm soát lũ và giảm nhẹ thiên tai, quy hoạch phát triển thuỷ lợi, quy hoạch phát triển dân cư và cơ sở hạ tầng).
    Kết quả và ứng dụng
    - Đề tài đề cập rất chi tiết các biện pháp giảm thiếu các tác động xuyên biên giới trên cơ sở các biện pháp công trình và phi công trình. Các chương trình, dự án của các ngành ở trung ương và địa phương đều phải quan tâm lồng ghép yếu tố kiểm soát lũ biên giới, đồng thời quan tâm đến bài toán mùa kiệt trong đánh giá tác động môi trường.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là cơ sở để kiến nghị với Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quan tâm xem xét, nghiên cứu các vấn đề bức xúc nhất xuất phát từ thực tế ở ĐBSCL và yêu cầu phát triển chung trong khu vực hạ lưu sông MêKông. Cụ thể là :
    + Nghiên cứu các giải pháp công trình quản lý lũ biên giới và lồng ghép vào chương trình quản lý và giảm nhẹ lũ của Ủy hội sông MêKông.
    + Xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro ngập lũ tỉnh Đồng Tháp phục vụ việc bảo hiểm rủi ro lũ cho nông nghiệp.
    + Đánh giá tác động môi trường kênh nối dự án Khu kinh tế Phnom Den (tỉnh Takeo, Campuchia) với kênh Vĩnh Tế (tỉnh An Giang, Việt Nam).


    * Đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý xây dựng đê bao và đường giao thông nhằm giảm thiểu tác hại của lũ xuyên biên giới Việt Nam - Campuchia (Cơ quan chủ trì: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam - Bộ NN&PTNT; Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Thanh Lâm)
    Mục tiêu của đề tài
    - Hoạch định được hành lang thoát lũ hợp lý, giảm thiểu tác động môi trường xuyên biên giới.
    - Đề xuất các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý đê bao, đường giao thông trong dải biên giới.
    Kết quả và ứng dụng
    - Ứng dụng mô hình thuỷ lực tổng thể và mô hình chi tiết vùng biên giới với số liệu khảo sát đê thực tế để mô phỏng bài toán lũ tràn chính xác hơn;
    - Nghiên cứu các phương án phát triển đê bao và đường vùng biên giới để xác định giải pháp quy hoạch kiểm soát lũ; (ii) Đề xuất các giải pháp thiết kê đê bao và đường trong điểu kiện lũ biên giới; (iii) Đề xuất biện pháp quản lý đê bao và (iv) Phân tích rủi ro đối với vùng sản xuất nông nghiệp kiểm soát lũ sớm và vùng được bảo vệ lũ chính vụ để có biện pháp ứng phó tình huống khẩn cấp vùng lũ biên giới.


    * Đề tài Nghiên cứu giải pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước tương thích các kịch bản phát triển công trình ở thượng lưu để phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thủy lợi - Cơ sở 2, Bộ NN & PTNT; Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Quang Kim).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...