Luận Văn Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Bắc – Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Bắc – Nam


    Toàn cầu hoá kinh tế và nhất thể hoá khu vực đang diễn ra như một xu thế tất yếu trên khắp các quốc gia trên thế giới. Đặc trưng chủ yếu của quá trình này là xây dựng các mô hình hợp tác kinh tế khu vực ở các cấp độ khác nhau trên phạm vi toàn cầu, trong đó không thể không kể đến việc xây dựng rộng rãi các khu mậu dịch tự do như Liên minh châu Âu, khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ, khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN . Đồng thời hợp tác kinh tế tiểu vùng cũng đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là tại châu Á và khu vực Đông Nam Á với các hợp tác tiêu biểu như hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Công, hợp tác kinh tế khu vực Đông Nam Á mà ASEAN và 3 nước Trung, Nhật, Hàn đang ấp ủ thực hiện . Có thể nói, toàn cầu hoá kinh tế, nhất thể hoá khu vực đã và đang từng bước “san phẳng thế giới”, hình thành một sân chơi chung, bằng phẳng và rộng lớn cho các quốc gia cùng nhau phát triển.
    Trong bối cảnh ấy, hành lang kinh tế Bắc Nam (NSEC) được hình thành theo sáng kiến của ngân hàng ADB đã tạo đà cho hợp tác kinh tế trong khu vực mà NSEC đi qua. NSEC bao gồm 3 tiểu hành lang: Côn Minh – Băng Cốc, Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng, và Nam Ninh – Hà Nội, đi qua địa phận các tỉnh phía nam Trung Quốc, địa phận Lào, Myanma, Thái Lan, và phía Bắc Việt Nam. Hợp tác kinh tế của Việt Nam trên tuyến hành lang này đang khẳng định được những tác động tích cực của nó đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và các địa phương mà NSEC đi qua nói riêng,
    Khi cánh cửa hội nhập đã được mở, thương mại đa phương phát triển, thì vai trò của ngành logistics trong nền kinh tế càng được nhấn mạnh bởi đây là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Ngành kinh doanh logistics là một ngành có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và lưu thông hàng hoá cũng như đối với khả năng cạnh tranh của các quốc gia trên thương trường. Đây hoàn toàn không phải là một lĩnh vực mới, thậm chí nó đã và đang đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho nhiều quốc gia. Nhưng từ lâu, lĩnh vực này dường như bị bỏ quên.
    Để có thể đánh thức ngành kinh tế đầy tiềm năng này đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó các mối liên kết, hợp tác khu vực đóng một vai trò quan trọng bởi nó trực tiếp tác động đến các vấn đề như cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các chính sách về thương mại, mậu dịch, vận chuyển xuyên quốc gia. Việc Việt Nam nằm trong quy hoạch hành lang kinh tế Bắc Nam là một “cú huých” đối với sự trỗi dậy của ngành logistics trong nước, từ đó tạo đà cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hành lang kinh tế chỉ thực sự mang lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia nó đi qua khi bản thân các quốc gia đó phải biết tích cực, chủ động tham gia vào hành lang để khai thác hết những cơ hội mà hành lang đem lại.
    Kết cấu đề tài:
    Chương I: Hoạt động logistics trên hành lang kinh tế bắc nam
    Chương II: THực trạng hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc nam
    Chương III: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...