Báo Cáo HOẠT ĐỘNG KINH DONghiên cứu mức độ nhận biết nhãn hiệu bột giặt Omo tại thành phố Long Xuyên

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1 : Tổng Quan-Giới Thiệu

    ---o0o---

    1 .1. Cơ sở hình thành của đề tài

    Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hoá Việt Nam và hàng hoá nước ngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ các công ty đa quốc gia hiện đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam. Unilever - Việt Nam cũng là một trong số những đại gia lớn trên thị trường hàng tiêu dùng, hằng năm đã cung cấp một lượng lớn các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hằng ngày của người tiêu dùng Việt Nam như : kem đánh răng P/S, dầu gội đầu Sunsilk, bột giặt Omo

    Trên thị trường hiện có nhiều công ty khác cạnh tranh với nhiều sản phẩm có những chiến lược quảng cáo rất hấp dẫn, sự đa dạng về chủng loại, khác biệt về thương hiệu, chất lượng sản phẩm cũng khác nhau. Doanh nghiệp muốn vững mạnh phải có chiến lược xây dựng từ nhãn hiệu cho đến thương hiệu một cách hoàn chỉnh nhất.

    Trong thị trường lớn, số lượng nhãn hiệu sản sinh ra rất lớn. Ví dụ : ở Pháp ước tính hàng năm có hơn 300 nhãn hiệu nước hoa được đưa ra thị trường, ở Châu Âu có cả hàng trăm nhãn hiệu thuốc. Cụ thể có hơn 20 nhãn hiệu bia hiện diện ở Việt Nam .

    Nguời Việt Nam đã tỏ ra nhạy cảm với nhãn hiệu từ lâu, đặc biệt với nhãn hiệu ngoại quốc. Một vài nhãn hiệu của Pháp như phomat con bò cười ( La Vache qui Rit) hoặc của Nhật như Sony đã được người tiêu dùng biết đến từ lâu.

    Việc xây dựng thương hiệu cũng là một trong những vấn đề nóng bỏng hiện nay trong đó nhãn hiệu chiếm vai trò quan trọng. Ngày nay, nhãn hiệu đã trở thành một phần của cuộc sống, nhãn hiệu xuất hiện mọi ngõ ngách của cuộc sống và có mặt ở khắp mọi nơi : trên đường phố, nơi chúng ta sống, trong các cửa hiệu, trên máy bay, trong sân vận động Ngoài ra nhìn góc độ khác nhãn hiệu giúp sản phẩm có sự khác biệt mà còn là cơ hội làm cho sản phẩm nổi bật hơn. Nhãn hiệu không đơn giản là một logo hay hình ảnh mà nhãn hiệu ngày nay còn là một phương thức kinh doanh siêu lợi nhuận.

    Những nhãn hiệu mạnh nhất thường mang thông điệp rõ ràng và hợp lý nhất. Một nhãn hiệu để nhiều người biết đến thì nhãn hiệu đó phải mang lại lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng, từ đó người tiêu dùng mới gắn bó lâu dài cùng nhãn hiệu đó.

    Các nhà nghiên cứu nhãn hiệu đã đi đến một kết luận sâu sắc và có phạm vi ảnh hưởng rộng : marketing không chỉ là quảng cáo và quan hệ công chúng. Sự thành công của thương hiệu không được tính bằng số lượng khách hàng công nhận hay nhận biết những nhãn hiệu và logo hay khẩu hiệu mà được tính bắng sự gắn bó của khách hàng với nhãn hiệu đó

    Chẳng hạn, khi bạn bắt gặp cô ca sĩ Hồ Ngọc Hà thay đổi kiểu tóc hay với mái tóc bóng mượt bạn nghĩ ngay điều gì?. Nhãn hiệu cũng giống như một tài sản không thể thiếu trong doanh nghiệp. Nó không chỉ tạo ra cho doanh nghiệp một hình ảnh, mà nhãn hiệu có giá trị về mặt thương mại cả về chính trị và còn có thể đem chuyển nhượng cho doanh nghiệp khác.

    Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Cuộc chiến nhãn hiệu là một yếu tố sống còn trên thị trường quốc tế. Bằng chứng là cuộc chiến lịch sử của Pepsi và Coca cola , IBM và Apple, Sega và Nintendo

    Khi thiết lập một thương hiệu mạnh với mũi nhọn là nhãn hiệu thì đó chính là yếu tố nồng cốt dẫn đến thành công của doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mức độ nhân biết nhãn hiệu của người tiêu dùng với các mục tiêu như sau :

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    - Mô tả mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu bột giặt Omo .

    1.3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

    1.3.1. Phạm vi

    Phạm vi về mặt không gian :Thành phố Long Xuyên tập trung dân cư đông đúc, phạm vi của chuyên đề tập trung chủ yếu vào người dân ở thành phố Long Xuyên.

    Phạm vi về mặt thời gian : 8 tuần

    Phạm vi nghiên cứu : tập trung vào đo lường mức độ nhận biết của người tiêu dùng.

    1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

    1.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

    Thu thập số liệu sơ cấp : tiến hành thu thập thông qua tình hình buôn bán trao đổi ở các chợ, các đại lý bán lẻ, qua báo chí, internet

    Thu thập số liệu thứ cấp: (chính)n=60, phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng. Thông qua bản câu hỏi để thu thập những dấu hiệu, nhận định về nhãn hiệu sản phẩm.

    1.3.2.2. Phương pháp xử lí và phân tích

    Dữ liệu sau khi thu thập được, tiến hành tính toán lại, rồi so sánh, chọn lọc và tổng hợp để đưa vào bài nghiên cứu. Phần mềm hỗ trợ chủ yếu được sử dụng cho công việc xử lý dữ liệu là Excel.

    1.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu

    Để đánh giá mức độ nhận biết của người tiêu dùng mô hình của chuyên đề sẽ dựa vào mô hình hành vi người mua ( Philip Kotler ) để xây dựng mô hình riêng cho chuyên đề.

    1.4. Ý Nghĩa

    Quá quá trình nghiên cứu sẽ góp phần đo lường mức độ nhận biết của người dân thành phố, mức độ nhận biết thương hiệu còn nói lên mức độ gắn bó của khách hàng đối với nhãn hiệu đó. Kết quả nghiên cứu nói lên hiệu quả của công ty trong việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu trong thời gian qua. Góp phần định vị sản phẩm bột giặt Omo trên thị trường. Cung cấp thông tin mới về thị trường tại đây cho nhà sản xuất có chiến lược mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...