Luận Văn Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam- VINACONEX, th

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 15/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập, hiệu quả của doanh nghiệp quyết
    định không chỉ sức mạnh cạnh tranh, vị thế, thị phần của doanh nghiệp mà còn là điều
    kiện tồn tại bền vững của doanh nghiệp. Do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ
    quan trọng có tính quyết định của mọi doanh nghiệp.
    Đối với các doanh nghiệp nhà nước Việt nam, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả còn có
    ý nghĩa quan trọng hơn. Trải qua thời gian dài hoạt động trong cơ chế tập trung quan liêu
    bao cấp và sau đó là cơ chế chuyển đổi, cho đến nay nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn
    chưa hoàn toàn hoạt động theo nguyên tắc cạnh tranh và tự chủ tài chính, năng suất và
    chất lượng còn thấp. Trước ngưỡng cửa của việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới
    (WTO), trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn hơn, trước khả năng Nhà nước không còn
    có thể tiếp tục bao cấp hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước, nếu không tự mình nâng cao
    được hiệu quả sản xuất kinh doanh, sẽ có thể bị giải thể hoặc phá sản.
    Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam (VINACONEX) cũng nằm trong
    bối cảnh chung đó. Mặc dù đã nỗ lực đổi mới rất nhiều từ hơn 10 năm nay, nhưng cho
    đến nay hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty vẫn chưa xứng với năng lực của Tổng
    công ty cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ xây dựng đối với Tổng công ty.
    Đặc biệt, vào năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã quyết định thí điểm cổ phần hoá toàn
    bộ VINACONEX với phương thức Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Sự chuyển đổi
    mô hình này vừa là cơ hội, vừa là thử thách đối với Tổng công ty. Hiện nay, khi Việt nam
    gia nhập WTO, môi trường hoạt động của Tổng công ty sẽ mở rộng, cơ hội nhiều nhưng
    thách thức cũng nhiều. Vì thế nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ cấp bách của
    VINACONEX hiện nay. Để góp sức cùng VINACONEX hoàn thành nhiệm vụ đó, đề tài
    “Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng
    Việt nam- VINACONEX, thực trạng và giải pháp “ được nghiên cứu trong luận văn
    này.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập
    khẩu (XNK) của doanh nghiệp Việt nam nói chung, của VINACONEX nói riêng trong điều
    kiện hội nhập kinh tế Quốc tế đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu như:
    - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của thương mại Việt nam trong tiến trình hội
    nhập kinh tế quốc tế - Tiến sĩ Nguyễn Văn Lịch – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương
    mại, tài liệu Hội thảo Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại
    thương năm 2003.
    - Thương mại Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế: quá khứ – hiện
    tại – tương lai – PGS.TS Nguyễn Thị Mơ - Trường đại học ngoại thương, tài liệu Hội
    thảo Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương năm 2003.
    - Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập của thương mại
    Việt nam vào kinh tế khu vực và Quốc tế – PGS. TS Nguyễn Phúc Khanh – Trường đại
    học ngoại thương, tài liệu Hội thảo Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại
    học Ngoại thương năm 2003.
    - Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ nhằm chủ động hội nhập
    kinh tế Quốc tế của nước ta – PGS. TS Nguyễn Văn Nam – Viện nghiên cứu thương mại,
    tài liệu Hội thảo Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương
    năm 2003.
    - Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Việt nam đáp ứng yêu cầu hội
    nhập kinh tế Quốc tế – Trần Nga – Sở thương mại và du lịch Hà nam, tài liệu Hội thảo
    Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương năm 2003.
    - Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Việt nam đáp ứng yêu cầu đẩy
    nhanh tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế. – TS Phạm Minh Trí – Hội khoa học kinh tế và
    quản lý TP.HCM, tài liệu Hội thảo Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại
    học Ngoại thương năm 2003.
    Nội dung chủ yếu của các đề tài nêu trên là khái quát đặc điểm của thương mại
    trong điều kiện toàn cầu hoá, thời cơ và thách thức của Việt Nam khi hội nhập kinh tế
    quốc tế, phân tích giải pháp thích ứng của Nhà nước, ngành và doanh nghiệp trong lĩnh
    vực thương mại trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
    Một hướng khác đi sâu nghiên cứu về nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK của
    doanh nghiệp cụ thể, đề xuất phương hướng và giải pháp thích nghi cho doanh nghiệp có
    các công trình như sau:
    - Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước trên địa bàn Tỉnh
    Nghệ An – Thực trạng và giải pháp – Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Hạnh, bảo vệ năm
    2001 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
    ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Tỉnh Kiên Giang – Luận văn thạc sĩ của tác giả Lương Thanh
    Phương, bảo vệ năm 2001 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Thương mại Yên bái trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế thực trạng và giải
    pháp – Luận văn cao cấp lý luận của Cù Đức Đua – Sở Thương mại và du lịch Yên bái.
    Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu sâu về các nghiệp vụ, các nhân tố tác
    động tới hoạt động XNK trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế. Song chưa có công
    trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về hoạt động kinh doanh XNK của
    VINACONEX.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
    Mục tiêu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động nâng cao
    hiệu quả kinh doanh XNK trong VINACONEX, từ đó đề xuất định hướng, giải pháp nâng
    cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu đáp ứng các mục tiêu của VINACONEX và phù
    hợp với tình hình hội nhập mới ở Việt nam.
    Để hoàn thành mục tiêu đó luận văn có nhiệm vụ:
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động XNK trong điều kiện hội nhập, về hiệu
    quả kinh doanh XNK của doanh nghiệp nhà nước, về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
    kinh doanh XNK của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập.
    - Tổng thuật một số kinh nghiệm hoạt động XNK của các doanh nghiệp trên thế
    giới và Việt Nam để rút ra bài học cho VINACONEX.
    - Phân tích thực trạng hoạt động XNK của VINACONEX để tìm ra điểm yếu,
    điểm mạnh và nguyên nhân.
    - Đề xuất hệ thống định hướng và giải pháp giúp VINACONEX nâng cao hiệu quả
    kinh doanh XNK trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    VINACONEX hoạt động trong nhiều lĩnh vực như xây lắp, XNK hàng hoá, xuất
    khẩu lao động, đầu tư, dịch vụ .Nhưng để tập trung đi sâu nghiên cứu và phù hợp với
    khuôn khổ cho phép, luận văn chỉ nghiên cứu một trong ba lĩnh vực chủ yếu của
    VINACONEX, đó là XNK hàng hoá.
    Ngoài ra, VINACONEX đã có lịch sử phát triển dài và nhiều biến động, tăng
    trưởng theo các thời kỳ lịch sử của đất nước. Để tập trung vào các vấn đề liên quan đến
    XNK trong thời kỳ hội nhập, luận văn cũng chỉ khảo sát thực trạng hoạt động XNK của
    VINACONEX từ 1995 trở lại đây.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế truyền thống như phân
    tích, tổng hợp dựa trên các công trình nghiên cứu đã có, quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, đường lối của Đảng và Nhà nước, số liệu thống kê. Ngoài ra còn sử dụng các
    phương pháp mô hình và so sánh.
    6. Đóng góp của luận văn
    - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hoạt động XNK của doanh nghiệp trong
    nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Nêu được bức tranh chung về hoạt động XNK của VINACONEX.
    - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động XNK của
    VINACONEX.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
    cấu thành 03 chương, 8 tiết và biểu bảng, sơ đồ
    Chương 1: Một số vấn đề chung về kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nền
    kinh tế thị trường hội nhập Kinh Tế Quốc Tế.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam.
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của VINACONEX
    trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
     
Đang tải...