Thạc Sĩ Hoạt động kinh doanh vận tải Feeder của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoạt động kinh doanh vận tải Feeder của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp vận tải Feeder Việt Nam

    1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG *********************************** LÊ THÀNH CÔNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI FEEDER CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VẬN TẢI FEEDER VIỆT NAM Chuyên ngành : KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trịnh Thu Hương HÀ NỘI - 2008
    2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN LÊ THÀNH CÔNG
    3. ii MỤC LỤC NỘI DUNG Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ vii PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANHVẬN TẢI FEEDER. 5 1.1 Các khái niệm cơ bản về Kinh doanh vận tải Feeder 5 1.1.1 Một số khái niệm về hoạt động kinh doanh vận tải Feeder 6 1.1.2 Những đặc thù của hoạt động kinh doanh vận tải Feeder 12 1.1.2.1 Chủ thể tham gia hoạt động vận tải Feeder 12 1.1.2.2 Đối tượng của kinh doanh vận tải Feeder 14 1.1.3 Vai trò của hoạt động kinh doanh vận tải Feeder trong hoạt động vận chuyển hàng hoá quốc tế 15 1.2 Cơ sở vật chất cho kinh doanh vận tải Feeder 16 1.2.1 Tàu Feeder 16 1.2.2 Các thiết bị phụ trợ 17 1.2.2.1 Container 17 1.2.2.2 Thiết bị xếp dỡ 17 1.3 Quy trình khai thác Kinh doanh vận tải Feeder 18 1.3.1 Quy trình Hoạt động vận hành - thủ tục hành chính tàu Feeder 21 1.3.1.1 Quy trình chung đối với hoạt động đưa tàu Feeder cập cảng 21
    4. iii 1.3.1.2 Quy trình chung đối với hoạt động đưa tàu Feeder rời cảng 23 1.3.2 Hoạt động kinh doanh tàu Feeder 25 1.3.2.1 Hoạt động chào giá 25 1.3.2.2 Hoạt động cung cấp dịch vụ 27 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI FEEDER CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 30 2.1 Thị trường vận tải Feeder tại Việt Nam 30 2.1.1 Hoạt động chuyên chở Container quốc tế 30 2.1.1.1 Vận chuyển hàng hoá Container ở Việt Nam 31 2.1.1.2 Yếu tố thời vụ trong kinh doanh vận tải Feeder 35 2.1.1.3 Xu hướng mở rộng nhiều tuyến vận tải 37 2.1.2 Khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải Feeder 37 2.1.2.1 Các hãng tàu Mainlines 38 2.1.2.2 Chủ hàng trực tiếp 40 2.1.3 Các hãng tàu Feeder đang kinh doanh tại Việt Nam 41 2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh vận tải Feeder và quản lý nhà nước về hoạt động Feeder 44 2.2.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh vận tải Feeder 44 2.2.1.1 Cảng biển 45 2.2.1.2 Kho bãi - Phương tiện xếp dỡ 47 2.2.2 Quản lý kinh doanh vận tải Feeder ở Việt Nam 48 2.2.2.1 Bộ luật hàng hải (Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006) 49 2.2.2.2 Nghị định 115/2007/NĐ-CP về quản lý kinh doanh dịch vụ vận tải 51 2.2.2.3 Nghị định 170/2003/NĐ-CP về quản lý thị trường cước dịch vụ vận tải 52
    5. iv 2.2.2.4 Quyết định số 127/VGCP-CNTD.DV ngày 28/10/1997 về Cước - Phí cảng biển 52 2.3 Những khó khăn, thuận lợi của DN nước ngoài khi tham gia hoạt động kinh doanh Feeder nước ngoài tại Việt Nam 54 2.3.1 Đánh giá hoạt động kinh doanh của các hãng tàu Feeder nước ngoài 54 2.3.1.1 Tính chuyên nghiệp cao 55 2.3.1.2 Đa dạng trong cung ứng dịch vụ 58 2.3.1.3 Tiết kiệm các nguồn lực và tăng năng suất lao động 60 2.3.1.4 Xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng lâu dài và ổn định 62 2.3.2 Những khó khăn đối với Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh vận tải Feeder tại Việt Nam 62 2.3.3 Những thuận lợi đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh vận tải Feeder tại Việt Nam 64 CHƯƠNG III BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI FEEDER NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ ĐẾ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VẬN TẢI FEEDER CỦA VIỆT NAM. 68 3.1 Bài học kinh nghiệm của Doanh nghiệp kinh doanh vận tải Feeder nước ngoài tại Việt Nam 68 3.1.1 Kinh nghiệm về tìm hiểu thị trường 68 3.1.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế 70 3.1.2.1 Xác định công suất tàu Feeder đưa vào khai thác 71 3.1.2.2 Xác định sản lượng hoà vốn 74 3.1.3 Kinh nghiệm hoạch định chiến lược kinh doanh 75 3.1.3.1 Chính sách marketing và cung cấp dịch vụ nhằm tăng sản lượng chuyên chở 77
    6. v 3.1.3.2 Chính sách tín dụng và biện pháp đảm bảo khả năng thu hồi nợ 79 3.1.3.3 Chiến lược đầu tư kinh doanh bền vững 79 3.1.4 Kinh nghiệm ứng phó với sự biến động của thị trường 81 3.1.5 Kinh nghiệm duy trì quan hệ khách hàng 82 3.1.6 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển 83 3.2 Đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải Feeder Việt nam 84 3.2.1 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 84 3.2.2 Giải pháp gắn bó lợi ích giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ với doanh nghiệp kinh doanh vận tải Feeder 86 3.2.3 Giải pháp gắn bó lợi ích kinh tế giữa người kinh doanh vận tải Feeder và các nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ cho vận tải container 87 3.2.4 Giải pháp liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp vận tải Feeder 88 Kết luận 90 Tài liệu tham khảo 92 Phụ lục 93
    7. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT + COC: Carrier Own Container.Chủ hàng trực tiếp sử dụng toàn bộ các dịch vụ vận chuyển container. + SOC: Shipper Own Container. Chủ hàng sử dụng một phần dịch vụ vận chuyển container. + Carrier: Người chuyên chở + Shipper: Chủ hàng + Container Ship-owner: Chủ tàu + Prepaid: Cước phí trả trước + Collect: Cước phí trả tại cảng đích + GP: General Purpose Container: Loại Container thông thường + HC: High Cube Container: Loại Container cao + RF: Refrigerator Container: Loại Container đông lạnh + OT: Open Top Container: Loại container mở nắp trên + PSS: Peak Season Surcharge - Phí giảm ách tắc vỏ container + THC: Terminal Handling Charge - Phí xếp dỡ 2 đầu. + BAF: Bunker Adjustment Fee - Phụ phí giá dầu + WRS: War Risk Surcharge - Phụ phí rủi ro chiến tranh + CEF: Currency exchange Fluctuation: Phụ phí biến động hối đoái + TEU: Twenty Equivelent Unit: Đơn vị container 20 feet + FEU: Forty Equivelent Unit: Đơn vị container 40 feet + BQ: Bình quân
    8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Bảng 2.1 Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng 32 Bảng 2.2 Kết quả thăm dò số lượng container và chủng loại hàng sử dụng container hàng xuất trên một chuyến tàu Feeder từ cảng Hải Phòng 33 Bảng 2.3 Kết quả thăm dò số lượng container và chủng loại hàng sử dụng container hàng nhập trên một chuyến tàu Feeder đến cảng Hải Phòng 34 Bảng 2.4 Danh sách các Mainlines (chủ hàng SOC) lớn có mặt tại Việt Nam 40 Bảng 2.5 Một số hãng Feeder đã có mặt trên thị trường vận tải Việt Nam 42 Bảng 2.6 Thông số kỹ thuật cảng biển Việt nam 45 Bảng 2.7 Thông số kỹ thuật ở một số kho bãi 47 Bảng 3.1 Giả định về tăng trưởng kinh tế với sản lượng chuyên chở của tàu Feeder 72 Bảng 3.2 Giả định các phương án đưa tàu Feeder vào khai thác tại Việt nam 73 Bảng 3.3 Bảng so sánh 2 phương án khai thác kinh doanh Feeder 75 Biểu đồ 2.1 Thống kê số lượng Container xuât qua cảng Hải Phòng (2005-2007) 43 Biểu đồ 2.2 Thống kê số lượng Container nhập qua cảng Hải Phòng (2005-2007) 43 Hình vẽ 1.1 Hoạt động của tuyến Feeder trong khu vực Đông nam Á 9 Hình vẽ 1.2 Hoạt động của Mainlines giữa các cảng trung chuyển. 9 Hình vẽ 1.3 Mô tả mối quan hệ giữa Người chuyên chở và Chủ hàng. 15 Hình vẽ 1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý khai thác kinh doanh vận tải Feeder 19 Hình vẽ 1.5 Sơ đồ qui trình đưa tàu Feeder cập cảng. 21 Hình vẽ 1.6 Nghiệp vụ chào giá 26 Hình vẽ 1.7 Mô tả nghiệp vụ thu thập và khai thác thông tin từ khách hàng không có quyền chỉ định vận tải 27 Hình vẽ 2.1 Sơ đồ mô tả phạm vi kinh doanh của chủ hàng SOC và COC 40 Hình vẽ 2.2 Lịch trình một tuyến Feeder 50 Hình vẽ 2.3 Ranh giới giữa vận tải chuyển tiếp và vận chuyển nội địa 50
    9. viii
    10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vận tải đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh tế. Điều này thể hiện trên hai khía cạnh: sự phát triển của ngành vận tải xong hành với sự phát triển của nền kinh tế; vận tải là cầu nối các tế bào kinh tế. Hoạt động vận tải đóng góp không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc gia.Ở Cộng đồng kinh tế Châu Âu, hoạt động vận tải đã góp 8 % GDP. Ở nền kinh tế phát triển này, hoạt động vận tải này đã tạo ra một thị trường vận chuyển với giá cước tương đối ổn định trong một thời gian dài và hỗ trợ cho việc mở rộng thương mại quốc tế. Cũng có lúc xảy ra việc suy giảm trong hoạt động vận tải, nhưng điều đó phản ánh đúng thực tiễn của quy luật thị trường: “Bài toán hiệu quả sản xuất”. Cũng có thời điểm, ngành vận tải tăng chưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, điều này cũng thể hiện sự biến đổi hữu cơ của ngành vận tải phải phù hợp với quy luật phát triển chung. Vận tải là ngành kinh tế quốc tế quan trọng bởi sự ảnh hưởng của nó đến tất cả các mức độ hoạt động kinh tế toàn cầu.Ngành vận tải biển là ngành dịch vụ nền móng cho hoạt động thương mại.Với vai trò là phương tiện chuyên chở lượng hàng hoá lớn và chi phí thấp, vận tải biển đã hình thành một tập quán kinh doanh quốc tế.Ngày nay,thị trường vận tải là thị trường có sự cạnh tranh cao, hoạt động thuê tàu và giá cước chuyên chở chịu sự chi phối bởi nhu cầu chuyên chở và khả năng cung cấp. Nhận thức được vai trò của hoạt động vận tải biển trong nền kinh tế, chính phủ Việt nam đã và đang tích cực hỗ trợ phát triển ngành vận tải biển, trong đó có vận tải Feeder nhằm đưa ngành vận tải biển Việt nam thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực tế cho thấy, hiện nay vận tải Feeder nước ngoài chiếm trên 85% thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt nam [3]. Vậy với lý do gì mà các hãng vận tải Feeder nước ngoài lại có thể chiếm thị phần lớn như vậy?
    11. 2 Kết hợp với khoảng thời gian công tác gần 8 năm tại hãng vận tải Feeder: SFPL - Singapore, đã giúp tác giả cơ hội tìm hiểu hoạt động khai thác vận tải Feeder của hãng SFPL tại Việt nam và lựa chọn đề tài: “HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI FEEDER CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VẬN TẢI FEEDER VIỆT NAM” 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC Khai thác vận tải Feeder là một công đoạn trong vận chuyển hàng hoá bằng Container quốc tế. Hoạt động khai thác Feeder có nhiều điểm giống vận tải hàng hoá quốc tế bằng tàu biển khác, tuy nhiên chính sự phân công lao động trong guồng máy vận tải hàng hoá quốc tế đã hình thành những đặc trưng riêng của vận tải Feeder. Ở Việt nam, có một số bài báo đã phản ánh một góc độ về kinh doanh vận tải Feeder non trẻ của Việt nam mà chưa thực sự nghiên cứu các hãng vận tải Feeder nước ngoài. Trong bối cảnh Việt nam gia nhập WTO, các hãng Feeder nước ngoài vốn đã lớn mạnh sẽ càng có điều kiện để phát triển mở rộng hoạt động tại Việt nam. Và điều này đã lôi cuốn tác giả đi sâu tìm hiểu Hoạt động vận tải Feeder. Nội dung nghiên cứu gồm: + Các khái niệm cơ bản về kinh doanh vận tải Feeder. + Tình hình kinh doanh Feeder tại Việt nam + Những nguyên nhân dành được phần lớn thị phần vận tải của nhà kinh doanh vận tải Feeder nước ngoài tại Việt nam. + Bài học kinh nghiệm rút ra cho doanh nghiệp vận tải Feeder Việt nam. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Khách thể: Thị trường vận tải Feeder tại Việt nam Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động kinh doanh vận tải Feeder. 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    12. 3 Với nhận thức xâu sắc rằng: phải tìm hiểu nguyên nhân hình thành lợi thế của Feeder nước ngoài và chiến lược kinh doanh của các Feeder nước ngoài nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp Feeder Việt nam và quan chức chính phủ trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách quản lý phù hợp để phát triển ngành vận tải biển của Việt nam, đặc biệt là khi Việt nam thực hiện cam kết gia nhập WTO. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả sẽ hướng tới các nhiệm vụ sau: 1. Làm rõ các khái niệm về hoạt động kinh doanh vận tải Feeder. 2. Tìm hiểu thị trường vận tải Feeder tại Việt nam. 3. Bài học kinh nghiệm của Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh Feeder tại Việt nam và đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp vận tải Feeder của Việt nam. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, tác giả kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm mục đích làm sáng tỏ những luận điểm và sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn của đề tài. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: - Phương pháp thu thập thông tin. - Phương pháp tổng hợp - báo cáo thông tin. - Phương pháp phân tích - xử lý thông tin. - Phương pháp thống kê 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI - Xác định những vấn đề cơ bản quyết định hoạt động khai thác Feeder. - Xác định những yếu tố lợi thế của các hãng vận tải Feeder nước ngoài và rút ra bài học kinh nghiệm đối với DN vận tải Feeder việt nam. 8. KẾT CẤU LUẬN VĂN
    13. 4 Ngoài phần Mở đầu và kết luận, danh mục tham khảo, phụ lục, cuốn luận văn này được chia làm 3 chương: Chương I Những vấn đề cơ bản về kinh doanh vận tải Feeder. Chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải Feeder của các Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt nam. Chương III Bài học kinh nghiệm của Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh Feeder tại Việt nam và đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp vận tải Feeder của Việt nam.
    14. 5 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH VẬN TẢI FEEDER 1.1 Các khái niệm cơ bản về Kinh doanh vận tải Feeder Khi nói đến giao lưu thương mại quốc tế, không thể không đề cập đến vai trò của vận tải như là chiếc cầu nối kinh tế giữa các khu vực. Vận tải không chỉ đơn thuần là việc vận chuyển hàng hoá từ khu vực này đến một khu vực khác mà còn được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi vì hoạt động vận tải cũng đem lại lợi ích kinh tế cho những nhà kinh doanh vận tải và cho nền kinh tế. Cùng với sự thay đổi của thời gian, các phương thức vận tải cũng thay đổi và phát triển phù hợp với xu hướng phát triển thương mại quốc tế. Khi quy mô vận tải đạt một giới hạn nhất định, các cấu trúc vận tải truyền thống sẽ dần bị thay thế bởi những mô hình vận tải tiến bộ hơn, phù hợp với sự biến đổi chung của xã hội. Vận tải bằng Container ra đời cũng nhằm phù hợp với sự thay đổi và phát triển của thương mại quốc tế. Sự phát triển của thương mại quốc tế không chỉ dừng lại ở các con số (số lượng ngày càng tăng) mà còn thể hiện ở những sự thay đổi về chất ở bên trong đối tượng. Ngay chính bản thân lĩnh vực khai thác vận tải biển cũng có sự phát triển và biến đổi đó.Sản lượng hàng hoá chuyên chở tăng nhanh qua từng năm là cơ hội kinh doanh hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự giới hạn tự nhiên và vốn đã làm thay đổi kết cấu và phạm vi kinh doanh. Để duy trì vị trí trong lĩnh vực vận tải, các nhà đầu tư sẽ buộc phải tập trung chuyên môn vào những thế mạnh sẵn có.Việc sắp xếp lại cấu trúc lĩnh vực vận tải thành những bộ phận chuyên môn hoá thể hiện quá trình phân công lao động đang diễn ra trong lĩnh vực vận tải. Khai thác vận tải Feeder là một công đoạn trong vận chuyển hàng hoá bằng Container quốc tế. Hoạt động khai thác Feeder có nhiều điểm giống vận tải hàng hoá quốc tế bằng tàu biển khác, tuy nhiên chính sự phân công lao động trong guồng máy vận tải hàng hoá quốc tế đã hình thành những đặc trưng riêng của vận tải Feeder.
    15. 6 1.1.1 Một số khái niệm về hoạt động kinh doanh vận tải Feeder + “Kinh doanh vận tải Container”: là hoạt động kinh doanh chuyên chở hàng hóa đóng trong Container. + "Kinh doanh vận tải biển" là việc khai thác tàu biển của doanh nghiệp để vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý trên các tuyến vận tải biển [1]. + Kinh doanh vận tải Feeder (Feeder Operator): Là hoạt động kinh doanh đưa tàu biển chuyên dụng dùng để chuyên chở Container từ một cảng "khu vực" đến một cảng "trung chuyển" lớn. + “Mainlines” là các hãng tàu hoạt động kinh doanh vận tải theo đó các hãng tàu phát hành vận đơn chuyên chở toàn chặng, có mua cước (cho chặng chuyên chở ngắn - nếu có) của các hãng tàu khác (Feeder Operator) nhằm vận chuyển hàng hoá từ cảng xuất phát (cảng xếp hàng) thông qua cảng trung chuyển (nếu có) trong Hợp đồng toàn chặng [12]. + “Cảng trung chuyển Container” là cảng diễn ra hoạt động chuyển tải container từ một phương tiện vận tải tàu biển sang một phương tiện vận tải tàu biển khác. Cảng trung chuyển Container thường là cảng diễn ra sự thay đổi quy mô chuyên chở của các phương tiện tàu biển hoặc sự thay đổi các phương tiện tàu biển khu vực [12]. + "Chủ tàu Việt Nam" là chủ sở hữu hoặc người thuê tàu biển mà tàu đó đã được đăng ký trong "Sổ đăng ký tàu biển quốc gia" của Việt Nam [1]. +“Hoạt động vận tải Feeder của Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam” là hoạt động đưa phương tiện tàu biển (Feeder - tàu chuyên chở container loại nhỏ) trên tuyến vận chuyển quốc tế (tuyến nước ngoài) do các Doanh nghiệp nước ngoài sở hữu và quản lý [4]. + “Đại lý tàu biển” là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng [4]. + "Tuyến nước ngoài" là tuyến hàng hải từ cảng biển Việt Nam đến một hoặc một số cảng biển nước ngoài và ngược lại [1]. Kinh doanh là việc đầu tư một khoản vốn nhất định nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Quá trình phân công lao động đã hình thành nên sự phát triển riêng rẽ của
    16. 7 loại hình kinh doanh. Đó là loại hình thương mại, sản xuất và cung ứng dịch vụ. Trong đó cung ứng dịch vụ vận chuyển ngày càng minh chứng cho vai trò quan trọng của nó trong thương mại quốc tế. Loại hình dịch vụ vận chuyển ngày nay đã phát triển không ngừng. Các loại hình vận chuyển có tính ưu việt như vận tải biển, vận tải hàng không, vận tải bộ, vận tải đường sắt, vận tải thuỷ vẫn được duy trì. (Chỉ duy có vận chuyển thư tín đang bị thôn tính bởi các công cụ web, email.) Sự phát triển của xã hội, của các khu vực trên thế giới, đã đòi hỏi nhu cầu tiêu chuẩn hoá các phương tiện, công cụ vận tải để có thể kết hợp sức mạnh của tất cả các loại hình vận tải kể trên. Đó chính là một trong những nguyên nhân ra đời loại hình kinh doanh vận tải container. Container là thùng chứa hàng bằng kim loại dùng để chứa đựng hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Container được thiết kế đồng bộ giống nhau về kích cỡ, về kiểu dáng và tính năng chứa đựng hàng hoá [12]. Mỗi loại hàng hoá chuyên dụng sẽ được đóng trong các container chuyên dụng. Và chính bởi tính năng riêng biệt của container trong vận chuyển đã làm thay đổi cấu trúc vận chuyển hàng hoá truyền thống và hình thành nên những phương thức vận tải mới.Chẳng hạn như: Vận tải liên hợp, vận tải giao nhận Và kinh doanh vận tải Container cũng là một bộ phận của quá trình vận tải liên hợp và giao nhận hàng hoá.Hoạt động kinh doanh vận tải mà trong đó hàng hoá được đựng trong các vỏ Container được gọi là Kinh doanh vận tải Container. Ở đây cần phải phân biệt giữa kinh doanh Container và kinh doanh vận tải Container. Kinh doanh Container là hoạt động mua bán các container (hoạt động thương mại). Còn kinh doanh vận tải Container là việc cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá đóng trong Container (hoạt động cung ứng dịch vụ). Mặt khác, kinh doanh vận tải Container không hoàn toàn có ý nghĩa là cung ứng trực tiếp dịch vụ vận chuyển, mà chỉ là việc đứng ra đảm nhận việc vận chuyển hàng hoá đóng trong Container. Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với những khám phá khoa học, khám phá thế giới tự nhiên.Những tiến bộ khoa học được áp dụng vào thực tiễn phải phù hợp với sự phát triển chung. Mặc dù con người có thể ra tăng giới hạn tốc độ, nhưng đi kèm với sự tăng tốc đó là các khoản chi phí lớn. Chính vì vậy mà những
    17. 8 loại hình vận chuyển truyền thống vẫn có cơ hội duy trì.Vận tải biển tuy có hạn chế về mặt tốc độ, nhưng với chi phí chuyên chở thấp nên vẫn là ngành kinh doanh hấp dẫn các nhà đầu tư. Chính nhờ có chi phí thấp trong kinh doanh vận tải biển cộng với sự thuận tiện của công cụ Container trong kinh doanh vận tải Container đã hình thành nên một lĩnh vực phát triển kinh doanh ưu việt khác. Đó là kinh doanh vận chuyển Container trên các phương tiện tàu biển. Trong lĩnh vực này, sự phân công lao động lại diễn ra về mặt quy mô, hình thành nên vận chuyển đường dài và vận chuyển khu vực (chặng ngắn). Từ đó hình thành nên các trung tâm trung chuyển hàng hoá. Trung tâm trung chuyển hàng hoá là nơi diễn ra sự thay đổi về quy mô số lượng container chuyên chở. Vận chuyển đường dài sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng phương tiện tàu biển lớn và vận chuyển chặng ngắn sẽ thuận tiện với các phương tiện tàu biển nhỏ. Chính vì lẽ đó đã phân loại nhóm kinh doanh vận tải container đường biển thành:  Kinh doanh vận tải Feeder: Là hoạt động đưa tàu biển chuyên dụng dùng để chuyên chở Container từ một cảng "khu vực" đến một cảng "trung chuyển" lớn.Đặc điểm kinh doanh vận tải Feeder: là việc Hãng tàu - người cung cấp dịch vụ vận tải theo định kỳ, định tuyến nhằm trung chuyển hàng giữa: (1) Cảng chuyển tải với cảng xuất phát (xếp hàng) hoặc cảng dỡ hàng trong hành trình của hàng hoá hoặc (2) giữa hai cảng xếp và dỡ hàng theo Hợp đồng với Mainlines [10]. Nói đến kinh doanh vận tải Feeder là nói đến hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải trực tiếp cho chuyên chở container từ cảng biển tới cảng biển. Điều này có nghĩa là: Feeder operator là hoạt động mang tàu container vào khai thác vận chuyển chặng ngắn giữa cảng khu vực và cảng trung chuyển. Các tàu Feeder của nhà kinh doanh vận tải Feeder thường có công suất chuyên chở bé khoảng từ 250 teus tới 1500 teus.
    18. 9 FEEDER OPERATOR CẢNG THÁI LAN CẢNG VIỆT CẢNG NAM CẢNG TRUNG MALAYSIA CHUYỂN SINGAPORE CẢNG CẢNG PHILLIPINES INDONESIA Hình vẽ 1.1 Hoạt động của tuyến Feeder trong khu vực Đông nam Á  Mainlines là các hãng tàu kinh doanh vận tải theo đó những hãng tàu này sẽ phát hành vận đơn chuyên chở toàn chặng, có mua cước (cho chặng chuyên chở ngắn - nếu có) của các hãng tàu khác (Feeder Operator) nhằm vận chuyển hàng hoá từ cảng xuất phát (cảng xếp hàng)thông qua cảng trung chuyển (nếu có) trong Hợp đồng toàn chặng. Ở đây, hoạt động kinh doanh vận tải container bằng đường biển của Mainlines có phạm vi (về mặt không gian) lớn hơn so với hoạt động của Feeder operator. Chính vì lẽ đó, Mainlines không nhất thiết bắt buộc phải là nhà kinh doanh vận tải tàu biển (trực tiếp sử dụng tàu biển để chuyên chở Container), mà chỉ là người đứng ra đảm nhận toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hoá bằng Container. Các hãng vận tải Mainlines thường sở hữu những đội tàu to - Mother Vessel (Tàu Container loại lớn - Có công suất chuyên chở từ 3000teus đến 10.000teus) dùng để vận chuyển Container giữa các cảng trung chuyển của các khu vực. CẢNG TRUNG CHUYỂN CẢNG TRUNG CHUYỂN SINGAPORE Ở ĐÔNG HAMBURG Ở CHÂU ÂU NAM Á MOTHER VESSEL Hình vẽ 1.2 Hoạt động của Mainlines giữa các cảng trung chuyển.
    19. 10 Sự phân bố địa lý tạo ra những lợi thế riêng cho những khu vực, và nó có lợi cho những quốc gia nằm trên các tuyến đường chuyên chở chính giữa các khu vực và có điều kiện để phát triển cảng biển. Các khu vực cảng biển nằm trên tuyến đường chuyên chở Container bằng đường biển đều có thể chở thành Cảng trung chuyển Container. Cảng trung chuyển Container thường là cảng diễn ra sự thay đổi quy mô chuyên chở của các phương tiện tàu biển hoặc sự thay đổi các phương tiện tàu biển khu vực. Chính vì lẽ đó mà tại các cảng trung chuyển trong khu vực thường tập trung rất nhiều hãng tàu Kinh doanh vận tải Feeder và Mainlines. Ở khu vực Đông và Đông Nam Á hiện nay nổi bật là 2 cảng trung chuyển Container của khu vực là Hong kong và Singapore. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có hơn 3200km bờ biển với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cảng biển. Tuy nhiên, do các yếu tố lịch sử nên sự phát triển kinh doanh vận tải biển của Việt Nam có phần thua kém các quốc gia khác trong khu vực. Quãng thời gian mà Việt Nam thực hiện bảo vệ và thống nhất tổ quốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển vận tải biển của Việt Nam so với tiến trình phát triển chung của khu vực. Và điều này đã làm xuất phát điểm của Việt Nam trong chuỗi vận tải biển quốc tế thấp hơn so với các nước trong khu vực. Chính vì lẽ đó, mà một số quốc gia trong khu vực đã tận dụng được cơ hội này để trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá trong khu vực (Singapore, Hongkong là trung tâm trung chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế, Bangkok - Thái lan, Busan - Hàn Quốc là trung tâm trung chuyển hàng hoá bằng đường hàng không quốc tế). Nói vậy không phải là Việt Nam không có cơ hội để phát triển vận tải biển, đặc biệt là kinh doanh vận tải Container. Bởi Việt Nam cũng có những lợi thế riêng và quan trọng là Việt Nam cũng là một thị trường lớn và là nhà sản xuất tiềm năng trong khu vực. Chính vì lẽ đó mà ngày càng xuất hiện nhiều hãng kinh doanh vận tải container đường biển tại Việt Nam. Sự hiện diện của hơn 20 công ty vận tải Container hàng đầu thế giới tại Việt Nam đã nói lên sự hấp dẫn trong kinh doanh vận tải container đường biển tại Việt Nam.
    20. 11 Sự phát triển lĩnh vực kinh doanh vận tải Container của Việt Nam mới chỉ là sự hình thành các nhà kinh doanh vận tải Feeder. Trong đó nhà kinh doanh vận tải Feeder của Việt Nam được hiểu là “Chủ tàu Việt Nam” khai thác kinh doanh vận tải biển trên “tuyến nước ngoài”. Sự phân biệt về mặt quốc tịch giữa Chủ tàu Việt Nam và Chủ tàu nước ngoài có ý nghĩa quan trọng. Bởi chính sách quản lý quốc gia và sự ưu tiên trong kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của nhà kinh doanh. Mặc dù xu hướng rào cản thương mại sẽ dần dần bị loại bỏ, nhưng hiện tại các Chủ tàu Việt Nam vẫn được hưởng nhiều đặc cách hơn tại thị trường kinh doanh vận tải biển Việt Nam so với nhà kinh doanh vận tải biển nước ngoài (Doanh nghiệp nước ngoài). Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, các Chủ tàu Việt Nam cũng chỉ có lợi thế nhất định. Bởi khi nó nằm ngoài sự khống chế và can thiệp của nhà nước thì lợi thế này cũng không còn nữa. Điều này thể hiện trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển trên tuyến nước ngoài. Trên tuyến vận chuyển hàng hoá quốc tế, chủ tàu Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế và luật pháp của các quốc gia mà chủ tàu Việt Nam đưa tàu vào khai thác kinh doanh cũng giống như doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, tham gia vào kinh doanh vận tải Feeder tại Việt Nam diễn ra cuộc ganh đua quyết liệt. Không chỉ giữa các Doanh nghiệp vận tải Feeder của Việt Nam với doanh nghiệp vận tải Feeder nước ngoài, mà còn diễn ra giữa các Doanh nghiệp vận tải Feeder nước ngoài tại Việt Nam với nhau. Hoạt động vận tải Feeder của Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là hoạt động đưa phương tiện tàu biển (Feeder - tàu chuyên chở container loại nhỏ) trên tuyến vận chuyển quốc tế (tuyến nước ngoài) do các Doanh nghiệp nước ngoài sở hữu và quản lý. Khi tham gia vào hoạt động vận tải Feeder tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua “Đại lý tàu biển” trong quy trình xuất nhập cảnh phương tiện tàu biển - Feeder vessel tại các cảng biển của Việt Nam. Khi có sự hạn chế về ngôn ngữ và tập quán kinh doanh, thì sự lựa chọn ít tốn kém từ bài toán hiệu quả sản xuất được Doanh nghiệp vận tải nước ngoài lựa chọn.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...