Luận Văn Hoạt động kinh doanh tại công ty du lịch & dịch vụ tây hồ

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    ​Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, nhà nước ta đã xác định dịch vụ là một ngành kinh tế tổng hợp trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng GDP, góp phần nâng cao dân trí, tạo công ăn việc làm và mở rộng giao lưu, hội nhập với các nước trên thế giới. Đứng trước nhu cầu ngày càng đòi hỏi mạnh mẽ ngành công ty nói chung và Công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ nói riêng đã và đang vươn lên nắm bắt cũng như phát triển những cơ hội đó ngày càng đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của xã hội. Là một sinh viên khoa kinh doanh du lịch và khách sạn, qua những năm tháng được thầy cô giảng dạy, cùng với thời gian được thực tập tại khách sạn Tây Hồ (là đơn vị thành viên của công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ) em dược tiếp cận với những thực tiễn đang diễn ra nói chung và ở công ty nói riêng, từ đó giúp cho em được hiểu rõ hơn tính chất thực tế trong hoạt động kinh doanh công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ. Trong quá trình thực tập em cố gắng hoàn thiện nhứng kiến thức được học trong nhà trường nhất và thông qua công việc thường ngày tại công ty. Mục tiêu thực tập của em là làm thế nào để có thể áp dụng những kiến thức đã học ở trường vào trong thực tế, để mong có thể đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất và nhằm giải quyết những vấn đề còn chưa rõ, đồng thời làm rõ giữa lý luận và thực tiễn.
    Sau khi đi sâu vào nghiên cứ thực tế bằng phương pháp quan sát cùng với số liệu đã thu thập được về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ. Em đã viết chuyên đề sau:
    Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường và mở rộng thị trường.
    Chương II: Khảo sát thực tế tại công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ
    Chương III: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường kinh doanh của công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ.


    CHƯƠNG I
    Cơ sở lý luận về thị trường và mở rông thị trường


    Kể từ khi nước ta thực hiện chính sách chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đất nước ta có đã có những bước chuyển biến đáng kể. Nền kinh tế không ngừng tăng trưởng với tốc độ khá cao qua các giai đoạn. Cùng với nó là nhu cầu của người tiêu dùng cũng tăng lên và có nhiều thay đổi. Nó tạo nên một môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ tham gia vào. Tuy nhiên thị trường là một thực thi khách quan, nó tồn tại ngoài ý muốn của bất kỳ công ty nào và nó vận hành theo những quy luật nội tại vốn có của nó. Do đó để thành công trong hoạt động kinh doanh hay là để nắm bắt được những cơ hội thị trường thì công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ phải nghiên cứu, hiểu biết thị trường về mặt lý luận và phát triển nó trong thực tiễn một cách khách quan. Nói cách khác là phải có sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn, áp dụng lý luận linh hoạt phù hợp với thực tiễn thị trường. Đó là vấn đề phức tạp cho những nhà quản lý công ty để hướng hoạt động kinh doanh của mình đi đúng hướng và thành công trong kinh doanh.
    I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ TÂY HỒ.

    Thị trường trong hoạt động kinh doanh của công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ đồng nghĩa với khách hàng của công ty. Với những công ty định hướng theo thị trường thì hiểu biết về khách hàng của mình là vấn đề cần thiết đầu tiên phải thực hiện.
    1. Khái niệm về thị trường.
    Cho đến nay, cùng với sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều những định nghĩa về thị trường. Dưới đây là hai khái niệm tiêu biểu về thị trường.
    Khái niệm thị trường của C.Mác.
    Theo C.Mác: Hàng hóa sản xuất ra không phải để riêng cho nhà sản xuất tiêu dùng mà nó phải được đem bán và nơi bán là thị trường. Nhưng chúng ta không nên quan niệm thị trường đơn thuần như là một cái chợ, một cửa hàng . mà theo ông thì: thị trường là tổng số nhu cầu về một loại hàng hóa, là nơi thực hiện giá trị của hàng hóa và là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa.
    Thị trường tồn tại hai yếu tố đó là cung và cầu. Điểm mà người mua đại diện cho cầu và người bán đại diện cho cung gặp nhau được gọi là thị trường. Ở đây người mua và người bán đều bình đẳng trong trao đổi. Số lượng người mua, người bán phản ánh quy mô và trạng thái của thị trường. Việc xác định các yếu tố khối lượng, giá cả, địa điểm, thời gian mua và bán hàng hóa dịch vụ do quan hệ cung cầu quyết định. Từ đó có thể thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế các quan điểm về thị trường cũng thay đổi.

    2. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.
    Thị trường bao gồm tập hợp rất nhiều nhóm khách hàng. Và nhu cầu và mong muốn của các nhóm đại diện này lại khác nhau và do năng lực của công ty có hạn không thể có đủ khả năng cung cấp số lượng lớn dịch vụ đa dạng về chủng loại, chất lượng, giá cả và phương thức bán . cho các nhóm khách hàng. Cho nên để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt và có lợi nhuận cao công ty cần phải quyết định về việc bán dịch vụ của mình là bao nhiêu? Và bán cho ai? Với một mức nỗ lực marketing nhất định. Muốn thực thi được quyết định này thì công việc cần thiết là phải tiến hành phân đoạn thị trường. Đó là quá trình phân chia khách hàng thành những nhóm trên cơ sở xem xét những sự khác biệt về nhu cầu, tính cách, hành vi tiêu dùng dịch vụ. Đối với một đoạn thị trường đó phải là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với một tập hợp những kích thích Marketing. Việc phân đoạn thị trường phải có mục đích cụ thể, xác đáng và có lợi đối với công ty và nó phải mang tính hiện thực. Trên thực tế người ta thường tiến hành phân đoạn thị trường theo những tiêu thức sau:
    - Phân đoạn thị trường theo tiêu thức vùng, địa lý, tức là việc chia cắt thị trường thành những đơn vị địa lý khác nhau như các khu vực trên thế giới, các vùng, các tỉnh, thành phố . Điều quan trọng trong khi sử dụng tiêu thức này là phải chú ý tới những khác biệt về nhu cầu, sở thích và thói quen tiêu dùng do vùng địa lý quyết định.
    - Phân đoạn thị trường theo tiêu thức nhân khẩu học: là việc phân chia thị trường căn cứ vào những yếu tố nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, quy mô gia đình, giai đoạn của chu kỳ sống gia đình, thu nhập , nghề nghiệp, học vấn tín ngưỡng, dân tộc, chủng tộc . Các biến nhân khẩu học là những yếu tố phổ biến để phân biệt những nhóm người tiêu dùng. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do sở thích và cường độ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thường liên quan chặt chẽ tới các yếu tố nhân khẩu học, hơn thế nữa là các yếu tố này rất dễ đo lường và xác định.
    Phân đoạn thị trường theo tiêu thức tâm lý học là sự phân nhóm dựa theo đặc điểm của các giai tầng xã hội, đặc tính nhân cách cá nhân . Những người cùng ở trong một giai tầng xã hội có những đặc tính giống nhau về nhân cách, thường có các yêu cầu về dịch vụ và dịch vụ cách tiêu dùng giống nhau.
    - Phân đoạn thị trường theo tiêu thức hành vi là việc phân chia dựa trên cơ sở những đặc điểm hành vi. Người mua được phân chia thành các nhóm tùy theo kiểu kiến thức, thái độ của họ, phản ứng của họ đối với món hàng đó. Chẳng hạn như có thể phân biệt nhóm khách hàng trung thành và không trung thành với dịch vụ của công ty.
     
Đang tải...