Luận Văn Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch thực t

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Lư do chọn đề tài.
    Bước sang thế kỷ 21, với những thành tựu đă đạt được tạo nên nền móng vững chắc để đưa Việt Nam có thể thành một trong những con rồng châu Á. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần của nước ta đang dần hoàn thiện và phát triển th́ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ ra đời. Nhờ thế mà các doanh nghiệp có điều kiện phát triển ưu điểm của ḿnh để lớn mạnh dần lên.Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà tăng trưởng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập b́nh quân đầu người ngày càng có xu hướng tăng lên. Đó là một trong những lư do để giải thích tại sao trong những năm gần đây người Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch ngày càng nhiều. Mặt khác, h́nh ảnh thiên nhiên thơ mộng với nhiều danh lam thắng cảnh và nét văn hóa đậm chất phương Đông cùng với một lịch sử hào hùng được bạn bè quốc tế công nhận đă thu hút rất nhiều lượt khách quốc tế đến Việt Nam tham quan du lịch và t́m hiểu về đất nước, con người và văn hóa Việt. Đây chính là cơ hội mà các doanh nghiệp lữ hành quốc tế cần phải nắm lấy.Trong những năm vừa qua, nhờ thành quả của công việc đổi mới và trong bối cảnh t́nh h́nh đất nước ổn định, phát triển, du lịch Việt Nam đă không ngừng phát triển đúng hướng và tương đối có hiệu quả. Mặt khác, được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, với cơ chế chính sách thông thoáng, ngành du lịch nước ta đă có những bước phát triển đáng ghi nhận. Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính đến cuối năm 2008 tổng cộng lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4.253.740 lượt tăng 0,6% so với năm 2007. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam đă bước đầu làm ăn có hiệu quả và tạo được h́nh ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Không chỉ là cầu nối liên kết, phối hợp các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch đơn lẻ như nhà hàng, khách sạn, vận tải , các doanh nghiệp lữ hành c̣n là đầu mối thu hút hàng triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hàng năm cũng như tổ chức những chuyến du lịch trong và ngoài nước cho hàng chục triệu lượt khách du lịch nội địa. Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành đă đem lại nguồn thu lớn về ngoại tệ cho đất nước đồng thời kích thích sự phát triển chung của cả ngành du lịch cùng các ngành kinh tế có liên quan như giao thông, viễn thông, thương mại, dịch vụ Các doanh nghiệp lữ hành c̣n đóng góp đáng kể vào công tác giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngh́n lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp.Việc gia nhập WTO là sự kiện có ư nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, là cột mốc đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của đất nước chúng ta vào nền kinh tế toàn cầu. Sau khi gia nhập WTO Việt Nam đứng trước những thách thức và thuận lợi khi trở thành thành viên. Một trong những thách thức lớn nhất là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh quốc tế. Đứng trước những thách thức như vậy các doanh nghiệp đều phải t́m ra biện pháp để kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế là một cá thể trong hoạt động kinh doanh quốc tế của cả nước nên cũng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty góp phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới cơ cấu kinh tế của cả nước, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và các đối thủ quốc tế.
    Trong thời gian vừa qua thực tập tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch em có cơ hội tiếp cận với những công việc thực tiễn giúp em nắm vững hơn các nghiệp vụ trong qui tŕnh xây dựng và thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty, nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế trong các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. V́ vậy công tác hoàn thiện và phát triển xây dựng và thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế có một vai tṛ quan trọng trong sự phát triển của bất kỳ công ty du lịch. Viêc nghiên cứu thực trạng và các giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế có vai tṛ rất quan trọng để công ty hoạt động kinh doanh thuận lợi và đạt được các mục tiêu phát triển đă đề ra. Chính v́ vậy em lựa chọn đề tài nghiên cứu thực tập : “ Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp”.
    Đề tài này tổng hợp lại những mặt đă đạt được và những tồn tại cũng như nguyên nhân giúp công ty tham khảo và đánh giá được kết quả hoạt động của ḿnh nhằm giúp công ty thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó việc thực hiện đề tài này cũng giúp em củng cố và kiểm nghiệm kiến thức đă được học tại khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế vào các công việc thực tế của công ty.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
    - Mục tiêu:
    Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc tổ chức xây dựng và thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch.
    - Nhiệm vụ:
    Tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề về lữ hành quốc tế và công tác tổ chức, xây dựng và thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch. Bên cạnh đó t́m hiểu thực trạng về công tác quản lư thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch. Từ đó phân tích những hạn chế và kết quả đạt được để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu :
    Nghiên cứu về hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về thời gian:
    Đề tài nghiên cứu về công tác tổ chức, xây dựng và thực hiện các hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch trong khoảng thời gian 4 năm gần đây, từ năm 2005 đến năm 2008.
    + Về không gian:
    Giới hạn trong phạm vi các khu vực thị trường khách du lịch nước ngoài thường xuyên tham gia hoạt động du lịch tại Việt Nam trên thế giới và một số lượng khách hàng ViệtNam đi ra nước ngoài du lịch.
    4. Kết cấu của chuyên đề:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em được chia thành 3 chương:
    Chương 1 : Lư luận chung về dịch vụ lữ hành quốc tế và kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
    Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch.
    Chương 3 : Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch.

    CHƯƠNG 1
    LƯ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ VÀ
    KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ.

    1.1. Các khái niệm và sự ra đời của hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
    1.1.1. Dịch vụ lữ hành quốc tế và kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
    1.1.1.1.Khái niệm.
    Hoạt động lữ hành là một thành tố chủ yếu của hoạt động du lịch, đóng vai tṛ trung tâm liên kết các hoạt động du lịch cụ thể riêng lẻ lại với nhau. Du lịch về bản chất là một hoạt động phức tạp mang tính tổng hợp nhiều loại h́nh hoạt động khác như vận chuyển, ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí, lữ hành .v.v.
    “Lữ hành” theo nghĩa đen là một từ Hán – Việt có nghĩa “Đi đến một vùng đất xa”. Do đó, hoạt động lữ hành liên quan đến một hành tŕnh cụ thể từ nơi du khách sinh sống đến các địa điểm du lịch hơn là các hoạt động du lịch của du khách tại những địa điểm đó.
    Theo nghĩa thường hiểu th́ “Lữ hành” là thực hiện việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương tiện ǵ, với bất kỳ lư do nào, bất kỳ thời gian nào, có hay không trở về nơi xuất phát lúc đầu. Hay căn cứ vào Luật số: 44/2005/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 14/06/2005 th́ “Lữ hành” là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương tŕnh du lịch cho khách du lịch. Trong thực tế để tiện lợi, dễ dàng trong công tác quản lư và phân biệt kinh doanh lữ hành với các lĩnh vực kinh doanh khác trong du lịch th́ người ta định nghĩa kinh doanh lữ hành là kinh doanh chương tŕnh du lịch.
    Hoạt động lữ hành có phạm vi rất rộng từ những dịch vụ thường được cung ứng riêng lẻ như vận chuyển hành khách, cho đến các dịch vụ lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí tại địa điểm du lịch, nhưng chủ yếu là những hoạt động môi giới như tư vấn thông tin, đặt chỗ khách sạn, nhà hàng, phương tiện đi lại, hay hướng dẫn tham quan. Hoạt động lữ hành có thể chỉ gồm một số dịch vụ cụ thể liên quan tới hành tŕnh du lịch của du khách (như đặt vé máy bay, làm visa ) nhưng cũng có thể là tổ chức một chuyến du lịch hoàn chỉnh gồm đẩy đủ các công đoạn từ lúc du khách xuất phát đến các địa điểm du lịch cho tới khi quay về. Công việc này có thể do chính du khách tự thực hiện hoặc thông qua một cá nhân có kinh nghiệm hoặc thậm chí một tổ chức chuyên cung ứng các dịch vụ liên quan tới một hành tŕnh du lịch cụ thể. Do tính chất đa dạng và tổng hợp, hoạt động lữ hành thực sự đóng vai tṛ chủ yếu trong hoạt động du lịch.
    Do nhu cầu du lịch không chỉ hạn chế trong phạm vi biên giới của một quốc gia mà có sự giao thông giữa các vùng quốc gia, lănh thổ khác nhau nên hoạt động lữ hành được chia làm hai loại căn cứ theo phạm vi di chuyển của khách du lịch đó là “lữ hành nội địa” và “lữ hành quốc tế”. “Lữ hành quốc tế” là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương tŕnh du lịch vượt qua phạm vi biên giới một quốc gia cho khách du lịch quốc tế hoặc khách nội địa ra nước ngoài.
    Cuộc sống con người vốn không thể tách rời nhu cầu đi lại, tới thăm và khám phá những vùng đất mới, những nền văn hoá và những phong tục tập quán khác trên thế giới nhằm mục đích thoả măn trí ṭ ṃ, ḷng ham hiểu biết, trao đổi buôn bán hay đơn thuần chỉ là vui chơi giải trí. Có cầu tất có cung, tại những địa điểm thu hút nhiều du khách tới thăm, những dịch vụ xuất hiện như lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí nhằm thoả măn tối đa du khách và lưu giữ họ ở lại càng lâu càng tốt.
    Tuy nhiên, hoạt động du lịch có đặc điểm: Du khách thường ở rất xa các địa điểm du lịch, và v́ vậy thiếu những thông tin cần thiết để chuẩn bị, tổ chức và thực hiện chuyến đi du lịch của ḿnh. Đó là những thông tin về cơ sở lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn), về khí hậu, địa lư, sinh thái của địa điểm du lịch, thông tin về phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật của cộng đồng dân cư ở đó. Mặt khác, du khách có thể không có đủ điều kiện để tự thu xếp việc di chuyển đến địa điểm du lịch hoặc không đủ thông tin về các dịch vụ vận tải hành khách. Tất cả những điều này dẫn đến sự có mặt tất yếu và không thể thiếu của hoạt động lữ hành. Chính v́ vậy, hoạt động “kinh doanh lữ hành”ra đời với vai tṛ trung gian đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch.
    Hoạt động du lịch lữ hành được tiến hành theo nhiều cách. ở quy mô nhỏ, công việc đó có thể do một cá nhân tiến hành. Cá nhân này thường là đích thân du khách hoặc trưởng đoàn nếu khách đi du lịch theo đoàn. Cách thức như trên khá phổ biến ở nước ta trong loại h́nh du lịch lữ hành nội địa khi người dân có thói quen tự tổ chức lấy chuyến đi của ḿnh mà không thông qua một tổ chức du lịch lữ hành chuyên nghiệp nào. Những người đứng ra tổ chức những tour du lịch như thế này thường là những người có nhiều quan hệ kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là việc đặt pḥng khách sạn, nhà hàng ăn uống, ví dụ chuyến đi của tập thể giáo viên học sinh các trường học thường do giáo viên hoặc tổ chức công đoàn đứng ra lo liệu. Ưu thế của loại h́nh này là các thành viên trong đoàn có tâm lư tin cậy, tự chủ vào người tổ chức cũng như hành tŕnh du lịch của ḿnh hơn so với tham gia tour bán sẵn.
    Tuy nhiên, khi nhu cầu du lịch phát triển hơn nữa về quy mô cũng như phạm vi địa lư của tour du lịch th́ cách thức trên không thể đáp ứng được. V́ vậy xuất hiện những đơn vị chuyên kinh doanh thu lợi nhuận bằng cách thường xuyên tiến hành các hoạt động “kinh doanh lữ hành”. Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực lữ hành, những đơn vị này có ưu thế hơn hẳn so với kiểu tổ chức tour du lịch nghiệp dư, tự phát như đă nói trên. Nên đảm bảo cung ứng đồng bộ các tour du lịch chất lượng dịch vụ cao hơn, hạn chế được nhiều rủi ro bất ngờ có thể phát sinh trong một hành tŕnh du lịch.
    Ở Việt Nam trong các văn bản quy phạm pháp luật, quản lư nhà nước về du lịch người ta định nghĩa “kinh doanh lữ hành” như sau:
    “Kinh doanh lữ hành” là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương tŕnh du lịch nhằm mục đích sinh lợi.
    Hoạt động lữ hành căn cứ theo phạm vi lănh thổ hoạt động th́ gồm có “lữ hành nội địa” và “lữ hành quốc tế”, chính v́ vậy hoạt động kinh doanh lữ hành c̣n bao gồm cả các hoạt động kinh doanh lữ hành có phạm vi quốc tế, vượt qua biên giới của một quốc gia, vùng lănh thổ. Như vậy:
    “ Kinh doanh lữ hành quốc tế” là việc kinh doanh một phần hoặc trọn gói các chương tŕnh du lịch vượt qua phạm vi biên giới một quốc gia cho khách du lịch quốc tế và nội địa ra nước ngoài du lịch.
    1.1.1.2.Đặc điểm.
    Hoạt động kinh doanh lữ hành về bản chất mang tính môi giới trung gian rơ rệt, chính là cầu nối giữa hai lực lượng cung và cầu trên thị trường du lịch. Cung về du lịch là các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi ăn uống, đi lại .v.v. (tức là bao gồm cả những loại h́nh du lịch khác như lưu trú, vận tải). Cầu về du lịch là những người có nhu cầu đi du lịch. Hoạt động kinh doanh lữ hành kết nối nhu cầu du lịch của khách với những dịch vụ riêng lẻ sẵn có (trong đó có lưu trú và vận tải ) tạo thành một chuyến đi du lịch hoàn chỉnh.
    Đặc tính môi giới của hoạt động kinh doanh lữ hành c̣n được thể hiện rơ hơn nữa thông qua những hoạt động như tư vấn cho khách hàng những thông tin về các hành tŕnh du lịch, những địa điểm du lịch, hay các dịch vụ làm visa, đặt trước vé máy bay, tàu hoả, pḥng khách sạn, nhà hàng. ở đây, các dịch vụ này dường như do chính người hoạt động du lịch lữ hành cung ứng và thực hiện, nhưng thực chất vẫn là hoạt động trung gian. Ví dụ như trong trường hợp dịch vụ làm visa cho du khách, người hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ là môi giới trung gian giữa khách du lịch và cơ quan xuất nhập cảnh.
    Hoạt động kinh doanh lữ hành phân biệt với các h́nh thức kinh doanh du lịch khác như vận tải hành khách, ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí cũng ở điểm này. Trong khi các hoạt động du lịch khác tập trung vào việc thoả măn những nhu cầu của khách du lịch nảy sinh tức thời trong hành tŕnh du lịch th́ kinh doanh lữ hành liên kết các dịch vụ du lịch riêng lẻ nhằm tạo ra một hành tŕnh du lịch hoàn chỉnh.
    1.1.1.3. Nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.
    Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế cũng như bất kỳ h́nh thức kinh doanh nào khác cũng có hai mặt: Sản xuất và Kinh doanh thương mại.
    Khía cạnh “sản xuất“ trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.
    Giống như các ngành kinh tế khác, ngành du lịch, lữ hành cũng có sản phẩm. Tuy nhiên đây là một sản phẩm riêng độc đáo chỉ có ở hoạt động du lịch lữ hành: tour du lịch quốc tế.
    Tour du lịch quốc tế là sự tổng hợp các dịch vụ có sẵn tạo thành một hành tŕnh du lịch hoàn chỉnh nhằm phục vụ nhu cầu du lịch quốc tế của khách hàng. Cần chú ư rằng, hoạt động “sản xuất“ (từ “sản xuất“ ở đây phải đặt trong ngoặc kép) không giống như hoạt động sản xuất b́nh thường sử dụng máy móc thiết bị và sức lao động biến đổi nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm. Kinh doanh lữ hành sử dụng các dịch vụ có sẵn của các hoạt động kinh doanh khác để tạo ra sản phẩm của ḿnh nhưng không sử dụng một cách máy móc mà có sự phân tích tổng hợp dựa trên nhiều yếu tố cung - cầu trên thị trường du lịch để tạo ra được một dịch vụ mới là cả một hành tŕnh du lịch hay tour.
    Hoạt động này cũng mang dáng dấp của một quá tŕnh sản xuất, trải qua các giai đoạn: trước hết là nghiên cứu khảo sát các tuyến du lịch, các điểm du lịch mới hoặc nội dung mới cho các tour đă có. Tiếp theo là tiến hành thiết kế các ư tưởng mới đó trên thực địa và thử nghiệm trên những tập khách hàng cụ thể. Khi việc thử nghiệm hoàn tất và các tour du lịch mới tỏ ra có tính khả thi, tiếp tục tổ chức thực hiện các tour đó trên quy mô lớn hơn và cuối cùng là phân phối, tiêu thụ rộng răi ra thị trường.
    Mặt khác, hoạt động “sản xuất” này cũng mang đặc trưng của hoạt động du lịch lữ hành là tính chất môi giới trung gian. Việc tổ chức thiết kế tour du lịch quốc suy cho cùng cũng vẫn là tạo ra cầu nối liên kết du khách trong nước và quốc tế, những người có nhu cầu đi du lịch, với các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ du lịch riêng lẻ ở các quốc gia khác nhau.
     
Đang tải...