Báo Cáo Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân huyện Sông Lô,tỉnh Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU Cải cách hành chính được xem là vấn đề mang tính toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt của đời sống xã hội.
    Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu ngay từ những năm 1986, cải cách hành chính cùng lúc cũng được thực hiện từng bước thận trọng và thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Những năm gần đây, đặc biệt là tại Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX (4-2001) bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa đã đưa ra một loạt các chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước chỉ đạo kết hợp với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch vững mạnh, thiết lập kỷ cương, chống tham nhũng. Cho đến nay, công cuộc cải cách hành chính đã bước vào giai đoạn thứ hai (2011-2020) tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hoàn thành những mục tiêu mà Chương trình cải cách tổng thể đã đặt ra. Trong đó xác định cải cách thủ tục hành chính là một khâu đột phá, bởi:
    - Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế.
    - Trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách bộ máy .
    - Thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân.Qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn được đội ngũ cán bộ công chức “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu công việc.
    Trong cải cách thủ tục hành chính thì mục tiêu cơ bản là làm sao cho các thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, dễ hiểu, và dễ thực hiện. Chính vì lý do đó nên điều cần thiết hơn cả là phải kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính- đây là việc làm thiết thực để thực hiện cải cách hành chính. Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính được triển khai dựa trên Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính.
    Trên tinh thần hướng dẫn của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP Uỷ ban nhân dân huyện Sông Lô đã quyết định thành lập Tổ kiểm soát thủ tục hành chính theo quyết định số 537/QĐ-Uỷ ban nhân dân. Đây thực sự là một việc còn khá mới mẻ đối với một huyện mới thành lập, song trong hai năm thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Số lượng các thủ tục hành chính ban hành đã có sự thống kê, quản lý chặt chẽ, bước đầu cấp số seri cho các thủ tục phục vụ cho công tác rà soát thủ tục hành chính, trong hầu hết các lĩnh vực đều có kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính trước đó.
    Xuất phát từ thực tiễn đó, em chọn đề tài “Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân huyện Sông Lô,tỉnh Vĩnh Phúc làm đề tài báo cáo thực tập cuối khóa.
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu sâu vấn đề kiểm soát thủ tục hành chính đang được triển khai tại Uỷ ban nhân dân huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh phúc.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Là hoạt động của Tổ kiểm soát thủ tục hành chính và cán bộ Đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân huyện Sông Lô
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình tìm hiểu đề tài này, em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
    - Phương pháp phân tích
    - Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin
    - Phương pháp tổng hợp
    - Phương pháp thống kê
    MỤC LỤC

    PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1.1 Mục đích thực tập. 3
    1.2. Nội dung thực tập. 4
    1.3. Địa điểm và thời gian thực tập. 4
    1.4. Báo cáo quá trình thực tập. 4
    1.5. Những công việc đã làm tại Uỷ ban nhân dân huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc 6
    PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG 7
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHẦN DÂN HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC 8
    1.1 Tổng quan về Uỷ ban nhân dân huyện Sông Lô. 8
    1.1.1. Lịch sử hình thành. 8
    1.1.2. Vị trí địa lý. 8
    1.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội 8
    1.2. Tổ chức bộ máy hành chính. 10
    1.3. Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện. 12
    1.3.1. Cơ cấu tổ chức. 12
    1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ. 12
    1.3.3. Mối quan hệ công tác giữa văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện với các đơn vị có liên quan 14
    CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC 16
    2.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát thủ tục hành chính. 16
    2.1.1. Thủ tục hành chính. 16
    2.1.2. Kiểm soát thủ tục hành chính. 17
    2.1.3. Quy định chung về các bộ thủ tục hành chính cấp huyện. 19
    2.2. Tổ kiểm soát thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân huyện Sông Lô. .19
    2.2.1. Quá trình thành lập. 19
    2.2.2. Vị trí và chức năng. 20
    2.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ kiểm soát thủ tục hành chính. 20


    2.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh phúc. 23
    2.3.1. Kết quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2011. 23
    2.3.2. Kết quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính từ tháng 1 năm 2012 đến tháng năm 2012 29
    2.3. Nhận xét công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân huyện Sông Lô 30
    2.3.1. Ưu điểm 30
    2.3.2. Hạn chế. 32
    2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 33
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÔNG LÔ 35
    3.1. Giải pháp. 35
    3.1.1. Tăng cường hoạt động của Tổ kiểm soát thủ tục hành chính. 35
    3.1.2. Tiếp tục đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính. 36
    3.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 36
    3.1.4. Nâng cao chất lượng cán bộ,công chức. 36
    3.1.5. Hiện đại hóa cơ sở vật chất 37
    3.1.6. Về tài chính. 37
    3.1.7. Tổ chức tốt công tác tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại của nhân dân. 37
    3.1.8. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. 38
    3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân huyện Sông Lô. 38
    PHẦN 3 : KẾT LUẬN 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...