Luận Văn Hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Để phát triển, mỗi quốc gia phải dựa vào các nguồn lực cơ bản: nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn vốn. Trong đó, nguồn nhân lực luôn luôn là nguồn lực cơ bản và chủ yếu nhất cho sự phát triển. Chính vì thế, công tác quản lý nguồn nhân lực là vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước và của mỗi cơ quan, tổ chức.
    Trong quản lý nguồn nhân lực, công tác kế hoạch hóa có thể coi là khâu đầu tiên quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của quản lý nguồn nhân lực. Hoạt động này giống “như là việc xây dựng một cái cầu để cho tổ chức nối hiện tại đến tương lai”. Do đó, kế hoạch hóa nguồn nhân lực tổ chức là yêu cầu tất yếu khách quan đối với mọi cơ quan, tổ chức.
    Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê là một cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Quá trình hình thành và phát triển của Ủy ban mang đậm dấu ấn kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của Huyện. Với nhiều lần thay đổi về tổ chức, bộ máy, yêu cầu nhiệm vụ, công tác quản lý nguồn nhân lực của Ủy ban cũng có những thay đổi và phát triển nhất định. Trong bối cảnh hiện nay, khi vấn đề phát huy nguồn nội lực quan trọng nhất của Huyện – nguồn nhân lực đang được đặt lên hàng đầu thì công tác quản lý nguồn nhân lực nói chung và hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực nói riêng càng phải được quan tâm hơn bao giờ hết.
    Chính vì lý do đó, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ” với mong muốn nắm rõ hơn công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê nói riêng và trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, gắn lý luận với thực tiễn, và quan trọng hơn là đưa ra được một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê trong thời kỳ hội nhập.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được một số mục đích thiết thực sau:


    Hệ thống hóa lý thuyết về hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực trong tổ chức;
    Phân tích và đánh giá một cách khoa học về thực trạng hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê để thấy rõ những ưu, nhược điểm trong công tác này của Huyện, từ đó chỉ ra những vấn đề cần giải quyết trong hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê;
    Đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nội dung hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê.
    - Phạm vi nghiên cứu: Với những điều kiện và thời gian hạn chế, khóa luận chỉ tập trung vào nghiên cứu về hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực đối với đội ngũ cán bộ, công chức thuộc các phòng ban trong khối quản lý nhà nước tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê, không xem xét hoạt động kế hoạch hóa đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối sự nghiệp, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê.



    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đông thời, trong khóa luận còn sử dụng các phương pháp kỹ thuật sau:
    - Phương pháp điều tra, phân tích thống kê.
    - Phương pháp tổng hợp.
    - Phương pháp phỏng vấn.
    5. Kết cấu của khóa luận
    Kết cấu của khóa luận được chia làm 3 phần:
    Phần mở đầu
    Phần nội dung: Phần này gồm 3 chương, cụ thể là:
    Chương 1. Lý luận chung về hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước.
    Chương 2. Thực trạng hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực của Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê.
    Chương 3. Một số kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê
    Phần kết luận
    Ngoài ra, cuối khóa luận còn có phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.


    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 3
    CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH HÓA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 6
    1.1. Các khái niệm 6
    1.1.1. Khái niệm kế hoạch hóa. 6
    1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực của tổ chức. 6
    1.1.3. Khái niệm kế hoạch hóa nguồn nhân lực tổ chức. 7
    1.2. Vai trò của hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực của tổ chức. 8
    1.3. Quy trình kế hoạch hóa nguồn nhân lực tổ chức. 10
    1.3.1. Phân tích thực trạng tình hình nhân lực của tổ chức. 11
    1.3.2. Dự báo nhu cầu nhân lực của tổ chức. 13
    1.3.3. Xây dựng các chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của tổ chức 15
    1.4. Những đặc trưng của công tác kế hoạch hóa trong các cơ quan hành chính nhà nước. 16
    CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH HÓA NGUỒN NHÂN LỰC CỦA UBND 19
    HUYỆN CẨM KHÊ 19
    2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước. 19
    2.2. Khái quát về nguồn nhân lực của UBND huyện Cẩm Khê. 20
    2.2.1. Về số lượng. 23
    2.2.2. Về chất lượng. 24
    2.3. Khảo sát thực trạng hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại UBND huyện Cẩm Khê. 27
    2.3.1. Mô tả hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê. 28
    2.3.1.1.Thống kê nhân sự. 31
    2.3.1.2. Xác định số lượng biên chế công chức, lập kế hoạch biên chế công chức trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 40
    2.3.1.3 Xác định vị trí việc làm và định mức biên chế. 41
    2.3.1.4. Tổ chức công tác quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. 41
    2.3.2. Phân tích, đánh giá hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê. 44
    CHƯƠNG 3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH HÓA NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM KHÊ 52
    3.1. Hoàn thiện hơn nữa quy trình kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban 52
    3.2. Hoàn thiện công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong quy trình kế hoạch hóa nguồn nhân lực của Ủy ban. 54
    3.3. Hoàn thiện công tác phân tích công việc và đánh giá thực thi công việc 55
    3.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực. 56
    3.5. Gắn hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực với kế hoạch hóa phát triển tổ chức 58
    3.6. Có cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ủy ban 60
    KẾT LUẬN 62
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...