Tài liệu Hoạt động hợp tác pháp luật với nước ngoài liên quan đến việc đảm bảo quyền công dân dưới góc độ luậ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Các dự án hợp tác liên quan đến lĩnh vực bảo đảm quyền công dân thông qua cơ chế khiếu kiện hành chính
    1.1. Theo “Báo cáo đánh giá về sự phát
    triển của hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010” của Chính phủ, cho đến nay có khoảng 30 cơ quan Việt Nam có sự hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật. Các đối tác nước ngoài rất đa dạng, bao gồm các chính phủ nước ngoài như: Pháp, Thuỵ Điển, Đức, N hật Bản, Đan Mạch, Phần Lan, Canada và Hàn Quốc, các tổ chức liên chính phủ như tổ chức UN, EU, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) như viện KAS, FES và các tổ chức tài chính khu vực và quốc tế như tổ chức WB, IMF, ADB. Các hoạt động hợp tác quốc tế đã có nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, phạm vi bài viết tập trung đề cập một số dự án hợp tác pháp luật với nước ngoài (N hật Bản, Đức) liên quan đến việc bảo đảm quyền công dân thông qua hoạt động khiếu kiện hành chính.
    Tổ chức JICA (N hật Bản) bắt đầu tiến hành hoạt động hợp tác pháp luật đối với Việt Nam đầu những năm 1990 và phát triển nhảy vọt từ năm 1996 thông qua việc kí kết Hiệp định trợ giúp pháp lí giữa JICA và Việt Nam. JICA đã chủ động giúp đỡ Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh





    vực dân sự và thương mại, như Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật thi hành án dân sự, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng tài thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế . Sự thành công của những trợ giúp trong thời gian qua tạo được niềm tin và thu hút sự quan tâm của đối tác Việt Nam đối với một vài lĩnh vực mới của luật hành chính nhằm đảm bảo hữu hiệu hơn quyền cơ bản của công dân, như việc xây dựng dự án Luật bồi thường nhà nước, Luật thủ tục hành chính, Luật tiếp cận thông tin . N hật Bản, thông qua tổ chức JICA, nên tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong việc ban hành Luật tố tụng hành chính trên cơ sở những kinh nghiệm sửa đổi Luật kiện tụng hành chính N hật Bản năm 2005 nhằm đảm bảo quyền khiếu kiện của công dân được đặt trong cơ chế giải quyết hữu hiệu, gắn với các yêu cầu của nhà nước pháp quyền. Trong lĩnh vực xây dựng thể chế và thực hiện pháp luật, Tổ chức JICA đã giúp đỡ Toà án nhân dân tối cao chuẩn hóa và xuất bản các bản án giám đốc thẩm và giới thiệu hình thức án lệ. Tuy nhiên, việc xuất bản và công bố rộng rãi các bản án hành chính vẫn còn hạn chế.
    Viện FES (Đức) có mối quan hệ hợp tác sớm nhất với Chính phủ Việt Nam từ năm



    1989 qua việc xây dựng các dự án luật liên quan đến an sinh xã hội, lao động bảo hiểm, tài phán hành chính. Nhiều cuộc hội thảo về tài phán hành chính đã được tổ chức, một vài chuyên gia Việt Nam đã được cử đi học về lí luận luật hành chính và mô hình toà án hành chính của Đức. Tuy nhiên, dự án này đã kết thúc vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước. Việt Nam cũng hợp tác với viện KAS, Bộ tư pháp bang Bắc sông Ranh, tổ chức GTZ từ những năm 1994 trong các lĩnh vực như: dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, tuy nhiên không có lĩnh vực tài phán hành chính. Gần đây, trường Đại học Luật Hà Nội đã kết hợp với Viện FES tổ chức thành công hội thảo luật tố tụng hành chính nước CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức (tháng 10 năm 2010), đánh dấu sự quan tâm trở lại đối với lĩnh vực này của phía đối tác Đức, thúc đẩy hơn nữa hoạt động hợp tác pháp luật giữa hai nư ớc trong lĩnh vực luật công nói chung và luật hành chính nói riêng.
    1.2. Sự ít quan tâm của các dự án liên
    quan đến luật hành chính cũng như việc giải quyết kiện tụng hành chính vì những lí do sau:
    Một là theo học giả Thuỵ Điển Bertil Wennergen, luật hành chính trong đó mảng về bảo vệ quyền công dân trước sự xâm phạm của công quyền được xem như là một định chế pháp lí (legal discipline) thường bị sao nhãng. Luật hành chính của mỗi quốc gia thường không được xây dựng một cách chặt chẽ, mang tính hệ thống và việc phát triển bằng cách này hay cách khác thường

    theo một cách thức không thống nhất.(1)
    Hai là kiện tụng hành chính được xem là nội dung mới phát triển của luật hành chính đương đại trên thế giới từ cuối thế kỉ XX. Chắc chắn rằng các dự án liên quan đến lĩnh vực này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và đáp ứng các điều kiện hiện tại của các nước nhận sự trợ giúp. Việt Nam, về mặt lịch sử, là quốc gia có luật hành chính phát triển phức tạp. N hững thay đổi của Việt Nam từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước cùng với sự thúc đẩy các hoạt động hợp tác pháp luật quốc tế đã đem lại sự phát triển đáng kể trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, trong lĩnh vực luật hành chính, vẫn chưa thu hút được nhiều dự án vì một vài lí do như sự hạn chế của thủ tục hành chính, sự hạn chế của văn bản pháp luật làm cơ sở cho hoạt động hợp tác, sự không hoàn thiện lí luận về tài phán hành chính, sự hạn chế của đội ngũ cán bộ và sự lưỡng lự của các đối tác nước ngoài.
    Ba là kiện tụng hành chính không chỉ liên quan đến những vấn đề về luật thủ tục, mà còn liên quan đến những luật nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể. N hiều lĩnh vực cũng đang còn có nhiều tranh cãi như quản lí đất đai, xây dựng đô thị, giao thông, kinh doanh đường phố Lĩnh vực kiện tụng hành chính thường gắn bó chặt chẽ với luật và chính sách trong nước, đặc biệt gắn liền với cơ chế quyền lực và các vấn đề nhạy cảm khác. Một vài đối tác nước ngoài vẫn chưa mạnh dạn thúc đẩy các hoạt động hợp tác pháp luật trong lĩnh vực này.
    Tuy nhiên, nhu cầu hội nhập quốc tế gần
    đây chỉ ra rằng một quốc gia không thể phát



    triển nếu tách biệt với các nước khác. Bên cạnh đó, khi số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam ngày càng tăng, Việt Nam cần phải phát triển mảng pháp luật liên quan đến kiện tụng hành chính nhằm đảm bảo quyền cơ bản của công dân và tổ chức, bao gồm cả đối tác nước ngoài phù hợp với các điều ước và thông lệ quốc tế.
    2. Kiến nghị nhằm thúc đẩy các dự án
    liên quan đến lĩnh vực khiếu kiện hành chính, bảo vệ quyền công dân
    Hoạt động hợp tác pháp luật với nước ngoài ở Việt Nam rất đa dạng và nên được phát triển trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết tác giả tập trung đưa ra những kiến nghị đối với các dự án liên quan đến lĩnh vực kiện tụng hành chính, hướng tới các đối tác là Nhật Bản và Đức.
    a. Hỗ trợ hoàn thiện khung pháp lí
    Hiện nay, các luật của Việt Nam liên quan đến chế định khắc phục hành chính (administrative remedy) vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện như Luật tố tụng hành chính, Luật bồi thường nhà nước, Luật khiếu nại hành chính, Luật thủ tục hành chính.(2) Các luật trên vẫn cần được tiếp tục hoàn thiện trong tương lai nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong hoạt động quản lí, cũng như bảo vệ hữu hiệu các quyền cơ bản của công dân không bị xâm phạm bởi các tổ chức và cá nhân công quyền. Các cán bộ có thẩm quyền nên thay đổi nhận thức liên quan đến lĩnh vực luật công, cần tách biệt các vấn đề chính trị và pháp luật để việc hợp tác được tiến hành thuận lợi. Như vậy, việc hoàn thiện khung pháp lí liên quan đến



    lĩnh vực kiện tụng hành chính, bảo vệ quyền công dân được xem là nhân tố quan trọng, trực tiếp tác động đến quá trình nhanh hay chậm của việc du nhập N hà nước pháp quyền vào Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...