Luận Văn Hoạt động giúp đỡ về mặt quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào( giai đoạn 1954-1975)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.Phần mở đầu.
    1.Lý do chọn đề tài.
    1.1.Về mặt khoa học.

    Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng ca ngợi:
    “Việt –Lào hai nước chúng ta
    Tình sâu hơn nươc Hồng Hà,Cửu Long”
    Có thể nói, chưa bao giờ và chưa ở nơi đâu mối quan hệ giữa hai dân tộc lại son sắt thủy chung đặc biệt như quan hệ Viêt Nam-Lào. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân hai dân tộc đã sát cánh cùng nhau,dựa vào nhau xây dựng và phát triển kinh tế, chống các thế lực ngoại xâm. Đặc biệt trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, mối tình hữu nghị ấy lại càng được thắt chặt vì một mục tiêu chung : Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hiện nay mối quan hệ ấy được phát huy và ngày càng phát triển tốt đẹp.
    Sự giúp đỡ của nhân dân Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ là một minh chứng sinh động cho tình nghĩa keo sơn, “môi hở răng lạnh” của hai dân tộc Việt –Lào. Nó kế tục truyền thống từ xưa của nhân dân các bộ tộc hai bên biên giới,trực tiếp là trong kháng chiến chống Pháp, sự giúp đỡ của Nghệ An góp công cùng cả nước đã tạo điều kiện cho bạn có những thắng lợi nhất định trong giai đoạn này.Đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước các hoạt động giúp đỡ của Nghệ An lại càng được tăng cường, trong đó phải kể đến tầm quan trọng của các hoạt động giúp đỡ về mặt quân sự. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách thấu đáo, xứng với tầm vóc của nó.
    Hơn nữa, năm 2009 là tròn kỷ niệm 50 năm thành lập quân tình nguyện Việt Lào. Những chiến sỹ tình nguyện của Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng đã ngã xuống khắp chiến trường Lào trong hai cuộc kháng chiến. Là một người con trên quê hương Nghệ An, tôi muốn tìm hiểu một phần hoạt động của các chiến sỹ tình nguyện Nghệ An, đóng góp của họ đối với cách mạng bạn.
    Do đó về mặt khoa học chúng tôi chọn đề tài “Sự giúp đỡ về quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975 ) nhằm làm sáng rõ, bổ sung, làm phong phú thêm mối quan hệ Việt –Lào nói chung, đóng góp của quân dân Nghệ An nói riêng đối với cách mạng bạn.
    1.2 Về mặt thực tiễn
    ã Đề tài góp phần xây dựng cuốn “ Lịch sử Nghệ An”.
    ã Là tài liệu học tập cho sinh viên, tài liệu thm khảo cho các giáo viên khi tìm hiểu về lịch sử Nghệ An, mối quan hệ Việt – Lào.
    2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Đề tài đã được đề cập đến trong một số công trình lịch sử sau đây:
    Trước hết trong cuốn “Nghệ An – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đã đề cập đến một số hoạt dộng cơ bản của quân dân Nghệ An làm nhiệm vụ quốc tế với Lào trong tổng thể lịch sử kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Nghệ An.
    Cuốn “Quân khu IV- Lịch sử kháng chiến cứu nước” cũng điểm qua những hoạt động giúp đỡ của quân dân quân khu IV đối với cách mạng Lào.
    Một số tác phẩm có liên quan như : “ Quan hệ Việt –Lào trong giai đoạn 1954-1975” của Tiến sỹ Lê Đình Chỉnh, hay “ Sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân Nghệ An –Xiêng Khoảng trong kháng chiến chống Mỹ” của Trương Thị Thu Hằng (Đại học Vinh)
    Tuy nhiên về cơ bản các tài liệu mới chỉ đề cập sơ lược hoặc trên bình diện tổng thể mà chưa đi sâu vào khai thác các hoạt động giúp đỡ của quân dân Nghệ An trên lĩnh vực quân sự đối với cách mạng Lào cũng như vị trí , ý nghĩa, đặc điểm của các hoạt động ấy.
    Kế thừa các thành tựu của các nhà Sử học,các nhà nghiên cứu, về vấn đề sự giúp đỡ của Nghệ An đối với cách mạng Lào, tác giả từ góc độ sử học tiếp tục trình bày một cách cụ thể hơn, vạch ra vị trí và ý nghĩa cũng như đặc điểm của hoạt động giúp đỡ của Nghệ An về mặt quân sự đối với cách mạng Lào.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    ã Trình bày các nhân tố thúc đẩy sự giúp đỡ của Nghệ An đối với cách mạng Lào .
    ã Trình bày cụ thể các hoạt động giúp đõ về mặt quân sự của Nghệ an đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
    ã Rút ra vị trí ý nghĩa ,đặc điểm của những hoạt động giúp đỡ ấy.
    4.Giới hạn và phương pháp nghiên cứu
    4.1 Giới hạn
    Đề tài nghiên cứu trong phạm vi sự giúp đỡ trên lĩnh vực quân sự của quân dân Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Trong chừng mực nào đó đề tài đi sâu vào những hoạt động của lực lượng vũ trang Nghệ An ở khu vục Mường Mộc –Xiêng Khoảng vì đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của lực lượng vũ trang Nghệ An.
    4.2 Phương pháp
    Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong quá trình nghiên cứu.
    5.Bố cục
    Ngoài phần mở đầu, kết luận , tài liệu tham khảo đề tài chia làm ba chương:
    Chương 1:Khái quát sự giúp đỡ của Nghệ An đối với cách mạng Lào trước 1954.
    Chương 2: Hoạt động giúp đỡ về mặt quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào( giai đoạn 1954-1975)
    Chương 3: Vị trí, ý nghĩa và đăc điểm của các hoạt động giúp đỡ trên lĩnh vực quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào.



    Tài liệu tham khảo.
    1. Ban chỉ huy quân sự huyện Kì Sơn, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Kì Sơn (1961 – 2009), (Bản thảo lần thứ nhất), NXB Quân đội nhân dân, 2009.
    2. Bộ quốc phòng - Viện lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử các đoàn 335, 766, 866 quân tình nguyện và 463, 565 chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1954 – 1975), NXB Quân đội nhân dân, 2006.
    3. Lê Đình Chỉnh, Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào trong giai đoạn 1954 – 2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
    4. Lê Đình Chỉnh, Quan hệ Việt – Lào trong giai đoạn 1954 – 1975, Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2000.
    5. Đảng uỷ Bộ tham mưu quân khu IV, Lịch sử Bộ tham mưu Quân khu IV (1945 – 1975), NXB Quân đội nhân dân,1995.
    6. Đoàn Minh Điền, Sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân Quân khu IV Việt Nam với quân và dân Trung Lào trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Đại học Vinh, 2004.
    7. Trịnh Thị Ngọc Diệp, Hoàng thân Xuphanuvông với cách mạng Lào (1945 – 1975), Đại học Vinh, 2005.
    8. Trương Thị Thu Hằng, Sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân Nghệ An – Xiêng Khoảng trong kháng chiến chống Mỹ, Đại học Vinh, 2006.
    9. Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Kì Sơn, Đặc trưng văn hoá và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kì Sơn Nghệ An, NXB Chính trị Quốc gia, 5/1995.
    10. Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào (1945 – 1954), Bộ quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, 2002.
    11. Nghệ An - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954), Thường vụ tỉnh uỷ - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, 1997.
    12. Nghệ An - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Thường vụ tỉnh uỷ - Đảng uỷ - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, 1995.
    13. Những trận đánh của lực lượng vũ trang Quân khu IV (1945 – 1975), Tập XIII, Bộ tư lệnh Quân khu IV, NXB Quân đội nhân dân, 2005.
    14. Lương Ninh (chủ biên), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, Tập II, Lịch sử Lào, Trường Đại học sư phạm Hà Nội I, Hà Nội, 1991.
    15. Vũ Dương Ninh (chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
    16. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2000.
    17. Quân đội nhân dân Việt Nam - Đảng uỷ - Bộ tư lệnh Quân khu IV, Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu IV, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.
    18. Quân khu IV - L ịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990.
    19. Quân khu IV - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), NXB Quân đội nhân dân, H à Nội, 1994.
    20. Trần Vũ Tài, Văn Ngọc Thành, Những đóng góp của Quân khu IV (Việt Nam) với chiến trường Lào trong kháng chiến chống M ỹ cứu nước (1954 – 1975) (trích trong tập “Việt Nam những chặng đường lịch sử 1954 – 1975; 1975 – 2000), NXB Giáo dục, 2005.
    21. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ chính trị, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
    22. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học, Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ chính trị , NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996.
    23. Ninh Viết Giao (chủ biên), Nghệ An - Lịch sử và văn hoá, Hội nghị văn Nghệ dân gian Nghệ An, NXB Nghệ An.
    24. Nguyễn Thị Hồng Vui, Quan hệ hợp tác Nghệ An ( Cộng hoà XHCN Việt Nam) - Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay ( Cộng hoà DCND Lào) trong việc giải quyết vấn đề biên giới, Đại học Vinh, 2005.
    25. Quan hệ Việt – Lào, Lào – Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
    26. Một số website ( bổ sung sau).
     
Đang tải...