Báo Cáo Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế khu vực và thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ và sâu sắc hơn. Bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá đang trở thành một xu thế chung của nhân loại. Hội nhập kinh tế thế giới không chỉ tác động đến nền kinh tế của mỗi quốc gia mà còn tác động một cách sâu sắc đến từng cá nhân, từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, nhất là trong tình hình hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì ngoại thương sẽ có nhiều điều kiện để phát triển. Thực tế cũng cho thấy chưa bao giờ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) lại diễn ra sôi động như hiện nay.
    Giao nhận hàng hóa quốc tế là một khâu trong quá trình hoạt động XNK nhờ có nó hoạt động XNK mới được tiến hành một cách trôi chảy, hàng hoá được lưu thông, mang lại nguồn thu ngoại tệ và góp phần làm cho kinh tế đất nước phát triển cân đối, hơn nữa giao lưu buôn bán giúp chúng ta có thể tìm hiểu và mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia cả về chính trị, văn hóa, xã hội, luật pháp. Vì vậy, có thể khẳng định giao nhận hàng hóa XNK có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
    Cùng với đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành giao nhận cũng đang trên bước đường hội nhập với ngành giao nhận thế giới. Tại Việt Nam các công ty giao nhận hàng đầu thế giới đã có mặt và cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu. Theo từng bước của tiến trình hội nhập, các hàng rào bảo hộ dần dần được dỡ bỏ, thị trường giao nhận vận tải ngoại thương vốn đó cạnh tranh gay gắt sẽ ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn, cho đến nay Việt Nam có khoảng hơn 600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tiêu biểu như sự có mặt của các công ty: Vinatrans, Vietfracht, Viconship, Gemadept điều đó cho thấy mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Đây cũng được coi là lĩnh vực tương đối mới mẻ bởi vì ngành này mới chỉ có mặt ở nước ta khoảng trên 10 năm nay trong khi đó nó đã xuất hiện từ rất sớm trên thế giới. Hơn nữa hoạt động giao nhận là một công việc rất phức tạp, nó liên quan đến các yếu tố nước ngoài do các quốc gia khác nhau thì có hệ thống luật pháp, ngôn ngữ, văn hóa khác nhau bên cạnh đó cũng có các thông lệ quốc tế điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế (TMQT). Do vậy để tồn tại và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường thì các doanh nghiệp này cần xác định một hướng đi đúng đắn, đồng thời nắm vững các điều kiện TMQT, bên cạnh đó cần tìm ra những yếu điểm và những giải pháp thực sự hiệu quả cho hoạt động của mình. Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long là một công ty ra đời năm 1996 hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế của công ty là một yêu cầu cấp bách về phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
    Được sự giới thiệu của trường Đại học Ngoại thương và được sự cho phép của công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long tôi đã được thực tập tại trụ sở chính của công ty tại lô E4A- KCN Bắc Thăng Long- Đông Anh - Hà Nội. Trong thời gian thực tập tại phòng Giao nhận và đại lý quốc tế (FFIA) tôi đã có cơ hội được tìm hiểu về lĩnh vực giao nhận hàng hóa nói chung cũng như tình hình giao nhận hàng hóa nói riêng tại công ty qua đó tôi đó thấy rõ vai trò của hoạt động giao nhận và sự cần thiết của việc đẩy mạnh hoạt động giao nhận tại công ty. Tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long” để nghiên cứu trong báo cáo thực tập của mình.


    KẾT LUẬN
    Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh XNK diễn ra mạnh mẽ, sôi động trên thị trường. Với vai trò là chiếc cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động XNK ngày càng phát triển hơn nữa thì giao nhận hàng hóa quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng:
    Đối với nền kinh tế quốc dân: giao nhận hàng hóa quốc tế đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á- TBD. Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước.
    Đối với doanh nghiệp: giao nhận hàng hóa quốc tế đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra một cách có hiệu quả. Giao nhận hàng hóa quốc tế có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ Bên cạnh đó nó còn giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Trong 14 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành, công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long đã trải qua nhiều khó khăn, nhưng với những nỗ lực của mình đơn vị đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, song hoạt động của công ty vẫn tồn tại những mặt hạn chế. Trong báo cáo “Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long” tôi đó phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty đồng thời cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế tại công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long, qua đó đóng góp phần nào cho việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của công ty trong lĩnh vực giao nhận vận tải nói riêng và đưa ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vực tiếp vận nói chung.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Danh mục giỏo trỡnh và sỏch tham khảo:
    1) Duy Hữu Hạnh (2002), Vận tải giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng húa, NXB Thống kờ, Hà Nội.
    2) Phạm Mạnh Hiền (2002), Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế Khoa QTKD XNK , NXB Thống Kờ, Hà Nội
    3) Vừ ThanhThu (2003), Hướng dẫn thực hành kinh doanh XNK tạiViệt Nam, NXB Giỏo Dục, Hà Nội.
    4) Đinh Ngọc Viện (2002), Giao nhận vận tải hàng húa quốc tế NXB giao thụng vận tải, Hà Nội
    5) Vũ hữu Tửu (2002), Giỏo trỡnh kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
    Tài liệu cụng ty:
    1) Cụng ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long (2006-2009), Báo cáo tổng kết hoạt động cuối năm phũng FFIA .
    2) Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long (2000), Hệ thống quản lý chất lượng của công ty
    Tài liệu internet:
    1) Trang web: www.Dragonlogistics.com.vn
    2) Đỗ Xuân Quang, Logicstics tại Việt Nam: Thực trạng cơ hội và thách thức. http://www.vcci.com.vn/thongtin_kinhte/tintonghop/Multilingual_News.2007-04-06.3214/chitiet
    3) VnEconomy, Nguy cơ “thua trận”của doanh nghiệp logicstics nội, http://72.14.235.104/search?q=cache:e0i1nWF61P8J:moi.gov.vn/News/Detail
    4) Hồng Thoan, Ngành Logicstics và nguy cơ mất thị phần nội địa, http://72.14.235.104/search?q=cache:f6YM1UY4rNUJ:www.vneconomy
    5) Thỳy Hải, Ngành công nghiệp logicstics trước những cơ hội lớn
    http://72.14.235.104/search?q=cache:nFZ-
    6) Hoàng Lâm Cường, Phỏt triển logicstics nhằm nõng cao sức cạnh tranh của cỏc cụng ty giao nhận Việt Nam trong tiến trỡnh hội nhập quốc tế, http://www.ueh.edu.vn/tcptkt/ptkt2005/thang09-05/hoanglamcuong.htm
    7) Visaba Time, Một số kiến nghị của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam về quản lớ dịch vụ giao nhận vận tải hàng húa xuất nhập khẩu, http://www.smenet.com.vn/TiengViet/ThongTinKinhTe/TinSMEnetDetail.asp?id=6124
    Danh mục từ viết tắt
    1) Xuất nhập khẩu - XNK
    2) Người giao nhận - NGN
    3) Cỏn bộ cụng nhõn viờn - CBCNV
    4) Khu Cụng nghiệp - KCN
    5) Thương mại quốc tế - TMQT
    6) Trỏch nhiệm hữu hạn – TNHH
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...